SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG
8.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ TÀI NGUYÊN
Trong khuôn khổ của chương này, chúng ta sẽ lần lượt làm quen với một số khái niệm về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên DLST. Trước khi đi vào vấn đề, cần làm rõ hai khái niệm “tài nguyên môi trường” và “môi trường tài nguyên”.
Tài nguyên môi trường (Enviromental resources): Tài nguyên môi trường là một loại tài nguyên thiên nhiên nhưng nó cũng là nguyên, nhiên vật liệu, là đầu vào của một hệ sinh thái hoặc một quá trình sản xuất nào đó. Hơn thế nữa, đôi lúc chất thải của một hệ sinh thái hoặc một quá trình A nào đó lại trở thành “nguyên, nhiên, vật liệu”, làm đầu vào cho một hệ sinh thái hoặc một quá trình B tiếp theo. Một hệ dây chuyền các nguyên, nhiên liệu đầu vào đó cũng được gọi là tài nguyên môi trường.
Vậy, “Tài nguyên môi trường là một loại tài nguyên trong đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên có mặt trong một môi trường nhất định nào đó mà nó tham gia vào các quá trình hoạt động của môi trường đó”.
Môi trường tài nguyên (Environment of resources):
Trước hết, nó là một môi trường hoàn chỉnh của một dạng tài nguyên nào đó. Đã là môi trường thì phải có không gian địa lí cụ thể, lãnh thổ cụ thể, có cấu trúc và hoạt động của nó.
Trong đó, các thành phần chủ yếu của môi trường này lại là tài nguyên và các bộ phận hợp thành tài nguyên đó. Khái niệm này đôi lúc gần đồng nghĩa với khái niệm “môi trường tự nhiên”. Ví dụ: môi trường tài nguyên mỏ đá Châu Thới, nó bao gồm không gian địa lí là toàn bộ vùng núi đá Châu Thới.
Thành phần của môi trường chủ yếu là đá khoáng cùng với cấu trúc của nó cũng như: các thành phần đất lẫn các chất hữu cơ, vô cơ, các động, thực vật và vi sinh vật trong mỏ đáù cùng với các hoạt động khai thác (nếu có) của con người.
Ta có định nghĩa: “tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người”.
8.1.1 Phân loại tài nguyên
Mỗi tác giả đưa ra một tiêu chuẩn để phân loại tài nguyên khác nhau, hay nói cách khác, nếu ta có một tập hợp các tiêu chuẩn để phân loại (Categories for classification) ta
sẽ có một bảng phân loại tài nguyên tương ứng. Theo chúng tôi, tài nguyên được phân loại như sau:
a. Phân loại tài nguyên theo nguồn gốc
- Tài nguyên thiên nhiên (Natural resources) là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người.
- Tài nguyên nhân tạo (Artificial resources) là loại tài nguyên do lao động của con người tạo ra như: nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, đô thị, nông thôn và các dạng của cải, vật chất khác.
b. Phân loại tài nguyên theo môi trường thành phaàn
Được gọi là “tài nguyên môi trường” (Environmental resources), gồm các loại:
Tài nguyên môi trường đất (Soil environmental resources). Gồm có tài nguyên đất nông nghiệp (Agro-land resources), tài nguyên đất rừng (Forest soil resources), tài nguyên đất đô thị (Urban soil resources), tài nguyên đất hiếm (Rare earth resources), tài nguyên đất cho công nghiệp (Industrial soil resources)…
Tài nguyên môi trường nước (Water environmental resources). Bao gồm tài nguyên nước mặt (Surface water resources), tài nguyên nước trong đất hay còn gọi tài nguyên nước thổ nhưỡng (Soil water resources), tài nguyên nước ngaàm (Ground water resources).
Tài nguyên môi trường không khí (Air environmental resources).
Tài nguyên không gian (Space resources).
Tài nguyên ngoài trái đất như mặt trăng, các hành tinh…
Tài nguyên sinh vật (Bio-environmental resources). Gồm có tài nguyên thực vật (Botanical resources), tài nguyên động vật (Animal resources), tài nguyên vi sinh vật (Micro- biological resources), tài nguyên hệ sinh thái cảnh quan (Landscape ecosystem recouses).
Tài nguyên khoáng sản (Mineral resources). Gồm có tài nguyên khoáng sản kim loại (Metal mineral resources), tài nguyên khoáng sản phi kim loại (Unmetal mineral resources)
Tài nguyên năng lượng (Energy resources). Gồm có tài nguyên năng lượng địa nhiệt (Resources of geotherm energy), tài nguyên năng lượng gió (Resources of wind energy), tài nguyên năng lượng mặt trời (Resources of solar energy), tài nguyên năng lượng sóng biển (Resources of marine wave energy), tài nguyên năng lượng địa áp (Resources of geopression energy).
c. Phân loại tài nguyên theo khả năng phục hồi của tài nguyên
Tài nguyên có khả năng phục hồi (tài nguyên có thể tái tạo - Renewable resources) là các tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài như:
rừng, các loài thủy hải sản ở sông hồ, biển, độ phì nhiêu của đất, nước ngọt … Các tài nguyên có thể tái tạo đóng vai trò
rất quan trọng đối với sự sống của sinh vật vì chúng là nguồn cung cấp thức ăn liên tục cho sinh vật và cho các nhu cầu cần thiết khác. Đây là các tài nguyên không giới hạn.
Tài nguyên không có khả năng phục hồi (Unrenewable resources): gồm các khoáng vật (Pb, Si...) hay nguyên - nhiên vật liệu (than, dầu mỏ, gas tự nhiên…) được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất. Các tài nguyên này có một khối lượng nhất định và bị hao hụt dần sau khi được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của nhân loại; những tài nguyên này có giới hạn về khối lượng.
Trong suốt quá trình sống, con người đã liên tục can thiệp vào giới tự nhiên, do đó, một số trường hợp, tài nguyên có khả năng phục hồi sẽ biến thành tài nguyên không có khả năng phục hồi. Ví dụ: đất là tài nguyên có khả năng phục hồi nhưng một khi nó đã bị “đá ong hóa”, “laterite hóa”, “phèn hóa”… thì nó sẽ trở thành “đất chết” và người ta xem đó là tài nguyên không có khả năng phục hồi. Vì vậy, có thể nói khái niệm “tài nguyên có thể phục hồi” và “tài nguyên không thể phục hồi” ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi.
d. Phân loại tài nguyên theo sự tồn tại
Tài nguyên hữu hình (Visible resources) là dạng tài nguyên hiện diện trong thực tế mà con người có thể đo lường, ước tính về trữ lượng cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Tài nguyên hữu hình bản thân nó cũng có sự phân loại tương đối. Bởi vì, sự tồn tại của dạng tài nguyên hữu hình này có thể là đầu
vào cho một trong những dạng tài nguyên hữu hình khác. Ví dụ: tài nguyên năng lượng, tài nguyên nước, chất hữu cơ… là tài nguyên đầu vào cho tài nguyên thực vật, đến lượt mình tài nguyên thực vật lại là tài nguyên đầu vào cho tài nguyên động vật và tài nguyên nhân lực (tài nguyên sức lao động - Work force resources). Xa hơn nữa, con người lại là tài nguyên có thể sử dụng mọi dạng tài nguyên khác.
- Tài nguyên vô hình (Invisible resources) là tài nguyên mà con người sử dụng cũng đem lại hiệu quả thực tế cao nhưng nó tồn tại ở dạng “không trông thấy”, có nghĩa là trữ lượng của dạng tài nguyên này là bao nhiêu, ở mức độ nào thì con người chưa thể xác định được mà chỉ thấy được hiệu quả to lớn do dạng tài nguyên này đem lại mà thôi. Ví dụ: tài nguyên trí tuệ, tài nguyên văn hóa, tài nguyên sức lao động…
8.1.2 Đánh giáù tài nguyên
Người ta có thể đánh giá tài nguyên theo nhiều cách khác nhau, với những mục đích khác nhau. Giáù trị của tài nguyên được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không thật tốt phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật của thời đại và trình độ nhận thức của từng đối tượng khác nhau. Vì vậy, cùng một loại tài nguyên nhưng ở thời đại nguyên thủy được xem là không cần, không quý, thậm chí còn có thể coi là đồ bỏ (không có giá trị), nhưng đến thời đại chúng ta, khi khoa học kỹ thuật đã thực sự phát triển thì nó lại trở nên vô cùng có giá trị, thậm chí rất quý và rất hiếm. Ví dụ: mỏ uranium, vào thời nguyên thủy người ta chưa biết uranium là gì nên không cho nó là quý, hiếm; ngược lại, ngày nay người ta đã
biết nó là khoáng sản nguyên liệu rất cần cho các nhà máy điện nguyên tử thì nó lại trở nên quý giáù. Trong lĩnh vực “tài nguyên môi trường”, một số chất thải ở một xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật thấp có thể bị loại bỏ hoàn toàn, nhưng trong một xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nó lại là nguyên liệu quý cho một quá trình sản xuất tiếp theo. Ví dụ:
giấy viết xong như trước đây là “đồ bỏ” nhưng từ khi có công nghệ tái chế giấy ra đời thì giấy loại lại trở thành nguyên liệu cho công nghệ tái chế giấy hay bìa carton.
Về mặt kinh tế, người ta cần dựa vào giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa trao đổi để đánh giá một loại tài nguyên nào ủoự.
Đối với tài nguyên khoáng sản, người ta đánh giá không những dựa vào giá trị kinh tế mà còn dựa vào hàm lượng và trữ lượng của khoáng sản đó. Từ đó, người ta chia giá trị tài nguyên khoáng sản thành:
- Tài nguyên có giáù trị kinh tế cao, tài nguyên có giáù trị kinh tế trung bình, tài nguyên có giá trị kinh tế thấp.
- Tài nguyên quý (Value resources), không hiếm.
- Tài nguyên hiếm (Rare resources), giá trị quý không cao laém.
- Tài nguyên quý – hiếm.
- Tài nguyên có giá trị tiềm tàng cao.
- Tài nguyên có giá trị tiềm tàng không cao mà chỉ có giá trị hiện tại cao.
- Tài nguyên có giá trị trao đổi và tài nguyên không có giá trị trao đổi.
Giá trị của tài nguyên còn được hiểu theo nghĩa tài nguyên của ai và tài nguyên cho ai?
- Tài nguyên có thể là của một cá nhân và giá trị của nó trước hết là do người sử dụng xác định, vì không ai khác ngoài người sử dụng có thể hiểu rõ và đánh giá đúng thực chất về giá trị của tài nguyên đó.
- Tài nguyên có thể là của một quần thể, một tập thể người nhất định nào đó mà chỉ với họ giá trị của tài nguyên mới được xác định chính xác.
- Tài nguyên của toàn thể cộng đồng thế giới.