VIÊN DU LỊCH SINH THÁI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DU LỊCH SINH THÁI (Trang 144 - 147)

14.1 YÊU CẦU CHÍNH CỦA MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DLST

Ngoài những yêu cầu chung của một hướng dẫn viên du lịch (nhanh nhẹn, nói lưu loát, ngoại hình dễ nhìn, trung thực...), hướng dẫn viên DLST còn có những yêu cầu sau đây:

- Phải có hiểu biết nhất định về lí thuyết DLST

DLST đòi hỏi không những biết về du lịch, hiểu kỹ hơn về ST mà còn hiểu sự tương tác giữa hai nhân tố này. Tuy nhiên ở một góc độ tương đối, có thể phải hiểu rằng, yêu cầu một hướng dẫn viên (HDV) DLST phải nắm vững kỹ năng của một HDV du lịch nhưng quan trọng hơn là phải được trang bị những kiến thức về sinh thái môi trường học. Do vậy, trong chương trình đào tạo, sau khi qua phần Cơ sở của du lịch, sinh viên phải học chuyên ngành về sinh thái học, bao gồm ba môn: Phân loại động vật, thực vật; Sinh học đại cương, sinh thái môi trường cơ bản, sinh thái môi trường ứng

dụng và đương nhiên là phải học môn DLST (tối thiểu 90 tiết). Nếu không hiểu về sinh thái môi trường thì không thể làm HDV DLST được. Bởi vì khách DLST, nhất là khách chuyên gia, họ thường hỏi những câu về chuyên môn, ví dụ:

hệ sinh thái này là hệ gì? giòng năng lượng ở đây? chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái này là gì? Cây này là cây gì, tên khoa học? đặc tính ra sao? Đất này thuộc loại nào, phẫu diện ra sao? Với đất đó, nước đó, cây đó thì con vật nào thích nghi?

Diễn thế sinh thái ở đây ra sao? cảnh quan sinh thái trong khu du lịch này được định danh là gì? ... và bao nhiêu câu hỏi đại loại như vậy sẽ được khách nêu ra mà người hướng dẫn không thể không trả lời.

- Phải nhận biết trên thực tế, thực địa các dạng hình hệ sinh thái với những thành phần và cấu trúc của chúng, cũng như phải nhận dạng, phân biệt được một số loài thực vật, động vật đặc thù cho các hệ sinh thái điển hình. Giải thích quá trình thành tạo hệ sinh thái bản địa, sự liên quan giữa các thành phần của hệ sinh thái, giữa các loài trong hệ. Phải nắm bắt và giải thích diễn thế hệ sinh thái, xác định hiện tại hệ sinh thái đang ở vị trí nào trong diễn thế đó.

- Phải nói tiếng Anh thành thạo, và hơn thế nữa phải biết đọc và viết chữ latin

Bởi vì, khách DLST các nước xứ hàn đới rất muốn thưởng thức cảnh quan và sinh thái nhiệt đới của ta. Nếu hướng dẫn viên không thông thạo tiếng Anh và viết chữ latin sẽ rất khó hiểu nhau, khó thuyết minh cho họ về sinh thái.

- Phải có tính cách nhã nhặn, kiên trì để trình bày, giải thích nhưng kiên quyết với du khách có hành vi gây hại hệ sinh thái môi trường.

Có thể có gặp những du khách có những hành vi không thích hợp như: chọc phá thú, ngắt hoa, bẻ lá, cành cây, dẫm lên cỏ, bơi lặn nơi cấm, xả rác, tiểu đại tiện không đúng nơi, la lối cãi vã... Đòi hỏi người HDV DLST phải có đức tính vứa nêu trên thì mới được lòng thượng đế nhưng vẫn bảo vệ được tài nguyên môi trường khu DLST.

14.2 MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA HDV DLST

Một HDV DLST được gọi la thành công khi hoàn thiện cá nhiệm vụ sau:

ƒ Thuyết minh rõ ràng dễ hiểu về cái đẹp, cái hay, cái đạc thù của khu DLST mà bạn hướng dẫn du khách tham quan.

ƒ Làm cho du khách nắm được logic, các đặc điểm điển hình của HST này. Cố gắng đưa du khách cảm nhận được từ cái chưa hay khi mới nhìn qua trở thành cái hay khi đã được hướng dẫn. Muốn vậy, phải làm cho họ hiểu, và đi đúng cảm thụ chủ quan của họ.

ƒ Khơi dậy và kích thích hưng phấn khách DLST

ƒ Phổ biến nội quy của khu DLST hay của tour DLST mà mình sắp hướng dẫn trước khi khởi hành.

ƒ Chuẩn bị tốt tinh thần, và phương tiện khi có sự cố trong thời gian hướng dẫn. Như ta đã biết, các khu hay tour

DLST thường có sự cố như thú dữ hoảng sợ khi bị chọc phá, sên vắt hay ong tấn công, gặp mưa gió bất thường, sông suối có lũ, đất lầy thụt...

ƒ Phải tìm hiểu kỹ đối tượng khách của mình là ai, loại nghỉ dưỡng hay nghiên cứu, hay trở về vối thiên nhiên hay học tập... để có cách hướng dẫn phù hợp. Muốn cho khách thoả mãn thì phải làm cho họ hiểu, cảm thụ. Mà muốn họ hiểu, người HDV DLST lại phải tìm hiểu kỹ đối tượng của mình.

ƒ Phải chuẩn bị đủ tư liệu cần thiết về khu hay tour DLST sắp hướng dẫn. Đó là những tư liệu về đặc điểm sinh thái, môi trường đất, môi trường nước, không khí khí hậu, đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, dân cư và cuộc sống văn hóa của họ

ƒ Căn cứ vào sức chịu tải và tải lượng từng loại khách mà xác định số lượng khách trong một chuyến hướng dẫn cho phù hợp.

ƒ Lên kế hoạch hướng dẫn khách: nội dung và thời gian, thời lượng trong chương trình hướng dẫn.

ƒ Viết bản thuyết minh tóm tắt, cách trình bày phù hợp với từng đối tượng khách.

ƒ Có những khu DLST có phòng trưng bày tiêu bản thì hướng dẫn viên cần giới thiệu và trình diễn để khách cảm thụ trước khi ra thực địa (ví dụ trong khu DLST có loài chim thì nên giới thiệu tên chim, tập tính sinh học, biểu diễn tiếng

hót khi có phấn khích, tình yêu, săn sóc con cái, giận dữ của con chim đó).

14.3 NỘI DUNG GỢI Ý CỦA MỘT BẢN THUYẾT MINH HƯỚNG DẪN DLST

- Yêu cầu: Viết trôi chảy, ngắn gọn, hấp dẫn nhưng không quá cầu kỳ, sáo rỗng. Phục vụ đúng đối tượng. Tránh tình trạng như một số công ty DLST đã làm, viết một bài, rồi học thuộc, để rồi, với đối tượng nào cũng sử dụng bài ấy. Làm như vậy không hiệu quả!

- Nội dung chính:

◊ Mở đề: Dẫn dắt khách vào đề tài DLST.

◊ Giới thiệu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội khu hay tour DLST.

◊ Đường đi đến khu DLST.

◊ Toàn cảnh khu DLST.

◊ Cảnh quan đặc thù khu DLST.

◊ Đa dạng sinh học: đa dạng loài, đa dạng gen, đa dạng sinh thái, đa kiểu hình.

◊ Tài nguyên sinh vật phong phú, những thực vật quý hieám, thuù quùy hieám.

◊ Giới thiệu các hệ sinh thái điển hình, đầu vào, đầu ra, chuỗi thức ăn, giòng năng lượng, sự cộng sinh, ký sinh, hợp sinh, keỷ thuứ, con moài...

◊ Nếu là khu bảo tồn hay VQG, cần giới thiệu phần ngoài, phần chuyển tiếp, phần đệm, phần lõi.

◊ Nêu bật giá trị khu DLST tạo sự cảm phục cho khách.

Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn cộng đồng.

◊ Sự tương thích giữa đất-nước-cây-con và con người. Đất nào cây ấy, nước nào đất ấy, con ấy và con người ấy....

◊ Sự tương thích giữa sinh cảnh và con người.

◊ Nếu là khu DLST kết hợp văn hoá thì cố gắng nêu bật nét đặc trưng, tính hài hoà giữa hai khía cạnh này, tạo cho chúng nổi trội, có một không hai...

◊ Có thể lồng thơ ca hay ca dao tục ngữ vào cho thêm phần sinh động nhưng tuyệt nhiên phải đúng lúc đúng chỗ chứ không thể khiên cưỡng hay sáo rỗng được.

◊ Kết luận: Gợi điểm ưu thế của khu DLST, gây cảm xúc, tạo sự lưu luyến, mong tái ngộ...

Chửụng XIV

1. Yêu cầu chính của một hướng dẫn viên du lịch sinh thái?

2. Một số nhiệm vụ chính của hướng dẫn viên du lịch sinh thái?

3. Những nội dung chính của một bản thuyết minh hướng dẫn du lịch sinh thái?

4. Thành lập một bản thuyết minh hướng dẫn du lịch sinh thái cho một khu du lịch (tự chọn)?

Chửụng 15

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DU LỊCH SINH THÁI (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)