CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH HỘ CẬN NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN
3.1. Định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại Phòng
3.1.1. Định hướng chung
Tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác là ưu tiên hàng đầu.
Để đảm bảo hiệu quả trong công tác giảm nghèo nhanh chóng và bền vững, việc nâng cao khả năng sử dụng vốn của hộ cận nghèo đóng vai trò quan trọng.
Thường thấy nhóm hộ cận nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hiệu quả hóa việc sử dụng vốn vay ngân hàng. Những hạn chế về kiến thức tài chính, kinh nghiệm quản lý, cũng như về khả năng sản xuất kinh doanh và thể chất tạo ra thách thức trong việc tận dụng nguồn vốn vay của Nhà nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải kết hợp việc cung cấp vốn tín dụng chính sách cho hộ cận nghèo với các biện pháp giải quyết những hạn chế của họ. Chỉ có như vậy, hộ cận nghèo mới có thể có được tín dụng được ưu đãi để vươn lên thoát nghèo. Đối với các tổ chức tín dụng, việc hộ cận nghèo tăng cường khả năng sử dụng vốn vay sẽ giúp đảm bảo chất lượng tín dụng và mở rộng quy mô phục vụ khách hàng.
Khích lệ sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động tín dụng dành cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác là một điểm nhấn quan trọng.
Công cuộc giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của chính phủ hoặc một phần của cộng đồng mà là của toàn xã hội. Điều này bởi vì nguồn lực cho giảm nghèo phải được phân phối cho nhiều mục tiêu phát triển khác nhau, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với các mục tiêu khác để đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ và hiệu quả chung. Khi áp dụng quan điểm này vào chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ cận nghèo, ta nhận thấy rằng để cấp tín dụng cho họ, cần có sự tham gia của nhiều bên trong xã hội, không chỉ là của nhà nước và các tổ chức tín dụng. Sự tham gia của
84
các bên liên quan có thể giúp loại bỏ các rào cản trong quá trình tiếp cận hoặc sử dụng vốn tín dụng một cách hiệu quả cho hộ cận nghèo.
Hỗ trợ tín dụng cho các hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đặc biệt khó khăn cần được tăng cường.
Chính sách tín dụng cho hộ cận nghèo cần phải có sự phân biệt rõ ràng hơn giữa những hộ nghèo thông thường và những hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Các hộ nghèo đặc biệt khó khăn thường là những hộ nghèo tại các khu vực khó tiếp cận, các vùng dân tộc thiểu số.
Đảm bảo tính bền vững của chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác là điều cần thiết.
Để đảm bảo tính bền vững cho chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, cần tiếp tục thực hiện áp dụng lãi suất ưu đãi. Ngoài việc giảm thiểu chi phí hoạt động, mô hình hiện tại nên tiếp tục duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất thị trường và lãi suất cho vay được Nhà nước bù đắp. Trên thế dài hạn, ngân sách Nhà nước cần dần giảm việc chi trả cho bù đắp lãi suất và chi phí hoạt động. Thay vào đó, lãi suất ưu đãi nên chỉ áp dụng cho một số bộ phận hộ cận nghèo đặc biệt khó khăn và cuộc sống cực kỳ khó khăn. Phần còn lại của chính sách nên tập trung vào ưu đãi về điều kiện vay vốn, nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay hộ cận nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền
Để thực hiện các nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo.
Để đảm bảo thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo một cách xuất sắc, NHCSXH cần tập trung tất cả các nguồn lực, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hộ cận nghèo. Mục tiêu là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách, từ đó giúp hộ cận nghèo có điều kiện phấn đấu để tự lập và thoát nghèo bền vững. Cụ thể, PGD NHCSXH huyện Phong Điền sẽ triển khai các nhiệm vụ ưu tiên sau:
85
- Để đảm bảo rằng tất cả các hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, nếu đủ điều kiện và có nhu cầu, đều có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ mà NHCSXH cung cấp.
- Đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm khoảng 10%, nhằm đảm bảo cung cấp nguồn vốn ổn định cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách.
- Đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% so với tổng dư nợ, giữ cho các khoản vay được quản lý một cách hiệu quả và tránh rủi ro.
- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, nhằm giảm gánh nặng tăng tính thuận tiện cho người vay.
- Lồng ghép phối hợp hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, và khuyến ngư. Mục tiêu là tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ đầy đủ và đa chiều cho hộ cận nghèo.
3.1.3. Mục tiêu
- Phát triển Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước;
gắn tăng trưởng tín dụng với nâng cao chất lượng cho vay để hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và góp phần góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, trong đó tích cực huy động vốn từ dân cư thông qua tổ TK&VV, từ các tổ chức trên địa bàn, các nguồn vốn ủy thác tại địa phương...
- Có kế hoạch phối hợp tích cực với các cơ quan, đơn vị cấp huyện, xã trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần vào quá trình phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Tích cực tham mưu UBND huyện Phong Điền chuyển vốn ủy thác để thực hiện cho vay đối với hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tăng trưởng tín dụng phải song song với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho vay. Cần phải kiểm soát, cải thiện và duy trì nợ xấu ở mức hợp lý và an toàn trong hoạt động cho vay.
86
- Thực hiện tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ theo chỉ tiêu Chi nhánh NHCSXH tỉnh giao, phấn đấu tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%, riêng nguồn vốn huy động từ địa phương bình quân hàng năm tăng 7-10 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn nói chung dưới 0,05% và không có tình trạng nợ quá hạn đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo, tất cả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, nợ rủi ro bất khả kháng được xử lý kịp thời theo quy định.
- Tỷ lệ thu lãi bình quân của Phòng giao dịch luôn đạt trên 99% và luôn đạt kế hoạch đề ra.
-Trên 98% tổ TK&VV được xếp loại tốt, không có tổ bị xếp loại trung bình và yếu; 100% tổ được ủy nhiệm thu tiết kiệm.
- Ban đại diện, Hội đoàn thể các cấp kiểm tra, giám sát 100% Thị trấn, 50%
cấp xã; 100% điểm giao dịch; 100% tổ tiết kiệm và vay vốn, đối chiếu 80% hộ vay, tập trung kiểm tra, đối chiếu các tổ tiết kiệm và vay vốn có tỷ lệ nợ quá hạn >1%.
- Tiếp tục tìm kiếm xác định địa chỉ hộ vay đã đi khỏi nơi cư trú để xử lý, đổi sổ, thu hồi vốn và bàn giao nợ.
- Chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ giảm nghèo, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời thường xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể kiểm tra, hướng dẫn cách ghi chép mở sổ sách theo dõi tại các tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Nâng cao chất lượng trong các hoạt động của các Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn là giải pháp có tính quyết định đến chất lượng cho vay trên từng địa bàn.
- Tăng cường chỉ đạo làm tốt công tác tự kiểm tra tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền. Tự kiểm tra tại Phòng giao dịch là biện pháp tốt nhất hạn chế sai sót tại chỗ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh những vướng mắc trong hoạt động cho vay.