2.1. Đánh giá chẩn đoán
Đánh giá chẩn đoán nhằm biết chắc chắn tình hình trước khi dạy học. Đánh giá chẩn đoán được tiến hành thông qua việc xem xét trình độ của người học về môn học, tìm hiểu về những điều người học đã biết về một chủ đề trước khi học. Từ đó rút ra kết luận về cần
dạy gì và nên chia các nhóm người học thành các nhóm ra sao. Đánh giá chẩn đoán cũng được sử dụng để xác định những khó khăn về học tập của người học. Khi đó cần phân tích các loại hình và nguồn gốc sai lầm và xây dựng các biện pháp bổ cứu. Các kĩ thuật đánh giá chủ yếu trong đánh giá chẩn đoán là quan sát và trắc nghiệm.
Trong thực tiễn dạy học của ta, việc đánh giá chẩn đoán thường ít được sử dụng.
2.2. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình được sử dụng trong quá trình dạy học. Đánh giá quá trình nhằm cung cấp những thông tin phản hồi cho người người học và cho người dạy. Đối với người học, đánh giá cung cấp những thông tin về kết quả học tập và về những điều cần bổ cứu. Đối với người người dạy đánh giá quá trình cung cấp những thông tin để thay đổi tính chất và nội dung việc dạy của bản thân và việc học của người học. Các kĩ thuật đánh giá quan trọng trong đánh giá quá trình là quan sát, vấn đáp, thu thập các bài làm, cho người học trình bày, để người học đánh giá, trắc nghiệm ngắn.
2.3. Đánh giá tổng hợp
Đánh giá tổng hợp hay còn gọi là đánh giá sản phẩm được tiến hành vào cuối giai đoạn học tập. Đánh giá tổng hợp tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Đánh giá tổng hợp tập trung vào việc đưa ra những kết luận về mức độ thực hiện các mục tiêu học tập, về trình độ chung của người học và của người dạy. Những kĩ thuật đánh giá cần để đánh giá tổng hợp là trắc nghiệm, làm bài tập hoặc thực hiện một nhiệm vụ được giao.
Trong học chế tín chỉ người ta coi trọng đánh giá thường xuyên kết hợp với kiểm tra – đánh giá (KT/ĐG) kết quả cuối cùng;
tuy nhiên đánh giá thường xuyên là quan trọng.
Bảng so sánh vai trò của đánh giá (ĐG) thường xuyên và ĐG kết quả cuối cùng trong quá trình DH theo tín chỉ hiện nay:
Đánh giá thường xuyên Đánh giá kết quả cuối cùng
Vai trò của người dạy
- Chuyển đổi các tiêu chuẩn thành mục tiêu trong lớp học;
- Cho SV biết về những mục tiêu;
- Xây dựng các phương pháp đánh giá;
- Điều chỉnh bài giảng/giáo trình dựa theo kết quả;
- Cung cấp các phản hồi chi tiết cho SV;
- Thu hút SV vào việc đánh giá
- Tiến hành đánh giá một cách cẩn thận nhằm đảm bảo tính chính xác và tính so sánh của kết quả;
- Sử dụng kết quả nhằm hỗ trợ SV đáp ứng được chuẩn;
- Giải trình kết quả cho các bên liên quan (gia đình, nhà tuyển dụng, các cấp QL…);
- Xây dựng đánh giá cho báo cáo lên lớp.
Vai trò của sinh viên
- Tự đánh giá và phát huy khả năng của bản thân trong quá trình đánh giá;
- Xác định các mục tiêu cần đạt;
- Thực hiện để đạt được kết quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo trong hoạt động đánh giá trên lớp học;
- Nghiên cứu đạt được các chuẩn của môn học để định hướng cho kết quả cuối cùng;
- Cố gắng đạt được các điểm số cao nhất có thể để chứng tỏ kết quả cuối cùng …
Động lực chính
Tin tưởng rằng thành công trong quá trình học tập chính là thành tích đạt được.
Hứa hẹn những khen thưởng hoặc những đe dọa về trừng phạt khi kết quả cuối cùng được công bố.
Ví dụ
- Sử dụng những phiếu đánh giá với SV;
- SV tự đánh giá bản thân;
- Cung cấp các thông tin phản hồi chi tiết cho SV theo quá trình.
- Các bài thi tuyển chọn;
- Các bài thi cuối môn;
- Các đánh giá theo chu kỳ, đánh giá giai đoạn.
(Nguồn: Stiggins - Classroom Assessment for Student Learning)
2.4. Đánh giá trực tiếp và đánh giá gián tiếp Các hình thức đánh giá trực tiếp và gián tiếp
Hình thức đánh giá gián tiếp Hình thức đánh giá trực tiếp 1. Trắc nghiệm khách quan:
- Đúng/Sai - Có/không
- Câu hỏi nhiều lựa chọn - Điền khuyết
- Đối chiếu cặp đôi - Điền vào chỗ trống - Câu hỏi trả lời ngắn - Câu hỏi trả lời dài 2. Tự luận:
- Bài tự luận hạn chế - Bài tự luận mở rộng
1. Các bài tập cấu trúc có hướng dẫn thực hiện:
- Được thực hiện với giấy, bút - Được thực hiện với các thiết bị cần thiết
2. Các đề án, dự án.. học tập.
3. Tập hồ sơ nghiên cứu tổng luận một vấn đề liên quan đến môn học
4. Thí nghiệm và nghiên cứu
5. Thuyết minh, khảo cứu