Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 48)

1.4.1. Kinh nghiệm tại một số Phòng giao dịch tại các địa phương

* Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hương Trà là thị xã của tỉnh TT-Huế, đối tượng chính sách nhiều, trong đó, số lượng hộ cận nghèo là rất lớn… Thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ cận nghèo tại NHCSXH để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững Quyết định cũng quy định, NHCSXH thị xã Hương Trà đã triển khai ngay chương trình đến đúng đối tượng là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm. Đến ngày 31/12/2020, NHCSXH thị xã Hương Trà đã cho 2.612 hộ cận nghèo được vay vốn, với tổng dư nợ đạt 90,8 tỷ đồng. Để đạt được kết quả này là do NHCSXH thị xã Hương Trà đã cho vay đúng đối tượng,

33

quy trình và thủ tục cho vay đối với hộ cận nghèo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện;

Xây dựng kế hoạch nguồn vốn hằng năm để cho vay hộ cận nghèo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo hiệu quả cho vay của chương trình.

* Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ cận nghèo, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến với người dân trong tỉnh. Đây được xem là một kênh tiếp thêm sức cho các hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế bền vững hơn. Sau khi có quyết định, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp rà soát danh sách hộ cận nghèo theo từng năm để làm cơ sở trình UBND huyện phê duyệt. NHCSXH căn cứ danh sách của UBND thị xã Quảng Trị để làm cơ sở đối chiếu, phê duyệt cho vay. Ranh giới hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khá mong manh, nên đối tượng hộ cận nghèo về cơ bản còn nhiều khó khăn, có khả năng tái nghèo nếu không được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ cận nghèo đã tạo động lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Qua rà soát, toàn thị xã có trên 1.500 hộ cận nghèo trong 3 năm qua. Đến 31/12/2020, NHCSXH thị xã Quảng Trị đã triển khai cho 1.112 hộ vay với số tiền trên 88 tỷ đồng, trong tổng số 40 tỷ đồng do Trung ương phân bổ trong năm 2019.

Với nhu cầu rất lớn nhưng vốn phân bổ hạn chế, NHCSXH thị xã Quảng Trị đã chủ động, tích cực tập trung giải ngân để kịp thời đưa nguồn vốn tín dụng đến với các hộ cận nghèo có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... Chương trình cho vay hộ cận nghèo tuy mới triển khai thực hiện, nhưng đã tạo được niềm tin và sự đồng thuận cao của người dân. Phát huy hiệu quả của chương trình, trong thời gian tới, NHCSXH thị xã Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham mưu cho UBND các cấp rà soát, bổ sung danh sách hộ cận nghèo, làm cơ sở đáp ứng nhu cầu vốn vay; tạo điều kiện tốt nhất để các hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào sản xuất, ổn định đời sống, thoát cận nghèo bền vững.

* Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

34

Đến thời điểm 31/12/2020, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thăng Bình đã triển khai, chương trình cho vay hộ cận nghèo đã cho vay hơn 72,1 tỷ đồng với hơn 1.420 hộ cận nghèo vay vốn với mức lãi suất 8,25%/năm, thời gian vay tối đa 5 năm, thấp hơn khá nhiều so với mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cùng kỳ hạn Như vậy, bình quân mỗi hộ được vay 50,8 triệu đồng. Hầu hết các hộ vay vốn đều có mục đích sử dụng rõ ràng, minh bạch và bước đầu phát huy hiệu quả kinh tế. Năm 2019, huyện Thăng Bình được Trung ương giao gần 85 tỷ đồng cho vay hộ cận nghèo. Theo đó, NHCSXH huyện Thăng Bình ưu tiên dành cho các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có nguy cơ tái nghèo cao nhưng đồng thời phải có mục đích sử dụng vốn rõ ràng, phương án đầu tư khả thi hiệu quả. Không những thế, thủ tục vay cũng đơn giản, không cần tài sản đảm bảo, việc giao dịch hàng tháng được thực hiện cố định tại trụ sở cấp xã, thuận lợi cho người vay vốn…

Chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ cận nghèo tại huyện Thăng Bình đang mang lại hiệu ứng tốt

Có thể nói, nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo được coi là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa lớn, nhận được sự đồng tình cao của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các hộ dân. Nguồn vốn này sẽ kịp thời tiếp sức cho hộ cận nghèo tiếp tục có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống trên địa bàn huyện Thăng Bình.

1.4.2. Bài học rút ra đối với Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền

Từ thực tế của một số mô hình hoạt động của các Phòng giao dịch NHCSXH trên và các nội dung lý luận, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học cho mình để nâng cao hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo như sau:

Thứ nhất: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức liên quan đến quản lý và điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.Riêng đối với thành viên là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát bảo đảm quy định mỗi quý tối thiểu 1 thôn, một số tổ vay vốn và một số hộ vay, đồng thời tăng cường tham gia nghiêm túc các phiên họp ban

35

đại diện định kỳ, các phiên họp giao ban hằng tháng tại điểm giao dịch xã để chỉ đạo công tác tín dụng chính sách.

Thứ hai: tiếp tục rà soát nhu cầu xin bổ sung nguồn vốn Trung ương, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vốn theo Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh. Phấn đấu dư nợ đến cuối quý III/2021 tăng so với đầu năm từ 10%

trở lên. Tổ chức việc xây dựng kế hoạch tín dụng cho năm 2022 tại từng cấp, bao gồm cấp xã, huyện, và tỉnh, nhằm đảm bảo sự cung ứng kịp thời của nguồn vốn tín dụng chính sách.

Thứ ba: cho phép chi nhánh điều hòa nguồn vốn giữa chương trình hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn và các chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch tín dụng hiện nay.

Sớm có hướng dẫn cơ chế xử lý nợ rủi ro trong hệ thống NHCSXH. Tiến hành công việc tuyên truyền và phổ biến chính sách một cách rõ ràng, giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi của họ khi tham gia vay vốn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Các tổ chức chính trị - xã hội và Mặt trận Tổ quốc sẽ tích cực thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội để đảm bảo việc thực thi chính sách này được thực hiện một cách có hiệu quả và hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Thứ tư: Tổ chức CT-XH đã công khai hoá và xã hội hoá hoạt động tín dụng chính sách của ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận và hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Điều này giúp hộ gia đình cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính và tiết kiệm của ngân hàng Chính sách xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cũng giúp giảm thiểu thời gian và chi phí khi vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay.

36

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay tại ngân hàng Chính sách xã hội. Bằng cách này, nghiên cứu đã chi tiết khám phá vấn đề về hiệu quả hoạt động cho vay đối với những hộ gia đình cận nghèo, cung cấp các tiêu chí đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình cho vay. Việc nâng cao hiệu quả chương trình cho vay cho hộ cận nghèo tại NHCSXH không chỉ là một yêu cầu khách quan mà còn là cơ hội để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo vay vốn, giúp họ đạt được sự ổn định trong xã hội. Đồng thời, điều này cũng đóng góp vào việc nâng cao uy tín và vị thế của NHCSXH trong cộng đồng. Nghiên cứu cũng đã rút ra những bài học quan trọng từ kinh nghiệm thực tế, nhằm cung cấp hướng dẫn và kiến thức hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả cho vay dựa trên những kinh nghiệm thành công từ các Phòng giao dịch NHCSXH cụ thể. Các nội dung tác giả đưa ra trong chương 1 sẽ làm cơ sở để đánh giá thực trạng hiệu quả công tác cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền được đề cập ở chương 2.

37

Một phần của tài liệu hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)