Khái niệm, vai trò và đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 28)

* Khái niệm

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCHXH) là một tổ chức tín dụng đặc biệt do Nhà nước thành lập, có nhiệm vụ chính là thực hiện các mục tiêu và chính sách đặc biệt của Chính phủ, nhằm hỗ trợ và phục vụ các đối tượng chính sách trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của quốc gia [2].

Với hệ thống giao dịch từ cấp Trung ương đến địa phương, mô hình tổ chức của NHCSXH Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội, tại các tỉnh đều có chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, tại các huyện, thành phố, thị xã có hệ thống các Phòng giao dịch cấp huyện, thành phố, thị xã. Đặc trưng của NHCSXH là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng 0%, được Nhà nước bảo hộ khả năng thanh toán. Ngoài ra, là một ngân hàng thực hiện các chính sách của Nhà nước nên NHCSXH không cần phải tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng như được miễn thuế và các khoản phải nộp NSNN khác.

* Vai trò

Một là, sự ra đời của NHCSXH đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước [1].

Từ tình hình thực tế về kinh tế, xã hội và tài chính của người dân, đặc biệt là với nhóm đối tượng như hộ nghèo và người thuộc chính sách xã hội về khả năng và

14

nhu cầu về nguồn vốn tín dụng của những đối tượng này. NHCSXH đã xây dựng và phát triển triển chính sách cấp nguồn vốn tín dụng với điều kiện và lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đồng thời hợp tác với các tổ chức xã hội, các địa phương và cộng đồng để thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ trong việc triển khai chính sách đến người dân. Do đó, các hộ gia đình đói nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi này.

Hai là, NHCSXH với nguồn vốn chủ yếu từ Trung ương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách ưu đãi với nhiều mục tiêu khác nhau nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần thực hiện giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Nếu khi mới thành lập, NHCSXH chỉ có 3 chương trình tín dụng chính sách thì đến nay, đã có 20 chương trình tín dụng chính sách với nhiều mục tiêu khác nhau như phục vụ sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ an sinh giáo dục, giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất - kinh doanh và thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn… Các chương trình tín dụng chính sách này đã giúp nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba là, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhờ đó NHCSXH đã ứng dụng vào quá trình quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như tạo thuận lợi cho các đối tượng vay vốn được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi.

NHCSXH đã tăng cường công nghệ tin học trong quản lý hiệu quả tín dụng chính sách, rút ngắn thời gian và giảm thiểu các sai sót trong các giao dịch. Ngoài ra, NHCSXH đã và đang thực hiện dịch vụ chuyển tiền qua Western Union. Tăng cường công nghệ tin học đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ, hạn chế phát sinh những sai phạm trong hoạt động tín dụng chính sách; đồng thời, cũng tạo thuận lợi cho khách hàng trong các dịch vụ chuyển tiền, nâng cao được kiến thức về tài chính và giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay vốn và gửi tiền tại NHCSXH.

15

* Đặc điểm

- NHCSXH là một dạng đặc thù ngân hàng hoạt động với mục tiêu xã hội, không vì lợi nhuận, mô hình tổ chức cũng có các đặc điểm riêng. Ngân hàng phục vụ các khách hàng được chỉ định bởi chính phủ theo chính sách thời gian cụ thể.

Đây là những người không có khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại thông thường, có nghĩa là họ không đủ điều kiện để vay tiền từ các ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng NHCSXH chủ yếu do Nhà nước sở hữu và sử dụng một phần tài chính từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ các ngành và lĩnh vực khác nhau. Vì lẽ đó, tổ chức quản lý loại ngân hàng này yêu cầu sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để điều hành ngân hàng, xác định chính sách tài chính chính và đầu tư cho từng khu vực và đối tượng trong mỗi giai đoạn.

+ Tại Trung ương: Hội đồng quản trị NHCSXH bao gồm những thành viên chuyên trách và các thành viên kiêm nhiệm là các đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức CT-XH có thẩm quyền.

+ Tại địa phương: Bao gồm bộ phận cán bộ chuyên trách của NHCSXH thfi còn có sự đóng góp và tham gia của bộ máy chính quyền địa phương các cấp như cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

+ Tại cơ sở: Chính quyền địa phương cùng với các tổ chức CT-XH thành lập các tổ TK&VV bao gồm các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn có nhu cầu vay vốn chính sách, tự nguyện gia nhập Tổ theo quy định và có trách nhiệm trong việc sự dụng nguồn vốn vay ưu đãi và trả nợ cho ngân hàng.

- Khách hàng của NHCSXH bao gồm hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng nghèo, cùng với các đối tượng chính sách xã hội khác. Đây là những người thường khó có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính từ các ngân hàng thương mại và họ cần được hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để cải thiện điều kiện sống của họ và phát triển kinh doanh cá nhân [2].

- Trái ngược với hoạt động chính của ngân hàng thương mại, mô hình hóa tài chính chính của NHCSXH dựa chủ yếu vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước qua

16

các hình thức sau: Cấp vốn điều lệ và hàng năm được Ngân sách Trung ương, địa phương cấp để để thực thi chương trình cho chính danh sách đối tượng theo vùng và đối tượng. Ngoài ra, nguồn vốn của NHCSXH cũng được huy động từ Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu và công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Đối với huy động nguồn vốn trên thị trường, số tiền thu được phụ thuộc vào kế hoạch được chính phủ phê duyệt và chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ được bù trừ từ ngân sách Nhà nước . Do sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn của NHCSXH tăng theo kế hoạch được phê duyệt.

- Với đặc thù về đối tượng khách hàng thường là những hộ nghèo, gặp khó khăn, điều kiện kinh tế kém và ít tiếp cận được với dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Do đó, việc sử dụng nguồn vốn cho vay đối với khách hàng cũng có những đặc trưng riêng như:

+ Món cho vay nhỏ : NHCSXH thường xuyên cung cấp các tài khoản vay nhỏ cho khách hàng của mình. Điều này có nghĩa là mỗi tài khoản vay thường có giá trị thấp và để đáp ứng nhu cầu cho nhiều khách hàng, NHCSXH cần phải thực hiện nhiều giao dịch cho vay.

+ Chi phí quản lý cao : Do công việc phải xử lý nhiều tài khoản vay nhỏ và đối tượng khách hàng có đặc tính đa dạng, NHCSXH thường phải đầu tư nhiều cho quản lý và giám sát, dẫn đến chi phí quản lý tăng cao.

+ Rủi ro ro cao : vốn tín dụng được cung cấp bởi NHCSXH thường gây ra rủi ro cao. Ví dụ, đối với hộ gia đình nghèo sống ở vùng nông thôn hoặc vùng sâu, họ thường phải đối mặt với môi trường thiên nhiên không ổn định, như bão lũ và hạn hán. Điều này làm tăng nguy cơ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hơn nữa, họ có thể thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng, làm tăng nguy cơ mất vốn.

- Phần lớn các chương trình cho vay của NHCSXH được thực hiện thông qua việc ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

17

Một phần của tài liệu hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)