PHÂN LOẠI CẢNH QUAN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DU LỊCH SINH THÁI (Trang 116 - 120)

TÀI NGUYÊN CẢNH QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

11.5. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN

Tuỳ mục đích khác nhau, ứng với một bảng chỉ tiêu phân loại khác nhau, ta được những bảng phân loại khác nhau. Có mấy khái niệm sau:

- Phân bậc thay đổi cảnh quan

Thông qua sự tác động của con người lên môi trường cảnh quan, chúng ta có thể chia cảnh quan ra thành năm bậc nhử sau:

+ Cảnh quan tự nhiên + Cảnh quan nhân tạo + Cảnh quan được quản lý + Cảnh quan canh tác

+ Cảnh quan ngoại thành + Cảnh quan đô thị + Cảnh quan miên núi + Cảnh quan đồng bằng + Cảnh quan vùng trung du + Cảnh quan núi đá tai mèo + Cảnh quan cửa biển chiều hôm + Cảnh quan sông nước mênh mang...

Trong đó, tuỳ vào mục đích có thể người đặt tên địa danh ngay cho cảnh quan. Ví dụ cảnh quan dãy Trường Sơn, cảnh quan Hạ Long, cảnh quan Ba Vì, Cảnh quan Phong Nha Kẻ Bàng... mà mỗi khi nhắc đến tên loại hình này, du khách đã cảm nhận được sự đặc thù và hấp dẫn của nó trong DLST.

Vì vậy, đối với DLST, sự phân loại này cũng có vai trò và chức năng riêng.

11.5.1 Cảnh quan tự nhiên

Đây là những cảnh quan không có sự tác động của con người hoặc các tác động không đáng kể, ví dụ như các khu rừng nguyên sinh, bãi biển hoang sơ, đầm lầy nguyên sinh, các vườn quốc gia,…

Đối với việc phát triển DLST, cảnh quan tự nhiên mang tính đặc thù và có sự hấp dẫn cao. Một cảnh quan tự nhiên, sẽ có một hay một vài hệ sinh thái đặc thù tương ứng với cảnh quan đó. Đây là yếu tố cơ bản nhất, cấu thành trong DLST.

Ứng với mỗi hệ sinh thái đặc thù, chúng ta có sắc thái riêng, các sản phẩm đặc trưng từ hệ sinh thái đó. Ví dụ, tương ứng

với hệ sinh thái rừng ngập mặn, chúng ta có cảnh quan rừng xanh hoà với biển xanh, trong khí trong lành, gió biển mơn man và cả các sản phẩm từ cây đước, mắm, sú, và các loài động vật, thú, cá, tôm… đi theo hệ sinh thái rừng ngập mặn này. Ở một khu rừng vùng tây nguyên, là cảnh quan rừng mưa nhịet đới trên đất basalte, cảnh quan xanh một màu xanh của hoa lá, có cái mát dịu khí trời giàu oxy từ cây cỏ, có bóng mát của 5 tầng tán cây rừng, có trăm hoa nghìn trái, các sản phẩm từ hệ sinh thái đó là các loại gỗ, mây, tre, nứa, rượu cần,…. Đó là những điều du khách thưởng ngoạn cái đẹp trong cảnh quan, nhiên cứu cái đa dang phong phú của từng tài nguyên cảnh quan, và say sưa cái sắc thái của từng cảnh quan, tận hưởng thú vui tìm về nguồn và vẻ hoang sơ chân thật của thiên nhiên. Du khách có thể ngây người trước cảnh chiều tà, với ánh hoành hôn rơi rơi, với dòng sôn chiều ánh vàng lấp lánh, con đò xuôi dòng nhẹ nhàng tiếng hò ví dặm à ơi... Hoặc du khách có thể ngẩn ngơ trước cảnh quan núi đá vôi Nàng Tô Thị Lạng Sơn, có thể say sưa đắm mình cảnh quan thác Damri, nước trắng xoa hoà quyện tiếng nhạc rừng, im nghe, im nghe ve sầu kêu râm ran. Du khách Tây hay từ thành phố ồn ào lại đê mê thư thái trước cảnh quan nông thôn với ruộng lúa xanh rờn:

"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh moâng,

Thân em như chẽn lúa đòng đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai...."

(Daõn ca Ngheọ Túnh) Cảnh quan thiên nhiên là bức tranh màu tuyệt đẹp mà thiên nhiên Việt Nam ban tặng cho DLST.

Vì DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hướng du khách đến với thiên nhiên và các hoạt động diễn ra trong quá trình đó đều nhằm bảo vệ mội trường và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, cảnh quan tự nhiên có vai trò rất lớn đối với việc phát triển DLST.

11.5.2 Những cảnh quan nửa thụ nhiên nửa nhân tạo

Đây là những cảnh quan ở các vùng đai rừng với các loài tự nhiên được quản lí và khai thác, ví dụ như: đồng cỏ, ruộng bậc thang, những khu rừng khai thác lấy gỗ.

Đối với cảnh quan này, vai trò của con người có tác động nhẹ lên môi trường và cảnh quan nhưng vẫn dựa vào hệ sinh thái tự nhiên là chính. Tác động của con người tập trung chủ yếu ở việc chăm sóc và trồng một số cây lấy gỗ, hay việc làm bờ của ruộng bậc thang chống xói mòn đất, việc đốt lửa trước và sau thu hoạch…

Trong cấu trúc cảnh quan được quản lý, có các bản làng, lán trại nơi ở của các bộ tộc, các dân tộc thiểu số…. Các loại cảnh quan này thường có ở các vùng Tây Bắc, các vùng trung du Bắc bộ và Tây Nguyên, nơi tập trung chính các dân tộc thiểu số với các yếu tố văn hóa phong phú và hấp dẫn du khách trong loại hình du lịch cảnh quan sinh thái - văn hoá

bản địa. Bức tranh tĩnh vật bao quanh núi non cao mờ trong sương, nổi lên cảnh ruộng bậc thang tạo những đai xanh vòng theo đường bình độ, có con đường đất đỏ uốn mình đưa du khách đến với vò rượu cần hay buổi tung còn trao duyên, chợ tình...

Cảnh quan vùng Đèo Ngang là một ví dụ về sắc thái đặc trửng:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Cheo leo dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bỏ qua tranh cói chơù hay ù hiện nay, người du khỏch DLST có thể nào làm nơ trước cảnh quan này không? Không!

Gợi cho người du khách:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái đa đa

Đó là thực mà đó cũng là tưởng mà du khách cảm nhận để rồi suy tư:

Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta

Đúng là một bức tranh hoài cổ nhạt nhoà trong ráng chiều mà in đậm trong tâm tưởng cảnh quan thiên nhiên dãy Trường Sơn ăn ra tận biển này.

11.5.3 Những cảnh quan ruộng đồng nông thôn Loại này là những cảnh quan được khai thác để trồng trọt hay còn gọi là cảnh quan nông thôn.

Xem xét ở cấu trúc toàn cục, cấu trúc phổ biến là các thửa ruộng, cánh đồng, rừng trồng và hoa màu. Cấu trúc dạng tuyến của toàn bức tranh cảnh quan là các hàng rào - dậu, bờ mương, kênh nội đồng hay kênh tưới – tiêu nước.

Những đốm thể hiện các cụm nhà dân, các ao nội đồng,…

Ở đồng bằng, cảnh quan canh tác trồng trọt thường rộng và được canh tác toàn bộ diện tích. Đó là cảnh quan đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa .

(Daân ca) Hay là cảnh thanh bình yên ả của nông thôn:

Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên chàng đọc sách, bên nàng quay tơ.

(Daân ca) Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, các cánh đồng thường rộng và có tâm là các làng, sóc (dân Khmer), khu dân cư. Đó là con kênh xanh xanh những chiều êm ái lướt trôi.

Tại các vùng đất dốc Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cảnh quan này thường thấy là các rừng trồng như cao su, cà pheâ, khoai mì, mía, tieâu,...

Ở vùng đồng bằng, du khách có thể tham quan, tìm hiểu lịch sử phát triển lâu đời nền văn minh lúa nước và các giá trị văn hóa bản địa kèm theo. Ngoài ra, du khách có thể tham gia canh tác nông nghiệp cùng với người nông dân.

Ngày nay, việc phát triển các lọai hình nuôi trồng thủy sản các vùng ven biển và nội đồng cũng tạo nên loại cảnh quan này. Các vùng nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp tập trung nhiều các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau,… các vùng ven biển miền trung như Phan Thiết, Phú Yên, Nha Trang. Sự phát triển nuôi trồng thủy sản còn phát triển ở các vùng nội đồng như Đồng Tháp, An Giang, các vùng ven sông Hậu và Sông Tiền và hệ thống các sông khác của đồng bằng sông Cửu Long.

11.5.4 Cảnh quan làng mạc

Loại cảnh quan này nằm ở trung tâm của các cảnh quan đồng bằng, chúng thể hiện là các làng mạc. Làng mạc là một nhóm nhà ở vùng nông thôn, lớn hơn bản làng, láng trại. Vị trí làng mạc thường nằm ở vùng gò đồi trên mực nước lũ, nơi có mực nước ngầm thấp, hay vùng có vị trí phòng thủ an toàn.

Làng mạc là cảnh quan đặc trưng cho nông thôn Việt Nam về lịch sử văn hóa cũng như hệ sinh thái vườn, hệ sinh thái nông thôn.

Sự phát triển của một cảnh quan nông nghiệp diễn ra qua các giai đoạn:

+ Neàn noõng nghieọp truyeàn thoỏng;

+ Nền nông nghiệp truyền thống kết hợp hiện đại;

+ Nền nông nghiệp hiện đại với vết tích của nền nông nghieọp truyeàn thoỏng.

Cảnh quan làng miền đồng bằng Bắc Bộ: Đó là những cảnh làng có cây đa, bến nước sân đình, có miếu thờ thần Thành Hoàng, có con đê đầu làng, có bãi mía, nương dâu, chợ làng, hội làng, lũy tre làng đung đưa kẽo kẹt, có giếng khơi đầy nước và lóng lánh ánh trăng có cô thôn nữ da trắng răng đen (ngày xưa), khăn mỏ quạ, quần thâm, áo tứ thân

Cảnh quan làng đồng bằng sông Cửu Long là rặng dừa xanh soi bóng dòng kên xanh, chiếc xuồng ba lá có cô con gái vắt khăn rằn chèo xuồâng đưa du khách thăm chợ nổi hay làng bè ven sông Hậu...

11.5.5 Cảnh quan vùng ven đô

Đây là các vùng nằm liền kề với các đô thị hoặc vùng có quá trình phát triển rất đặc thù vừa mang vẻ làng quê nhưng lại có sự pha trộn hiện đại của đô thị.

Cảnh quan các vùng này đang có sự thay đổi lớn vì đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nhất.

Ở ven đô, sự đa dạng về loài cao hơn so với vùng nội đô và đôi khi lớn hơn sự đa dạng về loài ở cảnh quan tự nhiên.

Mặc dù có sự làm nghèo cảnh quan tự nhiên do mật độ canh tác nhưng các động, thực vật trong những vườn cây cảnh, các trại nuôi, vườn ươm kết hợp với sự quần cư của con người làm tăng thêm sự phong phú về loài. Có một vài loài có thể xâm

chiếm phần tự nhiên của cảnh quan ngoại ô nhưng các loài này thường trở thành dịch họa đối với tiềm năng cảnh quan.

11.5.6. Cảnh quan đô thị Cảnh quan đô thị được cấu thành của hai kiểu chung là

đường phố và khu phố, với sự phân bố rải rác của các công viên và các công trình đô thị không phổ biến khác (Stearns, Montang, 1974).

Các khu (districts), là các nhóm riêng biệt của các thành phần cảnh quan thường được ghi nhận về kiểu phân bố trong ba caỏu truực khoõng gian ủoõ thũ (De Blij, 1977; Miler, 1981):

+ Phân bố tập trung, một loạt các khu bao quanh một khu trung tâm thương mại đều nhau ở mọi hướng.

+ Phân bố hình nêm, một kiểu khu chức năng nào đó thường mở rộng từ khu trung tâm thương mại ra bên ngoài, với các hướng khác nhau có các khu chức năng khác nhau.

+ Phân bố đa trung tâm, một mạng lưới không đối xứng của các khu chức năng chung quanh khu thương mại trung tâm.

Tính sinh thái: Tương đối ít các lòai động, thực vật phát triển và tái sản xuất ở các thành phố hiện đại (Bornkamn et al, 1982; Spirn 1984).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DU LỊCH SINH THÁI (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)