Chương 4. Phương pháp dạy học đại học
5. Phương tiện dạy học
5.1. Khái quát chung về phương tiện dạy học
Khái niệm: Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Ý nghĩa của phương tiện dạy học: trong QTDH phương tiện dạy học không chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động lao động sư phạm mà còn có vai trò thay thế cho các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong đới sống và lao động nghề nghiệp mà người dạy và người học không thể hoặc không có khả năng tiếp cận trực tiếp.
Các phương tiện dạy học có các tác dụng chủ yếu sau:
- Là nguồn thông tin cung cấp cho người học các kiến thức, hiểu biết một cách chắc chắn và rõ ràng, chính xác và sâu sắc như mẫu các nguyên, vật liệu các loại thiết bị máy móc hay mô hình của chúng.
- Tăng tính trực của đối tượng nhận thức, làm cho quá trình nhận thức dễ dàng và hiệu hơn;
- Tiết kiệm thời gian và sức lực của người dạy và người học;
- Gây hứng thú, tạo sự chú ý cho người học trong quá trình học tập;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy có thể kiểm tra, đánh giá khách quan, kịp thời, khả năng, trình độ của người học.
Có thể nói rằng phương tiện dạy học cho người dạy và người học là một dấu hiệu cơ bản phản ánh trình độ công nghệ của hoạt động sư phạm từ trình độ thủ công (bảng đen, phấn trắng) đến trình độ cơ khí hoá (TV, máy chiếu...) và trình độ điện tử hoá (máy tính, thiết bị đa năng...)
5.2. Phân loại phương tiện dạy học
Có nhiều cách phân loại phương tiện dạy học dựa vào các tiêu chí khác nhau:
Dựa vào đặc tính của phương tiện dạy học có hai nhóm:
- Nhóm phương tiện phần cứng: bao gồm các thiết bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật như: máy chiếu, máy tính, thiết bị thí nghiệm, máy móc chuyên dụng…
- Nhóm phương tiện phần mềm: bao gồm giáo trình/SGK và các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đĩa mềm…
Dựa vào tính chất của phương tiện dạy học có hai nhóm sau:
- Nhóm phương tiện truyền tin: bao gồm các phương tiện truyền tin dưới dạng kênh tiếng, kênh hình hoặc kết hợp cả hai kênh đó;
- Nhóm phương tiện mang tin: bao gồm các loại tài liệu in như SGK, tài liệu, băng, đĩa, mô hình, vật thật…
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác...
5.3. Yêu cầu sư phạm của việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học
Việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học phải đảm bảo phù hợp với các thành tố của QTDH.
Khi sử dụng phương tiện dạy học cần chú ý các yêu cầu sau:
- Các phương tiện dạy học cần được chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp cả về hình thức và chất lượng, tính năng sứ dụng, tránh nhầm lẫn hoặc trục trặc khi sử dụng.
- Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng phương tiện dạy học, sử dụng nhiều phương tiện có cùng tác dụng trong cùng một nội dung.
- Đảm bảo tính đồng bộ của các phương tiện dạy học. Ví dụ, khi sử dụng máy tính để minh hoạ các sơ đồ biểu đồ... cần có các phương tiện đa năng, và màn hình khổ lớn để người học quan sát được rõ ràng.
- Khi sử dụng nhiều loại phương tiện dạy học khác nhau, cần bố trí sắp đặt ở các vị trí thích hợp, thuận tiện cho việc sử dụng và tránh gây ảnh hưởng lẫn nhau.
- Bảo đảm vai trò chủ đạo của người người dạy, tránh lệ thuộc quá nhiều vào phương tiện dạy học;
- Cần phát huy hết tính năng, tác dụng, ưu thế của các loại phương tiện dạy học, từ thủ công, thô sơ đến hiện đại. Sử dụng phối hợp các loại phương tiện dạy học một cách hợp lý. Bảo đảm yêu cầu đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ.
- Hiểu rõ hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học.
- Chỉ chọn các phương tiện hiệu quả nhất cho mục tiêu học tập của giờ học.
- Phải đảm bảo thiết bị là có sẵn.
- Phương tiện càng dễ sử dụng càng có hiệu quả cao.
- Nếu yêu cầu sinh viên sử dụng máy vi tính ngoài lớp học phải đảm bảo sinh viên có thể tiếp cận với máy tính cùng phần mềm tương ứng.
- Luôn sáng tạo linh hoạt, không quá cầu kì.
- Đừng quên những công nghệ thấp nhưng hiệu quả cao (tài liệu phát tay, đồ dùng dạy học tự tạo v.v.).
Lựa chọn và sử dụng công nghệ
Trong đào tạo bậc đại học, từ lâu giáo trình, bài giảng, các tài liệu in ấn đã và vẫn đang là công cụ đào tạo cơ bản.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghê, nhất là công nghệ thông tin, trong những thập kỉ qua, giáo dục đại học đã chấp nhận công nghệ mới trên một quy mô rộng lớn và bước đầu làm thay đổi đáng kể cấu trúc lớp học, vai trò của giảng viên, sinh viên.
Trong số các công nghệ được áp dụng thì máy vi tính là phương tiện được áp dụng thành công nhất, bởi lẽ, máy vi tính vừa là công cụ cơ bản để giảng dạy, nó cũng là công cụ học tập, được nhiều sinh viên sử dụng một cách thành thạo.
Việc lựa chọn và sử dụng công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, để tiến tới mục đích cuối cùng là đạt mục tiêu dạy học. “Một công nghệ sử dụng kém hiệu quả sẽ không giúp giảng viên nâng cao chất lượng đào tạo, nó
chỉ duy trì, thậm chí còn gia tăng sự kém hiệu quả nữa. Còn khi chỉ có công nghệ đơn giản, được sử dụng một cách thông minh, khéo léo vẫn có thể nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong cả hai trường hợp phải bắt đầu giảng dạy, rồi tiếp đó mới là công nghệ” (Geoghehan 1994).
Để lựa chọn đúng công nghệ, phù hợp với hình thức tổ chức dạy học, như lớp đông sinh viên, chuyên đề, làm việc nhóm, độc lập nghiên cứu, các tác giả đề xuất một mô hình giúp lựa chọn các công nghệ, phương tiện tương ứng.
Hình thức tổ chức dạy - học
Phương tiện cho phương pháp chủ yếu là thuyết trình
Lớp đông
Cần trực quan tĩnh, trực quan động
- Bài giảng bằng Powerpoint, có máy chiếu - Pano
- Băng Video Lớp đông, kết hợp
nhóm nhỏ
Tình huống giả định, trò chơi.
Bảng lật, bảng phấn
Tranh ảnh, slide, máy chiếu, máy tính, video, giấy A0, Bút các loại
Làm việc nhóm Biểu đồ, sơ đồ
Video, Bảng lật, giấy A0, Bút các loại CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI HỌC
Câu 1. Hãy nêu khái niệm và cách phân loại phương pháp dạy học Câu 2. Phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp dạy học.
Câu 3. Theo anh (chị) làm thế nào để các PPDH phát huy hiệu quả trong dạy học.
Câu 4. Hãy nêu những công việc cụ thể của giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy học cho một bài học.
Câu 5. Phân tích những yêu cầu sư phạm của việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học
CHƯƠNG 5