CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH HỘ CẬN NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN
2.3. Phân tích hiệu quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền
2.3.1. Hiệu quả cho vay dưới góc độ ngân hàng
2.3.1.1. Quy mô và cơ cấu cho vay đối với hộ cận nghèo - Số hộ và tỷ lệ hộ cận nghèo đang vay vốn ngân hàng
Nhờ có nhận thức đúng đắn về các nguyên nhân và sự nỗ lực, tích cực của chính quyền và nhân dân, giai đoạn 2020 – 2022 tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách của ngân hàng tăng
56
lên. Cụ thể, năm 2020 có 422 hộ cận nghèo đang vay vốn chính sách, năm 2021 tăng lên 508 hộ còn dư nợ, tăng 86 hộ tương đương tăng 20,38% so với năm 2020.
Năm 2022 số lượng hộ cận nghèo đang vay vốn tăng thêm 115 hộ đạt mức 623 hộ vay vốn, tương ứng tăng 22,64% so với năm 2021.
Bảng 2.9: Số hộ và tỷ lệ hộ cận nghèo vay vốn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
(ĐVT: Hộ gia đình) Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- % Tổng số hộ vay vốn 15.377 15.316 15.711 -61 -0,40 395 2,58 - Số hộ nghèo 388 298 345 -90 -23,20 47 15,77 - Số hộ cận nghèo 422 508 623 86 20,38 115 22,64 - Số hộ mới thoát nghèo 2.544 2.765 3.398 221 8,69 633 22,89 - Các đối tượng chính
sách khác 12.023 11.745 11.345 -278 -2,31 -400 -3,41 Tỷ lệ hộ hộ cận nghèo
vay vốn (%) 2,74 3,32 3,97 0,57 0,65
(Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Nhìn vào bảng số liệu 2.9 ta có thể thấy tổng số khách hàng vay vốn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền hàng năm không có nhiều biến động. Tuy nhiên, khi xét đến số khách hàng của từng chương trình thì có sử chênh lệch về tỷ lệ và sự tăng trưởng giữa những nhóm khách hàng khác nhau. Đối tượng hộ nghèo vay vốn hiện nay trên địa bàn có tỷ lệ ít nhất và chiếm khoảng 2% trong năm 2022. Đối tượng hộ cận nghèo vay vốn năm 2020 có 422 hộ, năm 2021 tăng lên 508 hộ và năm 2022 tăng lên 623 hộ. Đối tượng hộ mới thoát nghèo cũng có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn này và chiếm khoảng 20% trong năm 2022. Ngược lại, số lượng đối tượng chính sách khác lại có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2020, số hộ thuộc đối tượng chính sách khác vay vốn là 12.023 hộ. Năm 2021 giảm xuống 11.745 hộ, giảm 278 hộ tương đương giảm 2,31% so với năm 2020. Năm 2022 số hộ thuộc đối tượng chính sách khác vay vốn tại Phòng giao dịch là 11.345 hộ, giảm 400 hộ tương đương giảm 3,41% so với năm 2021. Tổng số hộ vay vốn chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền năm 2022 là 15.711 hộ.
57
Xét về cơ cấu ta có thể thấy tỷ lệ các hộ cận nghèo vay vốn hàng năm có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2020 chiếm tỷ lệ 2,74% tổng số các hộ vay vốn, năm 2021 tăng lên 3,32% và năm 2022 tăng lên 3,97%.
Có được những kết quả đó là nhờ Đảng ủy, UBND huyện Phong Điền đã triệt để thực hiện tốt đề án giảm nghèo bền vững, thông qua đó nhiều giải pháp hữu hiệu được thực hiện, mà lớn nhất là giải pháp về vốn, đặc biệt là vốn từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống NHCSXH.
- Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay đối với hộ cận nghèo
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ hộ hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- % 1. Tổng dư nợ của
PGD 404.780 415.031 458.303 10.251 2,53 43.272 10,43 2. Dư nợ cho vay hộ
cận nghèo 15.769 20.412 25.342 4.643 29,44 4.930 24,15 3. Tỷ lệ dư nợ cho vay
hộ cận nghèo 3,90 4,92 5,53 1,02 0,61 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Qua bảng 2.10 cho thấy dư nợ tín dụng hộ cận nghèo năm 2020 đạt 15.769 triệu đồng, năm 2021 đạt 20.412 triệu đồng, tăng 4.643 triệu đồng tương ứng tăng 29,44% so với năm 2020. Năm 2022, tổng dư nợ cho vay hộ cận nghèo tiếp tục tăng lên 25.342 triệu đồng, tăng 4.930 triệu đồng tương ứng tăng 24,15% so với năm 2021. Quy mô dư nợ cho vay đối với hộ cận nghèo năm 2020 là 3,90%, năm 2021 là 4,92% và năm 2022 giảm chỉ còn 5,53% trên tổng dư nợ của Phòng giao dịch.
Giai đoạn 2020-2022, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền đã triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng hộ cận nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn, ngân hàng đã giải quyết cho nhiều hộ vay góp phần nâng cao thu nhập từ đó nâng cao thu nhập, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo trên địa bàn, đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến từng hộ vay, tạo được nhiều việc làm cho người dân gặp khó khăn. Nhờ nguồn vốn
58
cho vay của NHCSXH nên các hộ cận nghèo đã có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất, xóa bỏ tư tưởng ỷ lại để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều hộ hiện nay đã được NHCSXH đầu tư số vốn vay lên đến 100 triệu/hộ để có điều kiện mở rộng và phát triển quy mô SXKD tiến tới thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá, hộ giàu, đem kinh nghiệm làm giàu phổ biến giúp đỡ các hộ chưa thoát nghèo vượt khó đi lên, giảm số lượng hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương hàng năm giảm xuống.
- Cơ cấu cho vay đối với hộ cận nghèo
Xét theo kỳ hạn vay vốn: Số liệu ở bảng 2.11 cho thấy dư nợ cho vay hộ cận nghèo tập trung 100% dư nợ cho hình thức cho vay kỳ hạn trung hạn (từ 1 – 5 năm).
Không có dư nợ cho vay theo ngắn hạn và dài hạn. Theo quy định cho vay đối với hộ cận nghèo sẽ được cho vay theo 3 loại kỳ hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nguồn vốn vay tối đa không quá 100 triệu đồng/ hộ. Trên thực tế khi triển khai hầu hết các hộ gia đình đều lựa chọn phương án vay trung hạn với thời hạn vay giao động từ 1-5 năm. Nguyên nhân là do các hộ cận nghèo vẫn còn gặp khó khăn, chưa có đủ điều kiện để trả nợ, nguồn vốn vay ưu đãi sẽ phục vụ mục đích sản xuất, trồng trọt hoặc buôn bán và cần thời gian lâu hơn để phát huy hiệu quả. Nguồn vốn vay với lãi suất thấp và thời gian dài nhằm tạo điều kiện và động lực cho hộ cận nghèo ổn định cuộc sống, tự vươn lên thoát nghèo bền vững và trả nợ ngân hàng, cũng như tạo cơ chế chia sẻ khó khăn, rủi ro giữa Nhà nước và nhân dân.
Xét theo Hội đoàn thể: Dư nợ cho vay hộ cận nghèo uỷ thác cho vay thông qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cụ thể, năm 2020 dư nợ cho vay hộ cận nghèo qua Hội phụ nữ đạt 8.798 triệu đồng (chiếm 55,79%); năm 2021 dư nợ cho vay qua Hội phụ nữ tăng lên 11.487 triệu đồng, tăng 2.689 triệu đồng, tương ứng tăng 30,56% so với năm 2020; năm 2022 dư nợ cho vay hộ cận nghèo qua Hội phụ nữ tiếp tục tăng lên và đạt 13.087 triệu đồng, tăng 1.600 triệu đồng, tương ứng tăng 13,93% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 51,64% trong tổng dư nợ cho vay qua các Hội đoàn thể. Cho vay qua Hội nông dân năm 2020 là 4.445 triệu đồng đến năm 2022 là 6.549 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,84% trong năm 2022; qua Hội cựu chiến binh năm 2020 là 1.472 triệu đồng đến năm 2022 là 2.779
59
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,97%. Ủy thác thông qua Đoàn thanh niên năm 2022 là 2.927 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,55%.
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ hộ hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
ĐVT: Triệu đồng Nội dung 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
Dư nợ cho vay hộ
cận nghèo 15.769 20.412 25.342 4.643 29,44 4.930 24,15
Phân theo thời hạn
- Dư nợ ngắn hạn 0 0 0 0 0
- Dư nợ trung hạn 15.769 20.412 25.342 4.643 29,44 4.930 24,15
- Dư nợ dài hạn 0 0 0 0 0
Phân theo Hội đoàn thể
- Hội Nông dân 4.445 5.239 6.549 794 17,86 1.310 25,00 - Hội Phụ nữ 8.798 11.487 13.087 2.689 30,56 1.600 13,93 - Hội Cựu chiến binh 1.472 1.792 2.779 320 21,74 987 55,08 - Đoàn Thanh niên 1.054 1.894 2.927 840 79,70 1.033 54,54 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Hiện nay, trên địa bàn số lượng các đối tượng hộ cận nghèo có xu hướng giảm dần hàng năm, ngược lại số hộ mới thoát nghèo lại có xu hướng gia tăng. Do đó, nguồn vốn cho vay đối với hộ cận nghèo được phân bổ hàng năm mặc dù có gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với các chương trình cho vay khác.
Tuy nhiên, các Hội đoàn thể vẫn tích cực bám sát và theo dõi, quản lý các tổ TK&VV thuộc Hội của mình trong việc phối hợp với ngân hàng nhằm quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2.3.1.2. Khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay hộ cận nghèo
Khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với việc cho vay hộ cận nghèo được thể hiện qua mức độ an toàn tín dụng, khả năng hoàn trả và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của người vay. Điều này có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa.
60
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ xóa cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ PGD 404.780 415.031 458.303 10.251 2,53 43.272 10,43
- Nợ quá hạn 188 189 142 1 0,53 -47 -24,87
- Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,05 0,05 0,03 0,00 - -0,02 - 2. Tổng dư nợ cho vay hộ
cận nghèo 15.769 20.412 25.342 4.643 29,44 4.930 24,15 - Nợ quá hạn cho vay hộ
cận nghèo 0 0 0 0 - 0 -
- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
hộ cận nghèo (%) 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 - - Nợ khoanh cho vay hộ
cận nghèo 0 0 0 0 - 0 -
- Nợ xóa cho vay hộ cận
nghèo 0 0 0 0 - 0 -
(Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ xóa là các chỉ tiêu phản ánh về rủi ro tín dụng đối với công tác cho vay của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa đối với hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020 – 2022 được trình bày ở bảng 2.12. Qua bảng số liệu cho thấy do quá trình quản lý vốn cho vay tốt nên giai đoạn 2020 – 2022 tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền không có tình trạng nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo mặc dù nợ quá hạn chung của Phòng giao dịch giai đoạn này vẫn chiếm 0,05% trong năm 2020 và 0,03% trong năm 2022.
Đây thực sự là một thành tựu đáng mừng trong quản lý vốn của Ngân hàng.
Điều này được đạt được nhờ sự xuất sắc trong công tác thu hồi nợ gốc của các tổ viên bởi các tổ trưởng Tổ TK&VV, đảm bảo việc nộp cho Ngân hàng đúng thời hạn. Phòng giao dịch đã thực hiện tốt công tác kiểm tra và giám sát, trong đó cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo đã chặt chẽ theo dõi số liệu, tình hình vay vốn và kế hoạch trả nợ của các hộ vay vốn. Ban quản lý tổ TK&VV cũng đã tổ chức sinh hoạt
61
đúng định kỳ. Ngoài ra, công tác kiểm soát nội bộ luôn là một ưu tiên được Phòng giao dịch quan tâm và thực hiện tốt theo chương trình kế hoạch. Điều này giúp phát hiện kịp thời những hạn chế và sai sót trong quy trình nghiệp vụ, hồ sơ cho vay, từ đó bổ sung và khắc phục ngay lập tức. Chỉ tiêu này thực sự phản ánh tốt về hiệu quả công tác cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, đặc biệt là về khả năng thu hồi vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn của các hộ cận nghèo. Nợ quá hạn ở mức thấp là một biểu hiện rõ ràng của việc khách hàng sử dụng vốn vay một cách hiệu quả.
2.3.1.3. Tỷ lệ thu lãi trong cho vay hộ cận nghèo
Theo quy định của NHCSXH hiện nay, các khoản lãi vay đối với hộ cận nghèo được ủy thác thu qua tổ TK&VV. Do đó, khi đánh giá hiệu quả công tác cho vay đối với hộ cận nghèo, ngoài các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thu lãi vay cũng là 1 tiêu chí quan trọng. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ các hộ gia đình vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, có tiền trả lãi vay và công tác đôn đốc, thu lãi của các tổ TK&VV hoạt động tốt.
Tỷ lệ thu lãi bình quân đối với cho vay hộ cận nghèo thông qua Tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền cơ bản xấp xỉ đạt kế hoạch đề ra.
Năm 2020, số lãi phải thu là 1.403 triệu đồng, số lãi thực thu đạt 1.391 triệu đồng, đạt 99,12%. Năm 2021, số lãi phải thu là 1.984 triệu đồng, tăng 581 triệu đồng, tương ứng tăng 41,4% so với năm 2020. Lãi thực thu hộ cận nghèo năm 2021 đạt 1.980 triệu đồng, đạt 99,78%. Năm 2022, do dư nợ cho vay tăng nên số lãi phải thu cũng tăng lên đạt 2.398 triệu đồng, tăng 413 triệu đồng tương ứng tăng 20,82% so với năm 2021. Số lãi thực thu năm 2022 là 2.395 triệu đồng, do đó tỷ lệ thu lãi đạt được là 99,89%.
62
Bảng 2.13: Tỷ lệ thu lãi cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
1. Lãi thực thu cho vay
hộ cận nghèo 1.391 1.980 2.395 589 42,34 415 20,96 2. Lãi phải thu cho vay
hộ cận nghèo 1.403 1.984 2.398 581 41,40 413 20,82 3. Tỷ lệ (%) (3=1/2) 99,12 99,78 99,89 0,66 0,11
(Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Giai đoạn 2020 – 2022, huyện Phong Điền chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt năm 2020 xảy ra 3 trận bão lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó dịch bệnh Covid – 19 xảy ra trong giai đoạn này làm hộ vay vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, tuy vậy tỷ lệ nộp lãi vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả trên đã thể hiện rằng các Tổ TK&VV trên địa bàn đã thực hiện công tác đôn đốc thu lãi của hộ vay một cách xuất sắc, đồng thời, họ đã thực hiện hiệu quả các hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH. Sự thành công này phản ánh hiệu quả công tác cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, đặc biệt là về khả năng thu vốn và lãi vay đối với các hộ vay vốn.
2.3.1.4. Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn Hàng năm Ban quản lý Tổ TK&VV được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền phối hợp với các UBND cấp xã, các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác tổ chức đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động về công tác thực hiện các nhiệm vụ ủy thác của NHCSXH. Kết quả đánh giá xếp loại Ban quản lý Tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020 - 2022 được trình bày ở bảng 2.14 dưới đây.
Nhìn vào số liệu ở bảng ta thấy chất lượng đánh giá xếp loại tổ TK&VV trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ tổ xếp loại tốt tăng nhanh và giảm dần tỷ lệ tổ khá và trung bình, đặc biệt không có tổ bị xếp loại yếu trong giai đoạn
63
2020 – 2022. Cụ thể, năm 2020 số tổ TK&VV xếp loại tốt là 259 tổ, chiếm 90,24%
tổng số tổ; số tổ xếp loại khá là 27 tổ, chiếm 9,41% và số tổ xếp loại trung bình là 1 tổ, chiếm 0,35%. Năm 2021, số tổ xếp loại tốt là 273 tổ, chiếm 95,46% và số tổ xếp loại khá là 13 tổ, chiếm 4,54% và không có tổ bị xếp loại trung bình và yếu. Năm 2022, số tổ xếp loại tốt là 283 tổ, chiếm đến 99,3% tổng số tổ và chỉ có 2 tổ xếp loại khá, chiếm 0,7%.
Bảng 2.14: Kết quả xếp loại Tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
ĐVT: tổ Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
Tổ Tốt 259 273 283 14 5,41 10 3,66
Tổ Khá 27 13 2 -14 -51,85 -11 -84,62
Tổ Trung bình 1 0 0 -1 -100,00 0 -
Tổng cộng 287 286 285 -1 -0,35 -1 -0,35 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Việc nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV là một minh chứng cho việc nâng cao hiệu quả cho vay của NHCSXH đã được cải thiện. Ban quản lý của tổ đã có hướng dẫn chi tiết đối với các thành viên về thủ tục vay vốn và quy trình gửi tiền, đồng thời họ đã theo dõi và hỗ trợ người vay để đảm bảo sử dụng vốn một cách đúng mục đích và hiệu quả. Ban quản lý cũng đã đôn đốc người vay để đảm bảo việc trả nợ và lãi cho Ngân hàng được thực hiện đầy đủ, đồng thời tích cực xử lý các khoản nợ quá hạn. Bên cạnh việc uỷ thác cho tổ chức CT-XH theo dõi, giám sát và đôn đốc hoạt động của Tổ TK&VV, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền cũng đảm bảo việc theo dõi và giám sát hoạt động của Ban quản lý Tổ TK&VV. Đồng thời, họ hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân cấp xã và tổ chức CT-XH nhận ủy thác để tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý cho Ban quản lý Tổ TK&VV.