Xây dựng đề cương môn học

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học đại học (Trang 136 - 148)

Chương 6. Lập kế hoạch dạy học đại học

1. Xây dựng đề cương môn học

Giảng viên khi tham gia giảng dạy một môn học phải có hồ sơ môn học.Hồ sơ môn học bao gồm:

- Chương trình môn học - Đề cương môn học - Kế hoạch bài dạy - Các tài liệu học tập có liên quan kể cả các tài liệu của thầy.

- Kết quả học tập của sinh viên các khóa sau khi học xong môn học.

- Ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi học xong môn học.

- Ý kiến của đồng nghiệp sau dự giờ.

- Ý kiến đánh giá của cựu sinh viên (nếu có).

- Ý kiến đánh giá của giảng viên sau khi dạy xong môn học.

- Mẫu các loại bài kiểm tra (tuần, tháng v.v.) - Một số bài thi, kiểm tra của sinh viên.

Hồ sơ môn học sẽ được cập nhật sau mỗi khoá học và phải được đổi mới sau mỗi năm ít nhất là 15 - 20 %.

Văn bản quan trọng nhất cần xây dựng khi bắt tay thực thi một chương trình môn học là đề cương môn học (Syllabus).

Đề cương là một bản kế hoạch hoạt động của GV, giúp cho GV chuẩn bị và tổ chức tốt quá trình dạy học. Đề cương sẽ chỉ ra mục đích, mục tiêu của học phần; cách thức và phương pháp hoạt động;

các hình thức đánh giá, kiểm tra, các phần ôn tập và thời gian để thực hiện các hoạt động trên.

Sinh viên càng hiểu rõ những gì giảng viên mong đợi họ làm được khi kết thúc môn học, những hình thức và tiêu chí xác định thành công hay thất bại, họ càng nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình và vì thế, khoá học càng hiệu quả hơn. Đề cương môn học chính là câu trả lời cho câu hỏi: Sinh viên cần biết những gì để thu được lợi ích tối đa từ hoạt động đào tạo này. Hay nói cách khác, đề cương môn học sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin cần thiết để sinh viên tự tổ chức quá trình học tập, nghiên cứu của mình, tự

chịu trách nhiệm về kết quả học tập của cá nhân, tranh thủ tối đa sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên trong và ngoài lớp học và vì vậy, họ sẽ đạt kết quả cao nhất trong phạm vi có thể.

Đề cương sẽ giúp SV hiểu rõ tầm quan trọng của học phần, mục tiêu mà SV cần đạt sau khi kết thúc học phần. SV sẽ hiểu được các yều cầu của GV.

Đối với SV, đề cương là một số tay chứa nhiều thông tin liên quan đến khóa học như các điều kiện tiên quyết, thời gian học tập, địa điểm, thời gian thi cử, các thông tin liên quan đến giảng viên và nhà trường.

Đề cương là một bản hợp đồng giữa GV và SV trong đó, SV có quyền được đề nghị những nội dung, những biện pháp để tăng cường chất lượng học tập bộ môn. Vì vậy, SV có trách nhiệm phải đọc kỹ và hiểu đề cương. Ngược lại GV tạo điều kiện và khuyến khích để SV đưa ra những đóng góp để hoàn chỉnh đề cương học tập.

Cuối cùng, đề cương là một phần trong hồ sơ giảng dạy dùng để đánh giá GV.

Một đề cương tốt có thể thực hiện các mục đích sau:

- Xác định trách nhiệm cá nhân của sinh viên một cách rõ ràng nhất để sinh viên hoàn thành tốt khoá học. Với các thông tin này, sinh viên sẽ quản lí thời gian của mình một cách có hiệu quả, họ sẽ hoàn thành bài tập đúng hạn, chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi và như vậy, họ đã có trách nhiệm lớn hơn về kết quả học tập của mình.

- Giúp sinh viên cải tiến việc ghi chép trên lớp. Nhiều sinh viên mất quá nhiều thời gian để chi chép những công thức, biểu đồ, mà bỏ qua các thông tin quan trọng. Đề cương hướng dẫn chi tiết vấn đề nào là quan trọng, nguồn học liệu cần để tham khảo v.v. do vậy, họ chỉ tập trung ghi chép những gì là quan trọng nhất.

- Giảm bớt sự căng thẳng do thi cử, nâng cao kĩ năng làm bài kiểm tra - Do toàn bộ các thông tin về mục tiêu, hình thức kiểm tra đánh giá, tiêu chí đánh giá, thời điểm đánh giá đã được công bố ngay từ đầu nên sinh viên hoàn toàn chủ động và sẵn sàng cho mỗi kì kiểm tra đánh giá.

- Sinh viên biết trước các hình thức tổ chức thực hiện khoá học.

Đề cương cung cấp toàn bộ thông tin về thời gain, địa điểm, hình thức tổ chức dạy học chi tiết cho từng tuần và họ đã chuẩn bị trước cho các giờ học.

- Cung cấp tài liệu quí hiếm qua các handout của giảng viên.

- Toàn bộ những thông tin có trong đề cương giúp nâng cao đáng kể hiệu quả, hiệu suất làm việc của giảng viên và sinh viên.

1.2. Thiết kế đề cương môn học

1.2.1. Tìm hiểu nội dung chương trình, mục tiêu, đối tượng giảng dạy Mục tiêu môn học: SV cần có những kiến thức gì, phát triển các khả năng và kỹ năng nào. Trả lời câu hỏi sau :

- Dạy như thế nào để trong 5-10 năm sau, SV vẫn nhớ kiến thức, biết vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống.

- Môn học này sẽ làm thay đổi gì ở SV (kiến thức, nhận thức, tư tưởng, quan niệm sống…)

- SV sẽ có được kỹ năng gì thông qua bộ môn.

- Môn học này liên hệ như thế nào với các môn học khác.

- SV cần đạt mức nào trong 6 mức tư duy Bloom.

Thời gian chuẩn bị cho một học phần ít nhất là 6 tháng. Nên tham khảo học hỏi đồng nghiệp và những người đi trước. Những nội dung cần trao đổi là: mục tiêu môn học, phương pháp dạy học, nội dung chương trình, tài liệu tham khảo, đánh giá SV, kinh nghiệm quản lý thời gian và lớp học, kinh nghiệm làm việc ở phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ( nếu có)…

- Sau 3 tháng thì công tác chuẩn bị đã xong: đề cương, nội dung, giáo trình, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm. Thời gian còn lại dùng để hiệu chỉnh, bổ sung.

1.2.2. Nội dung của đề cương

Đề cương môn học như một kế hoạch dạy và học chi tiết làm công cụ tự học của môn học cho người học. Đối với dạy học trong đào tạo theo tín chỉ đây là công cụ quan trọng nhất. Đề cương bao gồm các nội dung:

- Mục tiêu, yêu cầu của môn học.

- Các điều kiện tiên quyết, mối liên hệ giữa môn học và các môn khác - Thời lượng.

- Phân chia các bài học; lịch trình và bố trí phòng học.

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên đối với mỗi tiết học.

Yêu cầu chuẩn bị của sinh viên.

- Cơ sở vật chất.

- Tài liệu tham khảo;

- Hình thức và thời gian tiến hành việc kiểm tra đánh giá.

Tùy theo các trường khác nhau chỉ đạo xây dựng đề cương môn học có số mục khác nhau nhưng những mục được liệt kê sau đây bắt buộc phải có:

1/ Thông tin về GV phụ trách môn học (để SV có thể tiếp xúc để xin tư vấn!)

2/ Môn học có bao nhiêu “loại giờ TC” (để SV có thể biết được cách thức học tập phù hợp);

3/ Mục tiêu chung của môn học; Các nội dung cốt lõi của môn học (để SV có thể hình dung được môn học và vai trò của nó trong chương trình đào tạo);

4/ Mục tiêu chi tiết môn học; Nội dung chi tiết của môn học (để SV chủ động lập kế hoạch học tập đối với môn học và đây là mục

“công cụ” để tự học, tự đánh giá việc tự học);

5/ Lịch trình chung của môn học với các hình thức dạy học cụ thể cho từng ND của từng tuần (để SV chủ động tự điều chỉnh tiến độ học tập của mình so với yêu cầu của môn học);

6/ Các hình thức và tiêu chí kiểm tra, đánh giá: Đánh giá thường xuyên, giữa kỳ, hết môn (để SV có thể chủ động tham gia vào quá trình đánh giá thông qua tự đánh giá).

Các mục nêu trên chỉ rõ tiến trình học cái gì, khi nào và học như thế nào thì đáp ứng yêu cầu… Để làm việc này, nên chia nội dung môn học thành 12 –13 vấn đề (tương đương 12-13 tuần thực học cho môn học) và mục tiêu cần đạt được của mỗi vấn đề tìm các hình thức tương ứng để nêu vấn đề đó trong từng tuần của một học kỳ học môn học.

Thí dụ minh họa:

Hình thức tổ

chức dạy học Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú Lí thuyết 1.Nội dung cốt lõi

của chương x

2. Những lưu ý khi tự NC...

Đọc TL.1 tr. 15-20 Chuẩn bị câu hỏi 1, 2 và ...

Xemina - Thảo luận

1. Vấn đề A 2. Vấn đề B

Đọc TL.1&2 tr. 5- 20&14-27

Làm bài tập, thí nghiệm..

HD Tự học 1. Trả lời các câu hỏi:....(Do GV yêu cầu)

Có hướng dẫn riêng

KT - ĐG thường xuyên

NC kỹ MT tuần X Bám sát hướng dẫn ở mục “MT bài học” của đề cương ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (MẪU)

TRƯỜNG ...

BỘ MÔN ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Khóa đào tạo: ...

Tên môn học: ...

Số tín chỉ: ...

Mã môn học: ...

Học kỳ: ...

Môn học: (Ghi bắt buộc hay tự chọn)

1. Thông tin về giảng viên:

1.1. Giảng viên:

- Họ và tên: ...

- Chức danh, học hàm, học vị: ...

- Thời gian, địa điểm làm việc: ...

- Điện thoại, email: ...

1.2. Trợ giảng:

- Họ và tên: ...

- Chức danh, học hàm, học vị: ...

- Thời gian, địa điểm làm việc: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại, email: ...

2. Các môn học tiên quyết

- ...

- ...

3. Các môn học kế tiếp

- ...

- ...

4. Mục tiêu môn học 4.1. Mục tiêu chung

Học xong môn này, sinh viên có được

* Kiến thức

- ...

* Kĩ năng

- ...

- ...

* Thái độ

- ...

- ...

4.2. Mục tiêu khác

- ...

- ...

5. Những nội dung cơ bản của môn học

1. ...

2. ...

...

6. Mục tiêu chi tiết môn học Mục tiêu

Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Nội dung 1

I.A.1……

I.A.2………

………..

I.B.1………

…………..

I.C.1.

…………

Nội dung 2

………..

Chú giải:

- Bậc 1: Nhớ (A)

- Bậc 2: Hiểu, áp dụng (B)

- Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá (C) - Số La mã: Chương

- Số Ả rập: thứ tự mục tiêu.

7. Bảng tổng hợp mục tiêu môn học Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng

Nội dung 1 Nội dung 2

………

Tổng

8. Tóm tắt nội dung môn học

……… (Khoảng 500 từ) 9. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1:

1.1. ...

1.2. ...

Chương 2:

2.1. ...

Chương 3:

3.1. ...

10. Tài liệu

10.1. Tài liệu chính

1. ...

2. ...

10.2. Tài liệu tham khảo

1. ...

2. ...

11. Hình thức tổ chức dạy học 11.1. Lịch trình chung

Tuần Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng (Giờ

TC) Lý

thuyết

Nhóm/

xêmina

Thực

hành Khác Tự N/C

KT ĐG 1 Nội dung 1

2 Nội dung 2

3 …….

4

5

6

7

8

9

10

11.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dung Tuần 1: (Nội dung 0)

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi chú Lí thuyết Thứ

Giảng đường Tự học, Tự n/c

KT- ĐG Tư vấn

Tuần 2: (Nội dung 1) Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi chú Lí thuyết

Xemina/Nhóm

KT- ĐG

Tư vấn

………..

(Tiếp tục cho hết các tuần) 12. Chính sách đối với môn học

………

13. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.

13.1. Mục đích và trọng số kiểm tra Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra

Trọng số

Đánh giá thường xuyên 0%

Bài tập cá nhân 10%

Bài tập nhóm 10%

Bài tập lớn 20%

Bài kiểm tra giữa kì 20%

Bài thi hết môn 40%

13.2. Tiêu chí đánh giá, mẫu các loại bài tập kiểm tra đánh giá được sử dụng trong môn học

BÀI TẬP CÁ NHÂN/TUẦN

(Mẫu: ...) 1. Mục tiêu đánh giá

- -

2. Cấu trúc của bài tập

Phần A – Các câu hỏi theo cấu trúc

- Các câu hỏi được xây dựng tối thiểu ở mức vận dụng - Có kèm theo các minh chứng của sự vận dụng (bắt buộc) - Qui định số từ cho mỗi câu hỏi

- Số lượng câu hỏi không ít hơn 5 tuỳ theo số mục tiêu cần kiểm tra Phần B - Báo cáo viết dưới dạng tự do trong phạm vi 1000 từ - Chủ đề của báo cáo khai thác được ý tưởng mới, sáng tạo của sinh viên về chủ đề của các bài học trong 2 tuần

- Khai thác được kinh nghiệm của sinh viên sau 12 năm học phổ thông và 3 năm học đại học

3. Tiêu chí đánh giá và biểu điểm A. Với các câu hỏi theo cấu trúc

B. Với báo cáo viết tự do kèm điểm số cho mỗi phần BÀI TẬP NHÓM/THÁNG

(Mẫu:...) 1. Mục tiêu đánh giá

- ...

- ...

Các mục tiêu khác - Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng quản lí và lãnh đạo

(Do vậy đề kiểm tra phải huy động được sự tham gia của cả nhóm) 2. Cấu trúc đề

- Dạng dự án (lập kế hoạch kiểm tra đánh giá môn học trong số các người dạy cùng dạy một môn, tổ chức hoạt động ngoại khoá cho người học của nhóm giáo sinh,....)

- Dạng khác...

3. Tiêu chí đánh giá và biểu điểm

- Báo cáo hoạt động của nhóm (theo mẫu) - Sản phẩm

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM

(Mẫu:...) Tên dự án:...

1. Danh sách nhóm và nhiệm vụ được giao

STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Ghi chú 1 Nguyễn Văn A Nhóm trưởng:

- Lập kế hoạch

- Phân công nhiệm vụ - Điều hành nhóm 2 Nguyễn Văn B Thư kí

Thu thập tài liệu

... ... ...

2. Quá trình làm việc của nhóm

(miêu tả các buổi họp kèm biên bản họp) 3. Tổng hợp kết quả (kèm dự án)

4. Kiến nghị (nếu có)

Nhóm trưởng

(kí tên)

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ 1. Mục tiêu

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu, nêu vấn đề, tư duy phê phán, tổng hợp

Ngoài ra có các mục tiêu:

- Kỹ năng đọc - Kỹ năng viết

2. Danh sách các vấn đề được dùng cho bài tập lớn học kì:

1. ………..

2. ……….

3. Tiêu chí đánh giá

* Các tiêu chí nội dung:

1. Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hợp lí

2. Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá trong việc nêu các nhiệm vụ nghiên cứu

3. Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, công nghệ, phương pháp, giải pháp do giảng viên hướng dẫn

* Các tiêu chí hình thức

4. Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đúng qui cách, đẹp

Biểu điểm cho bài tập lớn học kì Điểm Tiêu chí

9-10 Đạt cả 4 tiêu chí 7-8 - Đạt 2 tiêu chí đầu

- Tiêu chí 3: có sử dụng đủ số tài liệu song chưa sâu sắc, chưa có phê phán

- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ 5-6 - Đạt tiêu chí 1

- Tiêu chí 2 chưa thể hiện tư duy phê phán, các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém

Dưới 5 Không đạt cả 4 tiêu chí

BÀI THI GIỮA KÌ 1. Nội dung và mục tiêu đánh giá

(Liệt kê toàn bộ nội dung đánh giá giữa kì và mức độ nhận thức tương ứng)

2. Dàn bài thi (Mẫu...) Nội dung

Mục tiêu ND1 ND2 ... Tổng

1. Nhớ - Sự kiện

- Tính chất, đặc điểm

20%

2. Hiểu, vận dụng - Khái niệm - Giải thích - So sánh

50%

3. Phân tích, tổng hợp, đánh giá

- Phán xét - Đánh giá

30%

Tổng ... ... ... ... 100%

BÀI THI CUỐI KÌ 1. Nội dung và mục tiêu đánh giá

(Liệt kê toàn bộ các nội dung đánh giá cuối kì và mức độ nhận thức tương ứng)

2. Dàn bài thi

Nội dung

Mục tiêu ND1 ND2 ... NDn Tổng

1. Nhớ 10%

2. Hiểu, vận dụng - Khái niệm - Giải thích - So sánh

50%

3. Phân tích, tổng hợp, đánh giá - Phán xét

- Đánh giá

40%

Tổng ... ... ... ... 100%

Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên

(Khoa/Trường) (Kí tên) (Kí tên)

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học đại học (Trang 136 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(302 trang)