Hoạt động của Hội

Một phần của tài liệu hoạt động của người việt nam yêu nước tại pháp (1912 – 1925) (Trang 50 - 57)

TRONG TỔ CHỨC “HỘI ĐỒNG BÀO THÂN ÁI”

2.2. Nội dung hoạt động của Hội

2.2.2. Hoạt động của Hội

Trong một bức thư gửi cho một quan chức ở Bộ Thuộc địa Salles đã đưa ra một số nhận định rất đáng chú ý về Hội Đồng bào thân áinhư sau: “Học vấn cao và đúng hướng sẽ nảy sinh tư tưởng cách mạng”, đó là chủ trưởng của Hội Đồng Bào” hoặc “Chủ trương mới này mang tính lâu dài hơn nhưng còn khôn khéo hơn nhiều, có thể tóm tắt như sau: nấp dưới luật pháp của Pháp để chống chính sách của Pháp ở Đông Dương” [26, tr. 156-157]. Những nhận định trên mặc dù chưa hoàn toàn đầy đủ về chủ trương, mục đích hoạt động của Hội nhưng rõ ràng nó đã phần nào lột tả được bản chất ẩn sau tên gọi của Hội Đồng bào thân ái. Hoạt động của Hội không biểu hiện thành những hành động chống lại chính quyền thực dân mà là những hoạt động mang tính tương trợ là chính. Tuy nhiên, thành công của Hội là đã đặt nền móng cho khối đoàn kết của những người Việt Nam yêu nước đang sinh sống tại Pháp trong thời gian Hội tồn tại cũng như làm tiền đề cho các tổ chức ra đời sau nó.

Hoạt động của Hội Đồng bào thân ái có lẽ không vượt ra ngoài phạm vi những mục đích được nêu trong phát biểu của Phan Châu Trinh tại buổi lễ ra mắt. Theo đó, Hội trước hết chú ý đến số du học sinh người Việt đang theo học tại các trường của Pháp. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp có ý định thông qua số du học sinh này sẽ đào tạo một đội ngũ những người thừa hành công việc của chính quyền thuộc địa ở Đông Dương thì sự quan tâm của Hội là hết sức cần thiết. Mục đích của thực dân Pháp là sẽ nhồi nhét vào đầu những người

trẻ tuổi này những giá trị của Pháp và ràng buộc họ vào sự trung thành tuyệt đối để phục vụ cho lợi ích của nước Pháp. Chính vì thế, những gì ảnh hưởng đến quá trình trên sẽ bị chính quyền thực dân gạt bỏ. Một trong những rào cản lớn nhất là tinh thần dân tộc và ý thức của các du học sinh này về thân phận của một dân tộc nô lệ sẽ khiến họ trở nên khó bảo hơn.

Nếu làm cho họ nhanh chóng quên đi những giá trị của tinh thần dân tộc sẽ giúp cho thành công của quá trình Pháp hóa càng cao hơn. Sự ra đời của Hội Đồng bào thân ái ngay tại Paris quả thực là một thách thức cho quá trình nói trên của thực dân Pháp.

Hội Đồng bào thân ái ý thức được tầm quan trọng trong việc tập hợp và khơi dậy tinh thần dân tộc trong đám đông học sinh người Việt tại Pháp. Bản thân Phan Châu Trinh trong thời gian đầu mới sang Pháp ông đã có nhiều cuộc tiếp xúc và trò chuyện với lớp du học sinh tìm đến với mình. Những cuộc gặp gỡ đó là dịp để ông có điều kiện “nhắc nhở”

các bạn trẻ về tinh thần dân tộc nơi đất khách quê người. Điều làm thực dân Pháp lo ngại là những du học sinh mà chúng đài thọ lại nghe rất say sưa những gì Phan Châu Trinh trình bày, dù ông nói rất ngẫu hứng. Chính vì thế, chúng đã kiên quyết phản đối việc để Phan Châu Trinh ở gần với nhóm du học sinh đang theo học tại Paris.

Từ khi Hội Đồng bào thân ái thành lập, người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã có một tổ chức sinh hoạt theo đúng nghĩa của nó. Mặc dù ban đầu, số hội viên của tổ chức này chưa nhiều nhưng đã gồm các tầng lớp người Việt tại Pháp và số học sinh, sinh viên tham gia vào hội cũng khá đông. Do đó, Hội cũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với những đối tượng này. Đối với các hội viên là học sinh, sinh viên người Việt đang theo học tại các trường của Pháp, Hội sẽ đóng vai trò như là người thay mặt cho cha mẹ họ để động viên, hướng dẫn họ hoàn thành tốt chương trình học của mình theo cách có lợi nhất cho đất nước. Trong trường hợp các sinh viên này không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, Hội sẽ là người đứng ra lo lắng chăm sóc cho họ để có thể vượt qua những rủi ro ấy.

Điều cốt lõi là Hội kêu gọi tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa những người Việt với nhau và phải thương yêu nhau như ruột thịt. “Phải tỏ cho người Pháp thấy chúng ta có lòng yêu nước” [26, tr. 135]. Mặc dù chưa có một thống kê cụ thể nào về việc Hội đã quy tập được bao nhiêu du học sinh người Việt tại Pháp và những hoạt động cụ thể của du học sinh trong hoạt động của Hội, nhưng có lẽ ảnh hưởng của Hội đến tâm tư tình cảm của những du học sinh này là không nhỏ. Trong thành phần lãnh đạo của Hội, chức vụ thư kí đã được ưu ái dành cho những du học sinh tại Pháp lần lượt là Nguyễn Như Chuyên và Bùi Kỷ

đảm nhận phần nào thể hiện niềm tin của lãnh đạo Hội về thế hệ người Việt trẻ tuổi tại Pháp.

Bên cạnh việc quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất của những du học sinh người Việt tại Pháp, Hội còn chú trọng đến quá trình học tập của họ. Đây cũng chính là một trong những chủ trương quan trọng trong quá trình hoạt động của Hội: Tương trợ và học hỏi. Thực dân Pháp đánh giá về mục đích hướng vào học vấn của Hội Đồng bào thân ái là một mối nguy cho chính sách cai trị của chúng ở thuộc địa. Trong mật báo của Salles về Hội ngày 13/11/1912 y đã nêu và phân tích rõ tác dụng của một nền học vấn cao và đúng hướng. Sau khi dẫn ra một đoạn trong bức thư của một du học sinh có đoạn “Tôi… chỉ bái phục lẽ phải vì nếu học vấn cao và đúng hướng tạo ra cuộc chiến của tư tưởng cách mạng thì nó cũng chính là mầm mống của văn minh hiện đại”, Salles đã kết luận: “Học vấn cao và đúng hướng sẽ nảy sinh tư tưởng cách mạng”, đó là chủ trương của Hội Đồng Bào” [26, tr.

156].

Salles đã tiếp tục dẫn ra các chứng cớ khác để chứng minh tính nguy hiểm của việc các thanh niên Việt Nam được trang bị một nền học vấn cao và đầy đủ sẽ là nguy cơ cho nền thống trị của Pháp. Y đã nói một cách khá chắc chắn về việc “có những người Bắc kỳ đã phát hiện là có những môn học phương Tây như triết học, văn học Pháp thế kỉ 18, luật học, dễ dàng đưa thanh niên của họ đến ý nguyện tha thiết thay đổi trật tự sẵn có” [26, tr.

156]. Điều chúng ta cần lưu ý là chính trong mật báo này Salles đã cung cấp một chứng cứ cụ thể về hoạt động của Hội Đồng bào thân áiliên quan đến vấn đề giáo dục cho người bản xứ. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, Hội luôn đấu tranh để chống lại việc Pháp hóa những đầu óc non trẻ của du học sinh Việt Nam tại Pháp. Muốn đạt được mục đích, Hội đã đấu tranh để buộc giới cầm quyền thực dân phải thay đổi hình thức đào tạo cho những du học sinh người bản xứ tại chính quốc. Mật báo của Salles đã góp phần chứng thực cho việc này khi ở phần cuối của báo cáo y đã nêu: “Hội Đồng Bào đã chống đối cách truyền dạy kiến thức phương Tây tại Pháp cũng như ở Đông Dương, ở Ủy ban Paul Bert cũng như ở Hà Nội… họ luôn nói lên nguyện vọng tha thiết muốn đưa học vấn lên bậc tú tài…” [26, tr.

156].

Thực dân Pháp ở chính quốc luôn chỉ muốn duy trì nền học vấn của các du học sinh bản xứ ở mức thấp nhất, chúng nhận thức rõ sức mạnh của tri thức sẽ thay đổi tất cả như sau

này Bác Hồ đã nhận định “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, cả ở thuộc địa cũng như tại Pháp, những học sinh người bản sứ chỉ được học đến hết bậc tiểu học theo chương trình của Pháp. Ngay tại Paris, du học sinh người Việt bị tập trung vào một trường tiểu học và hoàn toàn do tên Salles quản lí và theo y thì người Việt học đến bậc cao đẳng tiểu học là quá tốt. Một tài liệu về hoạt động của Phan Châu Trinh và Hội Đồng bào thân ái do một trong những du học sinh tại Pháp, đã từng gần gũi với hai cha con Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, người từng làm Thư kí của Hội đã viết:

“Ông Phan thấy thanh niên ta sang Pháp học 7-8 năm mà chỉ đạt đến cao đẳng tiểu học thì rất ức. Lúc đó bằng này còn hiếm nên nhiều người cho đạt được là quý lắm rồi.

Không phải do thanh niên ta học dốt nhưng phương pháp dạy lúc đó là như vậy: mọi việc học của thanh niên ta đều giao cho ông Salles. Ông ta cho tất cả vào học một trường tiểu học gần Paris, tên trường ấy là Parangon, một trường tư thục...” [26, tr. 184].

Rõ ràng, hai ông Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường cũng như những người trong Hội Đồng bào thân ái có lí do để bất bình với kiểu giáo dục trên của chính quyền thực dân.

Không bất bình sao được khi chủ trương của Salles là kiềm tỏa những du học sinh Việt Nam trong những khuôn khổ của nền học thức thấp kém. Do vậy, các ông có ý định sẽ chống lại cách giáo dục đó của Pháp và muốn vậy phải làm sao để tập hợp được những du học sinh người Việt lại để làm cho họ rõ. Hội Đồng bào thân ái đã ra đời nhằm phục vụ cho chủ trương tập hợp người Việt tại Pháp của các ông Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường. Một trong những mục đích quan trọng nhất đó là “thu thập để giúp cho học sinh Nam ở Pháp và (...) giải thích cho họ là muốn học kết quả ở Pháp thì đừng trông cậy vào ông Salles… [26, tr. 184].

Hội cũng dành sự quan tâm chăm lo đến các Hội viên khác không phải là những sinh viên xa nhà mà là những người lao động bản xứ đang sinh sống tại Pháp. Đây chính là sự cụ thể hóa mục tiêu “tương trợ” của Hội Đồng bào thân ái bên cạnh hai mục tiêu “thân ái”

“học hỏi”. Biểu hiện cụ thể là việc Hội quan tâm đến tất cả những vấn đề có liên quan đến hội viên của mình từ việc nhỏ cho đến việc lớn. Hội theo dõi và giúp đỡ chu đáo đối với mọi tai nạn và hiểm nguy xảy đến với các hội viên. Bên cạnh đó, việc những hội viên gặp trường hợp ốm đau hay có những vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày họ sẽ nhận được sự trợ giúp nhiệt tình và sự chăm non chu đáo đến từ các hội viên khác. Bằng nguồn ngân sách do

chính các hội viên đóng góp, với một cơ chế quản lí chi tiêu rất minh bạch và khoa học, Hội đã thực sự giúp đỡ cho những người Việt trên đất Pháp trong những lúc khó khăn có thể nhanh chóng vượt qua và ổn định cuộc sống. Những việc làm nêu trên của Hội chắc hẳn đã làm ấm lòng những người Việt xa quê hương đang phải vật lộn với bao khó khăn, thử thách nơi đất khách quê người vốn chứa đựng rất nhiều hiểm nguy.

Ngoài ra, trong các buổi hội họp hàng tháng của Hội nhằm mục đích thắt chặt tình thân hữu (trong Điều lệ có ghi), những vấn đề liên quan đến quê hương đất nước đã được khôn khéo đem ra bàn bạc dưới danh nghĩa “phổ biến tri thức khoa học”. Trong mật báo của Salles về Hội cũng đã ghi lại những tư liệu về việc Hội mua báo “Le Temps” và báo

“L’Humanité” để tìm hiểu về tình hình Đông Dương. Mật báo còn cho biết (chưa đầy đủ) đến tháng 11 năm 1912, Hội đã tổ chức được hai buổi diễn thuyết “một cuộc nói về y học do bác sĩ trẻ Hoàng Hữu Phương (báo cáo viên), cuộc kia nói về bản năng con người do Bùi Kỷ học viên trường Thuộc địa…” [26, tr. 153] đều dưới danh nghĩa phổ biến tri thức khoa học.

Thực chất đây có thể là những buổi diễn thuyết dưới một hình thức mới trên một khung cảnh mới cho những mục tiêu mà khi còn ở trong nước Phan Châu Trinh đã từng thực hiện.

Chẳng thế mà trong đánh giá của mình về Hội Đồng bào thân ái, Sarraut đã nhận định:

“Đáng ngại là các thành viên (Hội Đồng bào thân ái - NST) trong các phiên hợp sẽ có dịp để bình luận theo kiểu họ những sự kiện chính trị ở Pháp, ở Viễn Đông và có quan hệ với bạn bè của họ ở Đông Dương. Từ đó ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của đám trí thức trong đó thường có những kẻ tích cực hoạt động chống Pháp. Từ lâu, chúng tôi đã được thông báo về trạng thái tư tưởng đặc biệt của những tên An Nam đã được học hành ở chính quốc về và suy nghĩ của họ đối với các nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương…” [26, tr. 146, 147].

Thực dân Pháp không phải không biết đến những “ý đồ” của những sáng lập viên Hội Đồng bào thân ái, cái ấm ức của chúng là mặc dù biết nhưng không thể ra tay để triệt hạ được tổ chức này. Điển hình như ngay trong “Báo cáo kết thúc vụ án (Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt) của Dự thẩm toàn án binh Caron ngày 28/6/1915 đã ghi: “Theo điều lệ của Hội Đồng Bào Thân Ái có 3 mục tiêu: Tình thân ái, sự tương trợ và trau dồi về khoa học… Trong giới thuộc địa mọi người tin là Hội này nhằm kích thích và nuôi dưỡng tâm lí chống Pháp trong các thành viên” [26, tr 22, 23]. Trong vai trò là Chủ tịch Hội, Phan Văn Trường quả là đã phát huy cao độ sự am tường về luật pháp mẫu quốc của mình để duy

trì sự hoạt động công khai của Hội dưới con mắt hằn học của thực dân Pháp. Chính Sarraut trong bản đánh giá của mình về Hội cũng đã có nhận định: “Đồng Bào Thân Ái sẽ thành một Câu lạc bộ để trao đổi những cảm tưởng và ý nghĩ bất lợi cho sự thống trị của chúng ta, và sẽ thảo luận các vấn đề chính trị nhiều hơn là những lợi ích vật chất và tinh thần của Hội”

[26, tr. 147]. Chính vì vậy, trong phần kết luận, Sarraut đã đưa ra một chỉ thị “cần theo dõi kĩ hành động của Hội này”! Sự lo lắng của chính quyền thuộc địa tại Pháp cho phép chúng ta có quyền khẳng định về tính chất tiến bộ trong hoạt động của Hội đối với đồng bào Việt trên đất Pháp.

Hoạt động của Hội Đồng bào thân ái còn chú trọng đến mục tiêu giữ gìn những nét truyền thống trong phong tục của dân tộc Việt Nam trước sự “Pháp hóa” của các trường học cũng như chính quyền thực dân. Mặc dù trong điều lệ Hội không nhắc đến nội dung của nhiệm vụ này, nhưng có lẽ nó không vượt ra khỏi khuôn khổ của mục tiêu “Thân ái” của Hội. Ngay trong nội dung bài phát biểu của Phan Châu Trinh tại buổi họp ra mắt Hội, chúng ta thấy rằng ông đã nhấn mạnh đến nội dung này. Để dễ dàng cho các hội viên có thể hình dung được, Phan Châu Trinh đã lấy ví dụ về việc sẽ tổ chức ăn Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ngay tại Paris làm minh chứng. Có thể thấy rằng, những người sáng lập và lãnh đạo của Hội không chỉ nhận ra sự nguy hiểm trong chính sách “Pháp hóa” những đầu óc non trẻ của học trò Việt Nam, mà còn nhận ra âm mưu làm mai một những truyền thống văn hóa dân tộc của đồng bào ta tại Pháp, cho nên họ cố gắng bằng ảnh hưởng của mình để ngăn cản quá trình này. Việc làm trên của họ đã khiến cho nhà cầm quyền Pháp tỏ ra lo ngại và tìm cách để phá hoại phong trào của người Việt Nam cũng như gây áp lực lên những người lãnh đạo của Hội.

Trong bối cảnh số lượng người Việt tại Pháp còn ít ỏi, lại thuộc nhiều thành phần khác nhau, trong đó học sinh sinh viên chiếm đa số, những hoạt động nói trên của Hội Đồng bào thân ái là rất hữu ích. Hoạt động của Hội không những góp phần vào quá trình gắn chặt tình thân hữu giữa những người Việt xa quê hương mà còn tạo điều kiện để những đồng bào xa quê có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn với nhau và giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong cuộc sống. Hoạt động của Hội cũng góp phần duy trì những nét đẹp về truyền thống văn hóa dân tộc mà chính quyền thực dân đang ra sức làm cho lu mờ bởi những chiêu bài xâm lăng về văn hóa đối với người dân nước ta và cả những người Việt trên đất Pháp. Đối với những du học sinh người Việt tại Pháp, Hội có vai trò như những người

Một phần của tài liệu hoạt động của người việt nam yêu nước tại pháp (1912 – 1925) (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)