Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam và trở thành người chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của dân tộc

Một phần của tài liệu hoạt động của người việt nam yêu nước tại pháp (1912 – 1925) (Trang 98 - 109)

TẠI PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 1920 – 1925

4.1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước khi rời Pháp sang Liên Xô

4.1.2. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam và trở thành người chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của dân tộc

Hoạt động của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp càng ngày càng có những chuyển biến tích cực, đặc biệt từ sau sự kiện “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” được gửi lên hội nghị Versailles. Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào của người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã có những bước tiến lớn. Từ hoạt động mang tính tương trợ, thân ái trước đây, những người Việt Nam yêu nước đã tập trung trong tổ chức Nhóm những người Việt Nam yêu nước để đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Trong vai trò lãnh đạo của Nhóm, Nguyễn Ái Quốc tỏ ra là người hoạt động sôi nổi và hiệu quả nhất.

Không chỉ dừng lại ở việc vận động đồng bào mình tại Pháp tham gia đấu tranh, Nguyễn Ái Quốc còn tích cực viết báo, phát biểu tại nghị trường các cuộc họp của Đảng Xã hội để lên án chế độ thực dân và bênh vực các dân tộc thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc còn tham gia vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Pháp và lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ.

Chính từ những hoạt động không biết mệt mỏi ấy, Nguyễn Ái Quốc đã ngày càng hoàn thiện hơn về bản lĩnh chính trị và tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu làm nền tảng cho việc tiếp thu những tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ.

Xuất phát từ tinh thần yêu nước và cảm nhận được sự thống khổ của người dân dưới ách cai trị của chủ nghĩa thực dân, Nguyễn Ái Quốc mong mỏi làm thế nào để đưa dân tộc mình thoát khỏi thân phận nô lệ. Nhưng Người lại chưa được trang bị những kiến thức về chính trị và đấu tranh giai cấp. Chính vì vậy, việc quen biết và giao thiệp với các đồng chí trong khi tham gia Đảng Xã hội Pháp là một môi trường thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc có thể hoàn thiện mình. Trần Dân Tiên trong tác phẩm của mình cũng đã nêu lên quá trình phát triển trong đường lối đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc như sau:

“Lúc ấy, ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ quốc;

nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng” [62, tr. 37].

Tuy nhiên, chỉ một thời gian không lâu sau đó, thông qua việc học làm báo và tích cực lên án chính sách của thực dân đối với người lao động ở chính quốc và các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận và đặc biệt là đồng bào mình tại Pháp. Tác giả Trần Dân Tiên viết tiếp:

“Sự hoạt động chính trị của ông Nguyễn được cảm tình sâu sắc của những người Việt Nam yêu nước, đó là lẽ dĩ nhiên. Vì lần đầu tiên trong lịch sử, có một người Việt Nam tuyên bố trước toàn thế giới chủ trương giành độc lập cho dân tộc mình; lần đầu tiên trong lịch sử, có một người Việt Nam dám bóc trần những tội ác của bọn thực dân Pháp ngay ở Pari và cũng chính vì vậy mà ông Nguyễn bị bọn thực dân thù ghét” [62, tr. 40, 41].

Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp bằng tình cảm của một người yêu nước sâu sắc, mong mỏi dân tộc mình sớm thoát cảnh gông cùm. Người tìm thấy trong tổ chức này tinh thần đấu tranh cho những người lao động và chính là tổ chức duy nhất bênh vực cho người dân các nước thuộc địa. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, phương châm hoạt động của Đảng Xã hội là một sự tiến bộ có sức lôi cuốn đối với những người dân thuộc địa. Tuy nhiên, Đảng Xã hội không hoàn toàn tán thành việc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa và cho rằng các thuộc địa chỉ có thể được giải phóng sau khi cách mạng vô sản đã giành được thắng lợi ở chính quốc. Điều này ắt hẳn Nguyễn Ái Quốc đã phần nào nhận thức được sau quãng thời gian tham gia sinh hoạt trong nội bộ của Đảng. Chính vì vậy, yêu cầu bức bách đặt ra lúc bấy giờ là làm sao để tìm ra con đường đúng đắn có khả năng đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ để làm chủ vận mệnh của mình. Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn cho những người yêu nước Việt Nam bởi đã có rất nhiều người vì điều đó mà hy sinh do không thể tìm ra được đường lối đúng đắn, phù hợp cho dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã phần nào nhận thức được bản chất của chủ nghĩa đế quốc và sẽ không còn một ảo tưởng nào về sự khoan dung độ lượng của chúng đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Thực tế trên càng được làm sáng tỏ sau khi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” được gửi đến hội nghị Versailles nhưng không được một cường quốc nào ủng hộ. Qua đó, những người Việt Nam yêu nước tại Pháp và Nguyễn Ái Quốc ý thức được rằng nhiệm vụ cứu nước giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính những đồng bào của mình. Bởi lẽ “những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc”. Chính vì vậy, Người đã đi đến kết luận rằng: “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trong cậy vào lực lượng của bản thân mình” [62, tr. 35, 36].

Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi khi đã có lực lượng của dân tộc còn cần phải có một đường lối đúng đắn soi rọi, dẫn dắt. Vậy, con đường nào sẽ đưa dân tộc Việt Nam đến độc lập tự do? Có lẽ đó là câu hỏi luôn hiện diện trong suy nghĩ của Nguyễn Ái Quốc thời gian này. Người nhận thức được rằng không thể trông cậy vào lòng tốt của chủ nghĩa đế quốc, mà chỉ giành được độc lập bằng cuộc đấu tranh một mất một còn để lật đổ ách ai trị của chính quyền thực dân. Nhưng Người lại không thể tự trả lời cho câu hỏi con đường nào để đưa đồng bào mình đến độc lập, tự do. Tuy nhiên, thực tiễn tham gia hoạt động trong thành phần những người Xã hội Pháp sẽ giúp Nguyễn Ái Quốc đến được với chủ nghĩa Lênin và tìm thấy cho mình con đường giải phóng cho đồng bào.

Càng tham gia các sinh hoạt của Đảng Xã hội thì Nguyễn Ái Quốc càng cảm nhận được sự chia rẽ và hạn chế của những người theo chủ nghĩa cơ hội. Chính sự chia rẽ trong Đảng và sự thao túng của những kẻ cơ hội chủ nghĩa đã hạn chế quá trình phát triển của Đảng này. Mặt khác, nó cũng góp phần làm cho dư luận Pháp ít hiểu biết về một trong những sự kiện quan trọng lúc bấy giờ trên thế giới, đó là Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nhân dân lao động Nga đã làm chủ đất nước. Tuy vậy, trong Đảng vẫn còn những người đảng viên mác xít trung thực, họ đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và lên án bọn cơ hội. Những người này luôn ủng hộ nhân dân Nga xây dựng nhà nước mới cho người lao động. Cùng với thành công của nhân dân Nga trong quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã thúc đẩy sự phân hóa trong Đảng Xã hội Pháp ngày càng mạnh mẽ.

Nguyễn Ái Quốc theo dõi sát sao tình hình trên và nhận thấy nhiều nhược điểm của những người theo phái cơ hội chủ nghĩa. Ngược lại, Người rất có cảm tình với những người kiên định bênh vực cho nhân dân lao động. Một bước ngoặt trong hoạt động của Đảng Xã hội Pháp là việc nhất trí rút khỏi Quốc tế thứ hai với đa số phiếu thuận tại Đại hội lần thứ XVII họp ở Strasbourg tháng 2 năm 1920. Điều đó chứng tỏ phái cơ hội đã dần yếu thế, cơ hội cho những người mác xít trong Đảng kêu gọi tham gia Quốc tế thứ ba là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong những diễn biến chính trị hết sức phức tạp lúc bấy giờ, có lẽ Nguyễn Ái Quốc chỉ quan tâm một điều, đó là làm sao để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho đồng bào mình. Chính vì vậy, Nguyễn Ái Quốc vô cùng khó hiểu vì sao có sự tranh luận giữa

những đảng viên của Đảng Xã hội về vấn đề ủng hộ Quốc tế thứ hai hay Quốc tế thứ ba.

Trong lúc tình cảnh của nhân dân các thuộc địa ngày càng bi thảm, việc tranh luận trên càng làm cho Người sốt ruột. Tác giả Trần Dân Tiên ghi lại diễn biến trên như sau:

“Lúc bấy giờ, những người xã hội Pháp, già trẻ gái trai đều đang thảo luận vấn đề nên ở lại trong Đệ nhị Quốc tế, hay là theo Đệ tam Quốc tế, hay là tổ chức một Quốc tế Đệ nhị rưỡi. Người ta thảo luận rất sôi nổi. Chiều nào cũng thảo luận… Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm… Một hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu: “Các bạn thân mến!

Các bạn đều là những người xã hội, rất tốt! Tất cả các bạn đều muốn giải phóng giai cấp công nhân? Vâng. Như thế dù đệ nhị, Đệ nhị rưỡi, hay Đệ tam Quốc tế phải chăng cũng thế cả. Những Quốc tế ấy đều không là cách mạng cả sao? Những Quốc tế ấy đều không đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội cả sao? Dù các bạn gia nhập Quốc tế này hay Quốc tế nọ, các bạn cũng phài đoàn kết nhất trí. Tại sao tranh luận nhiều thế? Trong khi các bạn tranh luận ở đây, thì đồng bào chúng tôi đang rên siết ở Việt Nam…” [62, tr. 50].

Tuy nhiên, sau khi được các đồng chí trong Đảng nhiệt tình lí giải, Nguyễn Ái Quốc phần nào hiểu được ý nghĩa của việc tranh luận nói trên. Mặc dù, sự hiểu biết ấy chỉ có thể lí giải theo cách của Người là Quốc tế nào sẽ ủng hộ và giúp đỡ cho phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Trong lúc đó, nội bộ của Đảng Xã hội Pháp đang trong quá trình phân liệt mạnh mẽ, xu hướng mác xít đang thắng thế và cổ vũ cho việc gia nhập Quốc tế thứ ba. Họ đã cử đại biểu của mình (Cachin và Frossard) đi đàm phán với Quốc tế thứ ba về việc gia nhập nói trên cũng đồng thời để tìm hiểu về chính quyền Xô viết. Trong khoảng thời gian này, một sự kiện quan trọng đã diễn ra đối với bản thân Nguyễn Ái Quốc cũng như những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Đó chính là việc báo “Nhân Đạo” của Pháp đăng tải “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin (trong các ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920).

Trong văn kiện này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II, về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến.

Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người đã nói:

"Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!

Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III" [35, tr. 98, 99].

Như vậy, sau bao nhiêu gian truân trong quá trình buôn ba khắp các châu lục và làm tất cả những công việc gian khổ để có thể sống và hoạt động vì lí tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc; cuối cùng Người cũng đã đến được với chủ nghĩa Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho đồng bào mình. Đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị, tìm kiếm rất lâu dài, gian khổ; phải trải qua đấu tranh gay gắt trong bối cảnh có nhiều quan điểm sai lầm, cơ hội mà Người đã tiếp xúc khi tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp. Quá trình đó cũng đã góp phần giúp Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoàn thiện về quan điểm chính trị mà còn có thêm những người bạn tốt, hết lòng giúp đỡ Người đến với lí tưởng cách mạng cao cả. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước và một tinh thần hăng hái hoạt động trong phong trào của nhân dân lao động Pháp và phong trào xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến được với chủ nghĩa Lênin. Tuy nhiên, con đường đó hoàn toàn không bằng phẳng mà phải trải qua biết bao khó khăn, cản trở, phải vượt qua cả những cái bóng rất lớn của các vị tiền bối trong phong trào người Việt Nam yêu nước ở Pháp để có thể đến được đích cuối cùng.

Chính từ đó, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động không mệt mỏi để đưa phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng gắng bó chặt chẽ với cách mạng vô sản ở các nước đế quốc. Trong điều kiện đó, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành Đảng Cộng sản Pháp và tham gia Quốc tế thứ ba của phong trào công nhân Pháp. Quá trình đó cũng đưa đến những chuyển biến trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước đã thành một chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Sự kiện lịch sử đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản chính là Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours từ ngày 25- 30/12/1920. Trong Đại hội, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu của Đông Dương – đại biểu duy nhất của người bản xứ. Không vì thế mà Người rụt rè, e sợ cho dù trong Đại hội vẫn có sự xuất hiện của những

kẻ thuộc phái hữu, cũng như bọn mật thám, cảnh sát cố tình ngăn trở. Trái lại, khi được mời phát biểu tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã lên án mạnh mẽ những việc làm của thực dân Pháp ở Đông Dương và kêu gọi những người trong Đảng Xã hội phải thực sự ủng hộ những dân tộc bản xứ đang bị áp bức và coi đó là một trách nhiệm của Đảng. Qua đó, Người cũng phê phán mạnh mẽ phái nghị viện mơn trớn các dân tộc thuộc địa để làm vừa lòng giai cấp tư sản. Trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi sự ủng hộ của những người xã hội chủ nghĩa Pháp ủng hộ cho các dân tộc thuộc địa trong với lời lẽ hết sức thống thiết:

“Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu lấy chúng tôi!” [6, tr. 106].

Nội dung chính của Đại hội là bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế thứ ba được đưa ra biểu quyết vào phiên họp ngày 29/12/1920. Trong tổng số những người tham gia Đại hội, đã có 2/3 số phiếu tán thành việc tham gia Quốc tế thứ ba và chỉ 1/3 số phiếu phản đối của những người theo phái đối lập. Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của những người bản xứ và Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế thứ ba. Sự kiện trên đánh dấu quá trình hình thành của Đảng Cộng sản Pháp và Nguyễn Ái Quốc được thừa nhận là người đã tham gia sáng lập tổ chức tiên tiến của giai cấp công nhân Pháp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nguyễn Ái Quốc trở thành một người cộng sản chân chính đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Từ đó, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc còn xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.1.3. Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập và lãnh đạo Hội Liên hiệp Thuộc địa (1921) và báo Le Paria (1-4-1922).

Từ sau Đại hội Tours, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đồng thời Người bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân cũng như phong trào của các dân tộc thuộc địa. Lúc bấy giờ, ngoài những người Đông Dương tại Pháp còn có sự xuất hiện người của các thuộc địa khác của Pháp như Algérie, Marốc, Tunisie, Sénégal, Madagascar… và họ cũng giống những người Việt Nam xa quê từng chịu ách cai trị của Pháp, bị bắt sang làm bia đỡ đạn cho chúng và luôn bị khinh thường khi phải lưu lại Pháp để mưu sinh sau chiến tranh vì không còn khả

Một phần của tài liệu hoạt động của người việt nam yêu nước tại pháp (1912 – 1925) (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)