Tình hình phát triển thuê bao và thị phần các dịch vụ viễn thông của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về network on chip và thực hiện mô hình noc tên FPGA (Trang 71 - 77)

2.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội

2.2.4 Tình hình phát triển thuê bao và thị phần các dịch vụ viễn thông của

Không dễ giành thị phần các dịch vụ viễn thông trong một thị tr−ờng cạnh tranh mạnh như ở thủ đô Hà Nội. Song bằng nhiều phương pháp, đặc biệt với quan

điểm, để thu hút khách hàng, chất lượng bao giờ cũng phải đi trước một bước trong phát triển dịch vụ, 2009 là năm VNPT Hà Nội giành đ−ợc những kết quả kinh doanh, phục vụ khả quan.

Trong bối cảnh thị tr−ờng viễn thông - CNTT bị cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh lộ trình giảm cước các dịch vụ, VNPT còn đối mặt với thực tế nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại trên địa bàn đã có dấu hiệu bão hoà. Khách hàng viễn thông có quá nhiều cơ hội để lựa chọn sử dụng dịch vụ mới trước những chương trình khuyến mại hấp dẫn khiến số l−ợng thuê bao huỷ ngày càng lớn.

Tổng số thuê bao viễn thông thực tăng năm 2009 đạt 274.730 thuê bao, bằng 101% kế hoạch năm và 123% cùng kỳ năm ngoái. Trong đó:

Thực tăng thuê bao MegaVNN trong năm đạt 108.267 thuê bao, bằng 70% kế hoạch năm. Tổng số thuê bao MegaVNN hiện có trên mạng 328.309 thuê bao, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2008.

Vinaphone trả sau đạt 41.428 thuê bao, bằng 230% kế hoạch năm. Tổng số thuê bao Vinaphone trả sau hiện có trên mạng là 199.957 thuê bao, tăng 3,7 % so với cùng kỳ năm 2008.

Điện thoại cố định không dây Gphone đạt 87.035 thuê bao, bằng 167% kế hoạch năm. Tổng số thuê bao Gphone hiện có trên mạng là 128.034 thuê bao, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2008.

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

Điện thoại cố định thực tăng đạt 38.000 thuê bao, bằng 84% kế hoạch năm.

Tổng số thuê bao điện thoại cố định hiện có trên mạng là 1.374.750 thuê bao, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2008.

Để phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong công tác phát triển thuê bao, năm 2009 VNPT Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn thu hút thuê bao mới, phát triển mạng lưới đại lý, cộng tác viên, áp dụng các cơ chế khuyến khích phát triển thuê bao, các chính sách cước ưu đãi, các gói cước thích hợp dịch vụ, tổ chức khảo sát nhu cầu khách hàng trên thị tr−ờng. Với dịch vụ MegaVNN, VNPT Hà Nội khuyến khích khách hàng chuyển đổi lên gói cước tốc độ cao; với thuê bao Vinaphone, Gphone, VNPT Hà Nội áp dụng nhiều ch−ơng trình tặng máy, tặng thuê bao tháng hấp dẫn; kết quả, VNPT Hà Nội đã v−ợt kế hoạch phát triển thuê bao đ−ợc giao, đặc biệt công tác phát triển thuê bao Vinaphone, Gphone đã đạt b−ớc tiến xa so với năm 2008. Công tác phát triển thuê bao Mega VNN tiếp tục chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các đối thủ, bên cạnh đó, dịch vụ gia tăng ch−a đa dạng, nhu cầu của khách hàng không tăng nh− dự báo kế hoạch nên số l−ơng thuê bao thực tăng năm 2009 còn thấp hơn so với kế hoạch giao. Mặc dù vậy, số thuê bao Mega VNN năm 2009 vẫn tăng trưởng 49,8%, nâng thị phần Mega VNN trên địa bàn lên 57%, tăng 5% so với thị phần năm 2008.

Thị phần ADSL tại Hà Nội tháng 12/2006

VNPT Hà Nội (27%) FPT (45%) Viettel (25%)

Doanh nghiệp khác (3%)

Hình 2.2: Thị phần ADSL trên địa bàn Hà Nội tháng 12/2006.

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

Thị phần ADSL tại Hà Nội tháng 12/2007

VNPT Hà Nội (39%) FPT (37%) Viettel (22%)

Doanh nghiệp khác (2%)

Hình 2.3: Thị phần ADSL trên địa bàn Hà Nội tháng 12/2007.

Thị phần ADSL tại Hà Nội tháng 12/2008

VNPT Hà Nội (52%) FPT (33%) Viettel (14%)

Doanh nghiệp khác (1%)

Hình 2.4: Thị phần ADSL trên địa bàn Hà Nội tháng 12/2008.

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

Thị phần ADSL tại Hà Nội tháng 12/2009

VNPT Hà Nội (57%) FPT (31%) Viettel (11%)

Doanh nghiệp khác (1%)

Hình 2.5: Thị phần ADSL trên địa bàn Hà Nội tháng 12/2009.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 của VNPT Hà Nội) Xác định mục tiêu chính là tập trung phát triển các dịch vụ Internet và di động, trong năm 2009, công tác phát triển thuê bao điện thoại cố định chủ yếu tập trung vào một số khu vực trên địa bàn Hà Tây cũ. Bên cạnh đó, VNPT Hà Nội cũng chủ

động rà soát, tháo huỷ một số l−ợng lớn thuê bao nợ đọng và tạm ngừng dịch vụ để giải phóng thiết bị nên số thuê bao cố định thực tăng giảm so với năm 2008 và thấp hơn so với kế hoạch giao. Dù xác định đây đã là thời điểm nhu cầu sử dụng dịch vụ

điện thoại cố định có dây của người dân đã bão hoà song số lượng thuê bao trên mạng của VNPT Hà Nội, năm 2009, vẫn đạt trên 1,3 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao viễn thông trên mạng đến cuối năm 2009 đạt trên 2 triệu thuê bao, tăng 73% so với tổng số thuê bao thời điểm năm 2005.

Ngoài các loại hình dịch vụ đ−ợc giao kế hoạch, trong năm VNPT Hà Nội còn phát triển đ−ợc 1213 thuê bao truyền số liệu, trong đó có 225 thuê bao Metronet nâng tổng số thuê bao truyền số liệu hiện có trên mạng là 5572 thuê bao, tăng 27%

so với cùng kỳ năm 2008.

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

1060925 1169018

1358680

1828493

2069550

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009

Hình 2.6: Tổng số thuê bao viễn thông trên mạng viễn thông Hà Nội.

1039524 1143631 1232903

1590919

1735741

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000

N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009

Hình 2.7: Tổng số thuê bao ĐTCĐ trên mạng viễn thông Hà Nội.

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

20000

50163

120289

233215

328309

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009

Hình 2.8: Tổng số thuê bao ADSL trên mạng viễn thông Hà Nội.

1401

2224

3488

4359

5572

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

N¨m 2005

N¨m 2006

N¨m 2007

N¨m 2008

N¨m 2009

Hình 2.9: Tổng số thuê bao truyền số liệu trên mạng viễn thông Hà Nội.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 của VNPT Hà Nội)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về network on chip và thực hiện mô hình noc tên FPGA (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)