Xây dựng kế hoạch bài dạy

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học đại học (Trang 148 - 164)

Chương 6. Lập kế hoạch dạy học đại học

2. Xây dựng kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy của giảng viên là thiết kế làm việc của thầy

và trò trong suốt bài học theo những mục đích và yêu cầu định sẵn.

Tập kế hoạch bài giảng được soạn tốt sẽ làm cho người dạy yên tâm tiến hành công việc và không bị trùng lặp một cách không cần thiết hoặc bỏ sót những nội dung cơ bản cần thiết

Kế hoạch bài dạy là kế hoạch làm việc của thầy và trò trong suốt tiết học vì vậy khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần theo cấu trúc các hoạt động.

2.2. Một số kỹ năng biên soạn kế hoạch bài dạy 2.2.1. Kỹ năng xác định mục tiêu bài học

2.2.1.1. Ý nghĩa

Việc xác định mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giảng dạy:

- Mục tiêu là cơ sở để lựa chọn nội dung, phương pháp phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, chỉ đạo hoạt động của thầy và trò.

- Định hướng cho hoạt động của người dạy và người học trong suốt quá trình dạy học

- Căn cứ để đánh giá kết quả dạy học.

Tuy nhiên các người dạy lại có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của nó và có những khó khăn khác nhau khi xác đinh mục tiêu: Người dạy có kinh nghiệm thường coi trọng việc xác định mục tiêu bài học còn người dạy trẻ thường rất lúng túng trong việc phát biểu mục tiêu bài học: hoặc xác định không trúng nếu không có sự giúp đỡ của người dạy có kinh nghiệm, hoặc thực hiện việc xác định mục tiêu bài học một cách chiếu lệ, hình thức thậm chí soạn xong giáo án cũng không kiểm tra xem mục tiêu đề ra đã được thể hiện như thế nào, lên lớp xong cũng không có thói quen đánh giá xem mục tiêu đã được thực hiện như thế nào.

2.2.1.2. Khái niệm mục tiêu bài học

- Theo quan điểm công nghệ, mục tiêu là đầu ra, là sản phẩm dự kiến, là cái đích cụ thể của một quá trình, một công đoạn sản xuất.

Việc xác định mục tiêu có trúng, cụ thể thì mới có căn cứ đề đánh giá chất lượng, hiệu quả của mối công đoạn, quá trình sản xuất. Ngay khi xác định mục tiêu phải nghĩ ngay đến việc đánh giá. Viết mục tiêu thật

cao nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện xong không đánh giá được thì không có ích gì.

Vì vậy, người dạy nên từ bỏ thói quen viết mục tiêu một cách chung chung, tập thói quen xác định mục tiêu càng cụ thể càng tốt.

Theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, mục tiêu là cái đề ra cho người học thực hiện. Người dạy phải hình dung được là sau một bài, một chương, một phần của chương trình, học sinh của mình phải có được những kiến thức, kĩ năng gì, ở mức độ nào đối với đa số người học, người học giỏi, kém.

Hiện nay có xu hướng chuyển từ mục tiêu giảng dạy (teaching objectives) sang mục tiêu học tập (learning objectives).

2.2.1.3. Các dạng mục tiêu a. Khái niệm

- Người dạy thường dùng khái niệm mục đích (cái vạch ra nhằm để đạt được) và yêu cầu (mức độ phải đạt khi thực hiện mục đích).

Trong thực tế rất khó phân biệt mục đích và yêu cầu, nhất là trong phạm vi một bài học. Vì vậy, người dạy viết mục đích và yêu cầu một cách không phân biệt.

Hoặc mục đích dành cho người dạy, yêu cầu dành cho học sinh.

- Mục đích

Là mục tiêu khái quát, dài hạn: mục đích của bậc học, cấp học.

Aim mục đích tầm xa, Goal mục đích tầm gần (ví dụ, mục đích của chương trình môn học).

- Mục tiêu (objective): mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của chương, bài.

Mục đích và mục tiêu có điểm chung là cái đề ra nhằm đạt cho được. Mức độ phân biệt khái quát và cụ thể, tầm xa và tầm gần chỉ có tính qui ước.

Mục đích qui định mục tiêu.

- Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

General objective: của chương, cả nước, cả lớp.

Specific objective: mục tiêu của bài, của địa phương, của học sinh.

2.1.2.2. Phân loại mục tiêu

- Nhóm mục tiêu nhận thức (cognitive) đề cập đến việc lĩnh hội và vận dụng tri thức. Gồm các mức độ:

Biết: nhận biết, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, khái niệm,...

Hiểu: có thể giải thích, chứng minh những tri thức đã lĩnh hội.

Áp dụng: vận dụng tri thức vào tình huống mới

Phân tích: phân chia cái toàn thể thành các bộ phận, làm sáng tỏ các quan hệ

Tổng hợp: sắp xếp các bộ phận thành cái tổng thể, tạo nên một tổng thể mới

Đánh giá: nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của mỗi tri thức.

- Nhóm mục tiêu về tâm vận đông (psychomotor) đề cập tới mức độ thành thạo của các kĩ năng thực hiện hành động.

Bắt chước: quan sát và lặp lại theo mẫu các hành động.

Thao tác: thực hiện hành động theo chỉ dẫn.

Hành động chuẩn xác: thực hiện hành động đúng đắn chính xác.

Hành động phối hợp: thực hiện một loạt hành động phối hợp nhất quán.

Hành động tự nhiên: thực hiện một loạt hành động một cách thành thạo, dễ dàng, tự động, không cần cố gắng nhiều về thể lực, tinh thần, trí lực.

- Nhóm mục tiêu cảm xúc (affective) đề cập đến cảm giác, thái độ, giá trị.

Tiếp nhận: tiếp thu một kích thích, tham gia một cách thụ động.

Đáp ứng: trả lời kích thích, tham gia hoạt động một cách vui lòng, thích thú...

Đánh giá: thấy rõ giá trị của công việc, kiên định thái độ, tự nguyện cam kết tham gia.

Tổ chức: sắp xếp, phối hợp những hoạt động dài ngày, qua đó tích hợp các giá trị mới vào hệ thống giá trị của bản thân.

Biểu thị tính cách riêng: bằng việc định hình các giá trị đã tiếp thu.

2.2.1.4. Những qui tắc viết mục tiêu bài học - Tiêu chí cần dựa vào:

+ Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của người học. Học xong bài này người học phải đạt được cái gì.

Người dạy trình bày cho học sinh (sai) - người học hiểu....

(đúng).

+ Mục tiêu nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học.

+ Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích phải đạt tới.

Thí dụ: Bài 7 đề cập đến vấn đề sinh tổng hợp protein (sai); học xong bài 7 người học so sánh được... (đúng).

+ Mỗi mục tiêu chỉ diễn đạt một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Nếu bài có nhiều mục tiêu, thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt mục tiêu đó.

+ Mỗi đầu ra trong mục tiêu nên diễn đạt bằng một động từ xác định rõ mức độ đạt được bằng hành động. Không dùng: nắm được, hiểu rõ; nên dùng: phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát, đo đạc...

Dưới đây là danh sách các động từ thường được sử dụng khi xác định viết mục tiêu.

Lĩnh vực nhận thức:

Biết: nhận biết (mô tả, liệt kê, gọi tên); chỉ ra (gạch dưới, chọn, đo lường); kể lại (phác thảo, phát biểu, nói về).

Hiểu: giải thích (so sánh, đối chọi, đọc); minh họa (đánh giá, phân biệt, tóm tắt).

Ứng dụng: dùng (tính toán, áp dụng, giải quyết), đánh dấu (chứng minh, dự đoán, tìm kiếm); thay đổi (thực hiện, sắp xếp, xây dựng).

Phân tích: phân tích (phân loại, tìm ra, giả thuyết); phân hóa (so sánh, tách biệt, lập đồ thị); lựa chọn (phân hệ, phân biệt, đối chiếu).

Tổng hợp: tạo nên (phát triển, kế hoạch, thiết kế); phối hợp (kết luận, thu thập, tổ chức).

Đánh giá: chọn (quyết định, đánh giá, so sánh); thảo luận (xem xét, phê phán, bảo vệ).

Lĩnh vực tâm vận động:

Quan sát, lặp lại, thực hiện hành động theo chỉ dẫn, thực hiện hành động đúng đắn chính xác, thực hiện một loạt hành động phối hợp nhất quán, thực hiện một loạt hành động một cách thành thạo, dễ dàng, tự động.

Lĩnh vực thái độ, tình cảm:

Tiếp nhận: nghe (chấp nhận, quan tâm, chờ đợi); mô tả (theo, hỏi, chỉ).

Đáp ứng: trả lời (tham gia, nghe theo, vui sướng); thảo luận (viết, nói, trình bày).

Đánh giá: thừa nhận (xem xét, căn cứ vào, quyết định).

Tổ chức: bảo vệ, căn cứ vào, biến đổi.

Được đặc trưng ở giá trị: sử dụng, hành động, thực hành.

- Khi viết mục tiêu cần quan tâm ba thành phần:

+ Nêu rõ hành động học sinh phải thực hiện. Phần này chứa đựng một động từ chỉ rõ đích người học phải đạt tới.

+ Xác định những điều kiện học sinh cần có để thực hiện hành động. Vật liệu, thiết bị; thông tin để định hướng hành động; tài liệu được sử dụng; thời gian cần thiết.

+ Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu: người dạy dự kiến được mức độ thành thạo của học sinh.

Ví dụ: hoàn thành bài kiểm tra trong bao nhiêu phút; tỉ lệ % đạt mức trung bình; bao nhiêu người học nêu được ví dụ mới; sai sót tối đa cho phép trong bài làm.

2.1.2.4. Những tiêu chí lựa chọn mục tiêu

Để việc lựa chọn mục tiêu được chính xác, hợp lý, khả thi cần dựa vào các tiêu chí sau:

- Đây là mục đích hay mục tiêu, mục tiêu chung hay mục tiêu riêng

- Mục tiêu đề ra có phù hợp với lý luận dạy học, có trái với lý thuyết hiện đại về dạy học?

- Mục tiêu đã xác định có chỗ nào gây hiểu nhầm, không rõ ràng?

- Mục tiêu nêu ra đã dẩm bảo yêu cầu chung, có tính đến đặc điểm địa phương, đặc điểm người học chưa?

- Mục tiêu nêu ra có liên quan thế nào với những mục tiêu của môn học khác người học đang học?

- Mục tiêu nêu ra có liên quan thế nào với những vấn đề khác trong chương trình môn học?

- Phát biểu mục tiêu như vậy đã chính xác, rõ ràng, dễ hiểu chưa?

- Liệu mục tiêu đề ra có đạt được không?

- Mục tiêu đề ra có được người học nhiệt tình tiếp nhận và tôn trọng?

- Các thành phần trong mục tiêu đã được sắp xếp lôgic chưa?

2.2.2. Kỹ năng xác định nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học

2.2.2.1. Kỹ năng phân tích nội dung dạy học

Việc phân tích nội dung giáo trình/sách giáo khoa gồm phân tích về mặt khái niệm, lôgic, tâm lý, giáo dục và lý luận dạy học.

- Phân tích về mặt khái niệm:

+ Xác định cấu trúc tri thức, khái niệm cơ bản và dấu hiệu bản chất của chúng, khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của khái niệm.

+ Xác định khối lượng tri thức và mối liên hệ với những tri thức đã học.

+ Xác định con đường tổ chức cho người học chiếm lĩnh tri thức (phương pháp).

+ Xác định khái niệm nào sẽ tiếp tục nghiên cứu trong các tiết học tiếp theo.

- Phân tích về mặt lôgic: xác định trình tự trình bày các khái niệm

- Phân tích về mặt tâm lý: xác định tính có vấn đề của tài liệu, tạo nên tình huống có vấn đề.

- Phân tích về mặt giáo dục: xác định khái niệm nào có tác dụng giáo dục thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức,...

- Phân tích về mặt lý luận dạy học: xác định mục tiêu, trọng tâm, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức phối hợp hoạt động của người dạy và người học.

+ Chính xác hóa khối lượng tài liệu phải nắm, bổ sung tài liệu cần thiết, xác định trình tự những vấn đề cần trình bày

+ Xác định hệ thông bài tập vận dụng tri thức ở lớp và ở nhà;

cách hướng dẫn người học giải quyết.

+ Chính xác hóa những biện pháp liên hệ nội dung học tập với thực tế; với các môn khác.

Chính xác hóa nội dung, biện pháp kiểm tra, đánh giá tri thức;

cách chỉ đạo cá biệt.

2.2.2. Kỹ năng lựa chọn phương pháp dạy học

* Kỹ năng lựa chọn phương pháp dạy học

Sử dụng phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng mang tính quyết định đối với chất lượng dạy học. Hiện nay, điều này cần được quan tâm vì: hoạt động dạy học được tiến hành khá đơn điệu (về phương pháp và hình thức).

Sử dụng phương pháp dạy học không chỉ là hiểu biết về phương pháp mà là biết tổ chức và thực hiện phương pháp dạy học.

- Hiểu biết về tính đa dạng của phương pháp dạy học và những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp.

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm a. Phương pháp

thuyết trình

- Truyền được lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn

- Phát triển tư duy trừu tượng

- Khó lĩnh hội

- Không phát triển được kinh nghiệm của sinh viên, nên sinh viên dễ thụ động

b. Phương pháp trực quan

- Nâng cao hiệu quả dạy học nhờ có biểu tượng rõ ràng;

- Phát triển tư duy trực quan hình tượng, trí nhớ

- Người dạy cần nhiều thì giờ chuẩn bị;

- Phát triển tư duy trừu tượng kém

c. Phương pháp luyện tập - thực hành

- Hình thành kỹ năng kỹ xảo lao động - Củng cố mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành - Sinh viên hứng thú, nhớ lâu

- Mất nhiều thì giờ - Tốn kém trang thiết bị

d. Tái hiện Truyền đạt thông tin nhanh, củng cố trí nhớ;

hình thành kĩ năng, kỹ xảo.

Tính độc lạp tư duy kém; cần nhiều thời gian; không dùng được các giờ thực hành, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo.

e. Dạy học nêu vấn đề

Phát triến kĩ năng hoạt động nhận thức sáng tạo; kĩ năng nắm bắt tri thức độc lập; khi tri thức không hoàn toàn mới mà phát triến một cách lôgic những cái đã biết; sinh viên thu được cách thức hoạt động trí tuệ mới

Không dùng được khi cung cấp tri thức mới mà không dựa vào tri thức đã biết

Khi tài liệu học tập quá khó, sinh viên không thể độc lập tiến hành giải quyết được

f. Hoạt động độc lập của SV

Hình thành năng lực làm việc độc lập; biến tri thức thành niềm tin; rèn kĩ năng, kỹ xảo thực hành; phát triến ý chí

Phải tính đến sự hướng dẫn của người dạy trước những vấn đề phức tạp.

Tốc độ dạy học chậm

Từ những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp dạy học như vừa so sánh ở trên ta thấy trong quá trình dạy học người người dạy phải vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.

- Mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học:

+ Quan hệ giữa mục tiêu - phương pháp:

Mục tiêu dạy học chỉ được thực hiện khi sử dụng phương pháp dạy học tương ứng.

Về mục tiêu nhận thức có 4 mức độ: tìm hiểu, tái hiện, kĩ năng, sáng tạo.

+ Quan hệ giữa phương pháp và nội dung. Có 4 kiểu nội dung dạy học:

Kiến thức về thế giới tự nhiên xã hội, về cách thức hoạt động (NA) Kinh nghiệm thực hiện những cách thức hoạt động (kỹ năng, kỹ xảo) (NB)

Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo (NC) Các quy phạm đạo đức (ND)

Như vậy, tương ứng với mỗi kiểu nội dung dạy học có một số phương pháp dạy học thích hợp. Không có phương pháp vạn năng.

+ Quan hệ giữa phương pháp và các giai đoạn học tập: tiếp thu thông tin; xử lý thông tin; vận dụng thông tin.

+ Sơ đồ nêu các kiểu phương pháp dạy học để lĩnh hội các kiểu nội dung dạy học.

Như vậy, có ba con đường lĩnh hội nội dung dạy học, đặc trưng cho ba kiểu phương pháp, mỗi kiểu áp dụng cho một loại nội dung và dẫn đến một trình độ lĩnh hội.

+ Các phương pháp thông báo - thu nhận thích ứng với nội dung tri thức.

+ Các phương pháp làm mẫu - bắt chước thích hợp với hình thành kĩ năng.

+ Các phương pháp nêu vấn đề - tìm tòi thích ứng với kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.

Đối với mỗi kiểu nội dung có một kiểu phương pháp, không có phương pháp vạn năng.

Mỗi kiểu phương pháp dẫn đến một trình độ lĩnh hội (K) tức là đạt đến một mục tiêu hành vi nhất định.

Các phương pháp dạy học cụ thể đều có thể áp dụng vào ba kiểu dạy học với mức độ khác nhau.

Kiểu nội dung

Con đường dạy học

Phương pháp dạy

Phương pháp học

Trình độ lĩnh hội

A A - a Thông báo Tái hiện K 1,2

A - b Đưa ra tình huống quen biết

áp dụng thành thạo

K3

B B – a Biểu diễn, làm

mẫu

Bắt chước thành thạo A,B,C,

tổ hợp của chúng

Ac, Bp, Cd và phối hợp của chúng

Đưa ra tình huống mới (nêu vấn đề)

Tìm tòi, giải quyết vấn đề

K4

- Những điều cần chú ý khi lựa chọn phương pháp dạy học:

+ Lứa tuổi người học

+ Lĩnh vực và mức độ mục tiêu cần thực hiện

+ Coi trọng việc tổ chức hoạt động tự giác, có hệ thống của sinh viên.

+ Lựa chọn dạng hoạt động thích hợp với mục tiêu và nội dung học tập.

+ Sự cần thiết phải thay đổi phương pháp, phối hợp nhiều phương pháp.

+ Điều kiện vật chất, phương tiện dạy học

+ Năng lực và thói quen, kinh nghiệm của người dạy.

2.2.3. Kỹ năng phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần bài giảng

- Bước 1: Phân tích mục tiêu dạy học, xác định mục tiêu trọng tâm.

- Bước 2: Phân tích nội dung, xác định kiến thức phải biết, cần biết, nên biết, độ dài ngắn của nội dung và mức độ kiến thức cần đạt.

- Bước 3: Phân chia thời gian cho từng nội dung (lưu ý: trong mỗi nội dung phải phân chia thời gian hoạt động của người dạy và hoạt động của sinh viên, thời gian chết).

- Bước 4: Thực hiện thử và điều chỉnh.

2.3. Mẫu kế hoạch bài dạy

Tùy từng cơ sở GD&ĐT có thể có những mẫu kế hoạch bài dạy khác nhau. Dưới đây là mẫu gợi ý cho kế hoạch bài dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học đại học (Trang 148 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(302 trang)