Sự phân bố của rừng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DU LỊCH SINH THÁI (Trang 40 - 45)

Rừng phân bố không đều trên các châu lục về diện tích cũng như về chủng loại. Tổng cộng có khoảng 27% diện tích bề mặt lục địa được che phủ bởi rừng thì diện tích phân bố tập trung ở miền ôn đới cũng như ở miền Khí hậu lạnh là 1,2 tỉ ha (chiếm 33% tổng diện tích rừng), còn lại 2,557 tỉ ha (67%) rừng rậm phân bố ở miền xích đạo và miền nhiệt đới.

Tùy theo từng khu vực, từng loại khí hậu, địa hình, đất đai… khác nhau mà có các loại rừng khác nhau:

- Vùng Bắc cực: do khí hậu lạnh, các cây gỗ lớn không phát triển được mà chủ yếu là hệ sinh vật đài nguyên (cỏ bông, rêu, địa y…); được gọi là “đại quần xã” (Tundra Biome).

- Vùng ôn đới: hình thành các loại cây lá kim (chủ yếu ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, và Bắc Á) và cây rụng lá vào mùa đông (Đông Bắc Mỹ, châu Âu, cuối Nam Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc…).

- Vùng khí hậu khô nóng: thường thấy có sự phân bố của các cây bụi nghèo kiểu savan (chủ yếu ở châu Phi).

- Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: chủ yếu là các loại rừng thường xanh, rừng mưa nhiệt đới (lưu vực sông Amazone, Ấn Độ, Đông Nam Á…).

Đối với các nước đang phát triển, do nhu cầu để phát triển kinh tế nên việc khai thác tài nguyên (chủ yếu là tài nguyên rừng) xảy ra rất mạnh mẽ, làm cho mức độ suy thoái môi trường rất lớn. Hiện nay, mức độ tàn phá rừng mạnh nhất rơi vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo số liệu của FAO, 1991 thì hàng năm Thế giới đã phá hủy tới 17 triệu ha rừng so với thập niên 80 là 11,3 triệu ha. Trong đó, khu vực châu Á- Thái Bình Dương với tổng diện tích rừng chỉ có 300 triệu ha nhưng lại có mức độ tàn phá lên tới 3,7 triệu ha/naêm.

Bảng 5.1: Chỉ số mất rừng tự nhiên của một số nước châu Á - Thái Bình Dương

Quốc gia Rừng hiện tại (ha)

Rừng bị mất (ha/naêm)

Dự báo T. gian sẽ hết rừng (năm)

Indonesia 85.000.000 1.500.000 57

Philipine 10.000.000 100.000 14

Malaysia 5.307.000 525.000 12

Thailand 29.000.000 1.400.000 21

Sri lanca 3.610.000 190.000 19

Ấn Độ 65.698.000

Mieỏn ẹieọn 10.995.000 141.700 78

Nepan 1.728.700 43.200 40

Apganistan 1.983.000 39.700 50

Tổng cộng 214.323.200 4.540.200

(Nguoàn: UN and ESCAP Review and Appraisal of Environment situation in ESCAP region, 1982)

Lượng rừng mất mát như trên có liên quan mật thiết với nhu cầu về gỗ trên toàn thế giới. Hiện nay, trung bình mỗi năm rừng già trên toàn thế giới bị phá hủy khoảng 1-2%;

trong lúc đó nhu cầu về củi đốt tăng lên tới 75%, riêng châu Phi thì hơn 90%. Như vậy, rừng thế giới đang bị tàn phá rất khoỏc lieọt.

Bảng 5.2: Chỉ số mất rừng của thế giới Vùng D. tích rừng nguyên thủy

(Tr. ha)

DT rừng bị mất/năm (Tr. ha)

Đông Á 326,0 7,0

Tây Á 30,8 1,8

ẹoõng Phi 86,8 0,8

Taây Phi 98,8 0,88

Nam Myõ 0,52 (tyû) 8,8

Trung Myõ 59,2 1,0

(Nguoàn: JM. Barrett and Oth, 1986) 5.1.2.2 Rừng Việt Nam

Ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hơn nữa diện tích nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, thực vật rất đa dạng và phong phú. Ở miền Bắc, có mùa đông lạnh nên có rừng cây lá cứng thường xanh họ giẻ, họ hẹ; ở miền Nam, điển hình là rừng nửa thường xanh, ưu thế vẫn là họ sao dầu và họ đậu, phần lớn rụng lá và đặc biệt có rừng rụng lá toàn cây như bằng lăng; ở vài khu vực có mực nước ngầm rất khác nhau trong mùa mưa và mùa khô nên điển

hình là rừng kín nửa thường xanh, nhưng cũng có cả ba kiểu trong một hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp như trường hợp khu rừng cấm Nam Cát Tiên. Ở những vùng khô hơn thì hệ sinh thái rừng khô nhiệt đới chiếm ưu thế, có các họ sao dầu mọc xen kẽ với họ đậu; rừng trơ cành trong mùa khô gọi là “rừng khộp” và cây gỗ mọc thưa dần cho đến khi thành rừng thưa và trảng cỏ lẫn cây to.

Ở trên núi cao thì có thông hai lá, ba lá tập trung khoảng trên 200.000 ha ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; ở giữa vùng giao điểm là rừng hỗn hợp giữa thông hai lá và họ sao dầu; ở ven biển Đông Quảng Ninh và ven đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện loại rừng đặc biệt đó là “rừng ngập mặn”

với một số loài chiếm ưu thế như mắm, đước, bần, súù, vẹt, chà là, ôrô… Trên đất chua phèn thì có rừng tràm ngập úng trong mùa lũ; trên đất sét và đất than bùn có rừng lầy hỗn hợp, rừng tràm than bùn phèn tiềm tàng U Minh Thượng và U Minh Hạ; ở vùng Phan Rang- Phan Thiết do điều kiện khô hạn, lượng mưa không quá 800 mm, lại tập trung trong vòng 2-3 tháng, nên đã hình thành rừng lá với trảng cỏ thấp và truông bụi gai, đó là một kiểu bán sa mạc; ở Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh có hàng trăm ngàn ha rừng tre lồ ô, tre cói, nên được gọi là “biển tre”.

a. Về khí hậu

Việt Nam nằm ở vị trí khá đặc biệt trong khu vực châu Á gió mùa, ở phía Đông Nam rìa cuối của một lục địa lớn nhất thế giới, trải dài theo phương kinh tuyến, có hai mặt tiếp giáp với đại dương. Những điều kiện trên đã làm cho

nước ta có khí hậu rất độc đáo, hầu như không so sánh được với bất kỳ một nơi nào trên thế giới.

- Chế độ nhiệt: Với chế độ nhiệt thất thường, nhất là ở miền Bắc của Việt Nam. Gió mùa Đông Bắc không những đem lại cho miền Bắc một mùa đông lạnh (nhiệt độ bình quân tháng là 200C) mà còn đẩy lùi tháng nóng nhất xuống cuối mùa hè (tháng 7 hoặc tháng 8) hạ thấp đai nhiệt xuống dưới mức bình thường 300-400 m. Ngoài ra, những điều kiện khác như: độ cao so với mực nước biển, khoảng cách so với bờ biển, dạng địa hình, đặc điểm bề mặt… với những kết quả trên đã tạo ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam có hai miền nhiệt khác nhau với các đặc trưng cụ thể như sau:

Khu vực Nhiệt độ trung bình naêm (0C)

Tháng lạnh nhất trung bình (0C)

Biên độ nhiệt naêm (0C) Phía baéc vó tuyeán 160B 20-24 15-19 ≥ 9 Phía nam vó tuyeán 160B ≥ 25 ≤ 20 ≤ 9

- Hoàn lưu khí quyển: Có thể nói, hoàn lưu gió mùa lấn át và có khả năng thay thế cho hoàn lưu tín phong. Trong một số nơi thì hoàn lưu gió mùa vẫn có sự tham gia của hoàn lưu tín phong đã tạo ra một chế độ gió của Việt Nam vừa tuân thủ quy luật hoàn lưu khí quyển của trái đất, vừa xóa đi những tính chất có ý nghĩa địa đới.

- Chế độ mưa: Chế độ mưa ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các hệ thống gió và hướng núi: gió Tây Nam gây mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10; gió mùa Đông Nam gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

cũng ở các tháng như trên; còn gió mùa Đông Bắc kết hợp với hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn gây mưa lớn ở Trung Bộ vào các tháng 9, 10 11, 12, và tháng 1. Sự trùng khớp hoặc sai lệch về chế độ nhiệt và hướng gió như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển của rừng Việt Nam.

Ngoài ra, sự dị biệt về lượng mưa, chế độ nhiệt và độ cao giữa các vùng cũng có ảnh hưởng đáng kể không những lên bề mặt phân bố của thảm thực vật mà còn lên sự sinh trưởng, phát triển của rừng và cả sự đa dạng sinh học.

b. ẹũa hỡnh

Việt Nam có các nhóm kiểu địa hình có quan hệ mật thiết tới sự phân bố của rừng:

ƒ Những nơi có địa hình cao, đón gió, thuận lợi thì mưa nhiều (Sapa: 2.833 mm/năm, Huế: 2.867 mm/năm, Bảo Lộc:

2.542mm/naêm…).

ƒ Những nơi khuất gió, chân núi thì mưa ít (Yên Châu:

1.277 mm/năm, Sông Mã: 1.185 mm/năm, Cheo Reo: 1.248 mm/naêm…).

Với những đặc trưng này đã làm cho rừng Việt Nam phân bố một cách rãi rác ở một số nơi, không tập trung ở bất kỳ một địa bàn nào với quy mô lớn được.

c. Thổ nhưỡng

Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, chịu tác động tổng hợp từ các yếu tố địa đới (theo đai ngang và theo vĩ độ) và phi địa đới (theo ven biển và theo đai cao) tạo nên

sự phân hóa về đất và phân loại sử dụng đất. Tùy theo từng loại đất mà sẽ có sự phân bố thảm thực vật khác nhau trên toàn lãnh thổ.

Trong điều kiện bình thường, tại những vùng thấp và những vùng có cao độ trung bình, dưới ảnh hưởng của khí hậu nóng, có mùa khô, mùa mưa xen kẽ nhau thì quá trình địa đới làm phát sinh thổ nhưỡng là quá trình laterite và loại đất điển hình là đất đỏ vàng ferralite có khả năng tạo thành “kết von” hay tảng “đá ong” chặt. Quá trình này tất yếu sẽ làm giảm khả năng tiêu nước nội bộ, gia tăng sự xói mòn và nghèo hóa đất đai.

d. Mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và rừng ở Việt Nam

Rừng và hệ thực vật Việt Nam có những đặc trưng sau:

ƒ Đa dạng và phong phú: Có rất nhiều giống loài (25.779 loài trong tổng số 1.064 họ) và có tới khoảng 16 kiểu rừng.

ƒ Rừng thường xanh chiếm chủ yếu trong tổng diện tích rừng, mặc dù có xuất hiện một số cây rụng lá và rừng rụng lá nhưng tỉ lệ cây thường xanh và rừng thường xanh vẫn chiếm ửu theỏ.

ƒ Có một số loài phân bố rõ rệt theo từng địa phương, chẳng hạn như: đinh, lim, sến, táu, phân bố ở miền Bắc; cẩm lai, giáng hương, gụ mật, dầu song nàng… phân bố ở miền Nam.

Bảng 5.3: Thống kê về tỉ lệ che phủ rừng của nước ta (%)

Tỉ lệ che phủ cả nước 28 Bắc Trung Bộ 35 Tây Bắc 14 Duyên hải Trung Bộ 35

Trung taâm 24 Taây Nguyeân 57

Đông Bắc 20 Đông Nam Bộ 21

Đồng bằng Bắc Bộ 4 Đ. bằng sông Cửu Long 5

(Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1995)

Bảng 5.4: Bảng thống kê đa dạng sinh học của hệ thực vật ở Vieọt Nam

Tên các nhóm phân loại Họ Chi Loài

a. Một lá mầm b. Hai lá mầm

41 198

381 1346

1544 4822 1. Thực vật hạt kín

2. Thực vật hạt trần

239 8

1727 18

6366 39 A. Thực vật có hạt

B. Quyết thực vật

247 42

1745 105

6405 599 Thực vật cấp cao 289 1850 7004 Thành phần đặc hữu

Tổ leọ %

0 0%

64 3%

2804 27,7%

(Nguoàn: Gangepain F., 1944)

Do đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có dân số đông, cho nên, những vùng này mặc dù hội đủ các điều kiện về môi trường tự nhiên để có một sự đa dạng và phong phú về thảm phủ thực vật nhưng trong thực tế hiện nay thảm phủ ở đây chỉ còn chiếm một tỉ lệ không đáng kể.

Điều này được giải thích là do có sự tác động của con người

vào hệ sinh thái rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp, xây dựng đô thị, nhà cửa, làng xóm, mở rộng giao thông… và cho các mục đích khác.

Biến động về diện tích rừng trong cả nước:

Theo các số liệu từ năm 1991-1995 thì sự biến động về diện tích đất rừng trong cả nước chỉ tính từ năm 1976 đến naờm 1995 nhử sau:

Bảng 5.6: Biến động hai kiểu rừng chính ở Việt Nam (1000ha) Naêm

Loại rừng 1976 1980 1985 1990 1995

Đất có rừng - Rừng tự nhiên - Rừng trồng

11.169,3 11.076,7 92,6

10.608,3 10.186,0 422,3

9.891,9 9.308,3 583,6

9.715,6 8.430,7 744,9

9.302,2 8.252,5 1.047,7 (Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1995)

Vào năm 1943, tỉ lệ che phủ rừng là 43,2%; năm 1976 là 33,7%; năm 1990 xuống còn 27,7% và đến năm 1995 có tăng chút ít (28,2%). Nếu tính về diện tích rừng trung bình/người thì từ 1976-1995 luôn luôn giảm: từ 0,23 ha/người ở năm 1976 xuống 0,16 ha/người vào năm 1985, rồi 0,1469 ha/người vào năm 1990 và 0,13 ha/người vào năm 1995.

Rõ ràng, diện tích rừng tự nhiên của nước ta từ năm 1976 - 1990 giảm mạnh, song trong giai đoạn 1990 - 1995 có xu thế ổn định và tăng lên nhưng không đáng kể (chỉ khoảng 25.000 ha/năm). Tuy nhiên, diện tích rừng tính theo đầu người liên tiếp giảm sút mạnh vì dân số nước ta gia tăng rất nhanh.

Sự biến động rừng ở đây diễn ra theo từng vùng và từng thời kỳ, phản ánh được phần nào sự biến đổi về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua.

Bảng 5.7: Số liệu rừng trồng theo vùng và theo năm (đơn vị tính: 1000 ha)

Naêm Vuứng

1976 1980 1985 1990 1995

Toàn quốc Taây Baéc Trung taâm ẹoõng Baộc Baéc Khu Boán D. hải Trung Bộ Taây Nguyeân Đông Nam Bộ Đ. bằng Bắc Bộ ẹB SCL

92,6 422,3 13,4 103,7

88,6 133,4

18,0 7,1 20,8 13,8 23,5

583,6 21,2 99,8 114,6 145,2 32,2 25,0 30,8 15,1 99,6

744,9 21,2 82,7 104,3 161,4 75,2 45,6 73,6 19,0 161,1

1049,7 51,4 139,5 139,9 227,8 157,6 59,2 79,4 30,7 163,7 (Nguoàn: FIPI, 1995)

Nhìn chung, rừng trồng ngày càng phong phú về loài cây (trong đó, loài cây bản địa đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây), đa dạng về mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng. Những ích lợi từ rừng trồng mang lại đã có tác dụng thôi thúc các nhà lâm nghiệp chú ý hơn vào công tác trồng rừng, phục hồi nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy, rừng trồng ngày càng gia tăng cả về diện tích lẫn chất lượng.

c. Nguyên nhân của sự biến động về diện tích rừng

Qua các nghiên cứu về tài nguyên rừng và môi trường, chúng tôi rút ra được các nguyên nhân làm biến động về tài nguyên rừng và các hệ sinh thái rừng như sau:

- Khai thác tài nguyên rừng nhằm phục vụ cho các nhu caàu kinh teá

- Chuyển mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp sang noõng nghieọp.

- Chuyển đất rừng sang sử dụng cho các mục đích khác.

- Chuyển đất rừng thành đất hoang, đất trống đồi trọc.

- Phục hồi tự nhiên từ đất đã khai thác, cháy rừng, nửụng raóy cuừ…

- Trồng mới rừng nhằm mục đích nguyên liệu và các vấn đề về môi trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DU LỊCH SINH THÁI (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)