CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH HỘ CẬN NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN
2.2. Tình hình triển khai cho vay chương trình hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền
2.2.1. Tình hình thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngỏ phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 953,751km2, dân số 92.938 người, mật độ dân số 98 người/km2, phía Đông giáp huyện Quảng Điền, phía Đông Nam giáp với Thị xã Hương Trà, phía Đông Bắc giáp biển đông với bờ thẳng tắp theo hướng Tây Bắc- Đông Nam trên chiều dài gần 16km, phía Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp huyện Phong Điền.
Huyện Phong Điền hiện nay có 15 xã và 1 thị trấn.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2022 đạt 933,95 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 736,41 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 59 triệu đồng/người, đạt 0,86 lần so với thu nhập bình quân cả nước. Trong năm 2022, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng hoặc tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện Phong Điền năm 2022 là 17,47%; năm 2021 là 13,96% và năm 2020 là 12,20%. Như vậy, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất của huyện Phong Điền đều lớn hơn 6%.
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2022, toàn huyện Phong Điền hiện có 1.132 hộ nghèo, 2.446 khẩu, chiếm tỉ lệ 3,80% (trong đó, có 699 hộ nghèo không có khả năng lao động; có 17 hộ nghèo dân tộc thiểu số; 14 hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng); 1164 hộ cận nghèo với 3.292 khẩu, tỷ lệ 3,91%.
Trong đó, xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là Điền Hương với tỷ lệ 7,59%; xã có tỉ lệ
48
hộ nghèo thấp nhất là Phong Hải, với tỷ lệ 1,48%; khu vực thành thị tỉ lệ hộ nghèo còn 0,86%.
Những năm qua, nhờ thực hiện nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo cùng với đó lòng ghép các nguồn lực có hiệu quả, đến nay tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền đã giảm đáng kể, nhiều hộ từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Phong Điền xây dựng trở thành thị xã trước năm 2025. Để đạt được mục tiêu giảm nghèo đã đề ra trong giai đoạn 2020 - 2025, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện Phong Điền đã xây dựng phương án thoát nghèo cụ thể cho từng hộ; phân loại nhu cầu, nguyện vọng ngành nghề, việc làm cụ thể đối với từng đối tượng và đánh giá, đề xuất phương án hỗ trợ để học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập dựa trên số liệu phân tích các chỉ số thiếu hụt của các xã, thị trấn để đề xuất các cơ quan chức năng tác động nhằm giảm nghèo thật sự bền vững; huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho hộ nghèo, nhất là việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, phát triển các mô hình sinh kế, giới thiệu và giải quyết việc làm…
Năm 2022, huyện đã giải quyết việc làm cho 1700 lao động có việc làm mới, 142 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kết nối các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng 20 nhà ở cho hộ nghèo; giải ngân cho 2.566 lượt hộ nghèo, hộ chính sách khác vay vốn với tổng số tiền là hơn 105 tỷ đồng; trong đó có 80 lượt hộ nghèo vay, với số tiền đã giải ngân hơn 3,7 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ Vì hộ cận nghèo, đã hỗ trợ xây mới và sữa chữa 17 nhà; hệ thống chính trị ở cơ sở tập trung tuyên truyền vận động cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ chung tay cho 467 địa chỉ nhân đạo với tổng kinh phí hỗ trợ 822 triệu đồng, trong đó 140 hộ thuộc hộ nghèo... Nhờ vậy, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện Phong Điền còn 3,13% với 932 hộ.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, huyện đã triển khai lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Cùng với sự vào cuộc huy động của cả hệ thống chính trị nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể, nhiều hộ từng bước vượt
49
qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong thời gian tới, huyện Phong Điền sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác giảm nghèo bền vững; đồng thời, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của hộ cận nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào cuối năm và thường kỳ hàng tháng đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch và chính xác gắn với phân tích chiều thiếu hụt, các tiêu chí thiết hụt của từng hộ; đánh giá lại nhu cầu đào tạo, khả năng đào tạo để đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, triển khai các mô hình đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo theo quy định mới; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm; lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới thông qua các mô hình sản xuất, sinh kế phù hợp.
Song song với việc hỗ trợ hộ nghèo, huyện tiếp tục quan tâm các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo để tránh tái nghèo, bởi đây là đối tượng dễ “tổn thương” trước tác động của dịch bệnh, thiên tai.
2.2.2. Nguồn vốn cho vay đối với hộ cận nghèo
Cho vay hộ cận nghèo là một chương trình được thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23 tháng 2 năm 2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Tuy vậy, nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch Chính sách xã hội huyện Phong Điền qua 3 năm 2020 - 2022 chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các chương trình khác. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch được trình bày ở bảng 2.5 sau.
Qua bảng 2.5 cho thấy quy mô nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 có xu hướng tăng, cụ thể năm 2020 là 15.769 triệu đồng. Năm 2021 là 20.412 triệu đồng, tăng 4.643 triệu đồng tương ứng tăng 29,44% so với năm 2020. Năm 2022, nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo trên địa bàn huyện đạt 25.342 triệu đồng, tăng 4.930 triệu đồng tương ứng tăng 24,15% so với năm 2021. Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo của Phòng
50
giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương. Ngoài ra, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền cũng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân để có nguồn vốn thực hiện cho vay.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
Đơn vị : triệu đồng Nội dung 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
1. Tổng nguồn vốn
cho vay 404.820 415.061 458.362 10.241 2,53 43.301 10,43 2. Tổng nguồn vốn
cho vay hộ cận nghèo 15.769 20.412 25.342 4.643 29,44 4.930 24,15 3. Tỷ lệ nguồn vốn
cho vay hộ cận nghèo 3,90 4,92 5,53 1,02 0,61
(Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Có thể thấy, cấu nguồn vốn vay cho hộ cận nghèo tăng lên hàng năm, đồng thời cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo cũng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, năm 2020, tỷ lệ nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo chỉ chiếm 3,9% tổng nguồn vốn;
sang năm 2021, tỷ lệ này là 4,92%, tăng 1,02% so với năm 2020. Năm 2022, tỷ lệ nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo trên tổng nguồn vốn cho vay của Phòng giao dịch đạt 5,53%, tăng 0,61% so với năm 2021.
Với mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đặt ra đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 2,15% và huyện Phong Điền phải phấn đấu giảm nghèo bền vững cho 2 xã Phong Chương và Điền Hương là hai xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Phong Điền hiện nay. Hiện nay, Phong Điền là địa phương có nhiều thuận lợi trong công tác xóa đói giảm nghèo, có các nguồn lực hỗ trợ lớn của Trung ương, của tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh, của cơ quan, ban ngành liên quan. NHCSXH cũng nằm trong danh sách các nguồn lực hỗ trợ cho địa phương nhằm đưa huyện Phong Điền thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Do đó, nguồn vốn cũng như cơ cấu cho vay hộ cận nghèo của Phòng giao dịch hàng năm cũng được phân bổ nhiều hơn.
51
2.2.3. Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với Hội đoàn thể địa phương Triển khai việc cho vay hộ cận nghèo thông qua các tổ chức Hội đã mang lại những kết quả tích cực và củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa Phòng giao dịch và tổ chức Hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo và xóa đói, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội. Hoạt động của tổ TK&VV được hướng dẫn trực tiếp bởi tổ chức Hội, với quy chế trách nhiệm và quy chế hoạt động, đã giúp Phòng giao dịch thuận tiện hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ vay vốn và thu lãi. Quy chế này đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng của khoản vay và tăng cường trách nhiệm của các thành viên trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
Mối quan hệ chặt chẽ này giữa Phòng giao dịch và tổ chức Hội đặt nền tảng cho một hệ thống làm việc hiệu quả, hỗ trợ hộ cận nghèo và gia đình thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững.
Để nâng cao trách nhiệm của các tổ chức nhận ủy thác và đảm bảo thực hiện đúng 6 công đoạn đã được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền ủy thác, đơn vị này đã tích cực theo dõi và cung cấp thông tin chỉ đạo đúng hạn cho các tổ chức hội cấp dưới. Phòng giao dịch cũng thường xuyên đôn đốc các tổ chức hội nhận ủy thác thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng. Ngoài ra, để đảm bảo tình hình làm việc, ngân hàng cũng tổ chức các cuộc họp đột xuất thường xuyên, nhằm trao đổi thông tin và thảo luận về các vấn đề công việc, đặc biệt là khi có sự việc đột xuất xảy ra.
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ của các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ cấp xã, tổ TK&VV: Coi đây nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện hoạt động của đơn vị, với cán bộ nhận ủy thác hầu hết không có nghiệp vụ chuyên môn về ngân hàng nên chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn định kỳ 02 lần/năm để tuyên truyền, truyền đạt, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan để các đơn vị, cá nhân làm tốt công việc của mình, điều này giúp cho Hội cũng như tổ trưởng tổ TK&VV nắm rõ hơn về quy chế hoạt động cho vay hộ cận nghèo để kịp thời phổ biến chính sách cho tổ viên biết.
52
2.2.4. Công tác phát triển mạng lưới cho vay
Chương trình tín dụng hộ cận nghèo được thực hiện cho vay ủy thác thông qua Tổ TK&VV. Từ đó, Tổ Tk&VV sẽ tiếp nhận, bình xét và lập danh sách các hộ vay đủ điều kiện để gửi cho NHCSXH. Có thể nói, Tổ TK&VV như là cánh tay nối dài của NHCSXH trong hoạt động tín dụng của mình.
Bảng 2.6: Tình hình phát triển mạng lưới tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
(ĐVT: Tổ) Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- % Tổng số tổ TK&VV 287 286 285 -1 -0,35 -1 -0,35
- Hội Nông dân 73 72 73 -1 -1,37 1 1,39
- Hội Phụ nữ 154 152 147 -2 -1,30 -5 -3,29 - Hội Cựu chiến binh 32 33 34 1 3,13 1 3,03
- Đoàn Thanh niên 28 29 31 1 3,57 2 6,90
(Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Số lượng Tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền năm 2020 là 287 Tổ TK&VV trên 15.377 hộ vay (có 422 hộ cận nghèo), đến năm 2021 là 286 Tổ TK&VV trên 15.316 hộ vay (có 508 hộ cận nghèo) và năm 2022 là 285 trên 15.711 hộ vay vốn (có 623 hộ cận nghèo vay vốn). Số lượng tổ do Hội Phụ nữ quản lý năm 2020 là 154 tổ, đến năm 2022 là 147 tổ (giảm 7 tổ so với 2020); Số lượng tổ do Hội Nông dân quản lý năm 2022 là 73 tổ; Số lượng tổ do Hội Cựu chiến binh quản lý năm 2020 là 32 tổ, đến năm 2022 là 34 tổ (tăng 2 tổ so với 2020); Số lượng tổ do Đoàn thanh niên quản lý năm 2020 là 28 tổ, đến năm 2022 là 31 tổ (tăng 3 tổ so với 2020).
Sổ Tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền có sự sụt giảm không đáng kể, tổng cộng giảm 2 tổ qua 3 năm do công tác chấn chỉnh kiện toàn, sát nhập, sắp xếp lại tổ, trong đó giảm nhiều nhất là số tổ do Hội Phụ nữ quản lý (giảm 7 tổ so với 2020).
53
Về mạng lưới hoạt động điểm giao dịch xã: Tổ giao dịch lưu động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, được tổ chức tại cấp xã và gọi là tổ giao dịch lưu động tại xã, nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Điều này được thực hiện thông qua việc xây dựng các điểm giao dịch xã lưu động trên địa bàn huyện. Toàn bộ các giao dịch với khách hàng được thực hiện tại điểm giao dịch, giúp tiết kiệm chi phí đi lại và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khi giao dịch. Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương và các tổ chức nhận ủy thác cấp xã giám sát quá trình giao dịch của hộ vay. Hiện nay, Phòng giao dịch đã thành công xây dựng 16/16 điểm giao dịch tại các xã và thị trấn trực thuộc huyện Phong Điền.
2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay
Hàng năm, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện theo chương trình kiểm tra nội bộ của NHCSXH Việt Nam và chương trình kiểm tra của NHCSXH tỉnh TT-Huế, Phòng kiểm tra kiểm soát bội bộ NHCSXH tỉnh là đơn vị đầu mối, hàng năm phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra toàn diện hoạt động của các phòng giao dịch cấp huyện trong tỉnh, tổ chức phúc tra kết quả chỉnh sửa sau kiểm tra đối với các phòng giao dịch này; kiểm tra hoạt động ủy thác của một số Hội nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã, Tổ TK&VV và hộ vay vốn theo đề cương đã được phê duyệt.
Qua bảng 2.7 cho thấy giai đoạn 2020-2022, NHCSXH tỉnh TT-Huế phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, các tổ chức chính trị - xã hội và BQL các Tổ TK&VV tại các địa phương đã kiểm tra hồ sơ 16.730 hồ sơ khách hàng đề nghị vay vốn, trong đó có 780 hồ sơ hộ cận nghèo.
Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, Phòng giao dịch đã phát hiện ra một số sai sót như hộ vay không đúng đối tượng, hồ sơ vay vốn bị sai sót, phương án sử dụng vốn thiếu tính khả thi… Sau khi kiểm tra các hồ sơ hộ cận nghèo vay vốn cho thấy năm 2020 có 23 hồ sơ sai, năm 2021 có 10 hồ sơ sai và năm 2022 có 12 hồ sơ sai. Tỷ lệ phê duyệt hồ sơ năm 2020 đạt 89,55%, năm 2021 đạt 96,15% và năm 2022 đạt 96,0% trên tổng các hồ sơ của hộ cận nghèo đề nghị vay vốn. Tổng hồ sơ duyệt cho vay vốn của các hộ cận nghèo giai đoạn này đạt 735 hộ.
54
Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra hồ sơ vay vốn của hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022
ĐVT: Hồ sơ Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- % 1. Tổng số hồ sơ đã kiểm tra 4.950 5.280 6.500 330 6,67 1.220 23,11 2. Tổng số hồ sơ hộ cận
nghèo được kiểm tra 220 260 300 40 18,18 40 15,38 3. Hồ sơ hộ cận nghèo được
phê duyệt 197 250 288 53 26,90 38 15,20
4. Tỷ lệ hồ sơ được phê
duyệt (4=3/2) (%) 89,55 96,15 96,00 6,61 -0,15
(Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay đối với hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền rất chặt chẽ, công khai, minh bạch. Công tác kiểm tra, kiểm soát từ khâu làm hồ sơ của các hộ gia đình vay vốn đến hoạt động bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV, thẩm định và phê duyệt danh sách hộ cận nghèo tại UBND cấp xã chặt chẽ, hạn chế sai sót. Qua quá trình kiểm tra, Ngân hàng đã phát hiện và ngăn chặn một số phương án và dự án xây dựng đề xuất để vay vốn từ NHCSXH, những dự án này không hiệu quả, thiếu tính thực tế, hoặc được xây dựng không đúng với thực tế, mang tính chất tiêu dùng cá nhân và không tạo ra sản phẩm phát triển kinh tế. Điều này dẫn đến tình trạng hộ gia đình không chủ động, thiếu kế hoạch trả nợ khi đến hạn, và không khả năng trả được nợ vay. Tình trạng này góp phần làm tăng khả năng nợ xấu và rủi ro mất vốn của Ngân hàng.
2.2.6. Công tác thông tin, tuyên truyền
Thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức các cấp các ngành trong công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt thông tin để hộ cận nghèo hiểu chính sách ưu đãi của Chính phủ, nâng cao ý thức trả nợ và chấp hành nghiêm túc quy định của NHCSXH. Công tác thông tin, tuyên truyền đối với hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 được trình bày ở bảng 2.8 dưới đây.