Những định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về network on chip và thực hiện mô hình noc tên FPGA (Trang 93 - 97)

3.1.1. Định hướng của Nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông.

Chính phủ Việt Nam luôn −u tiên phát triển ngành Viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi cho Viễn thông vươn lên tiếp cận với trình độ phát triển của thế giới. Nhận thức tầm quan trong của phát triển Viễn thông trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện

đại hoá Đất nước, ngày 07 tháng 02 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Qui hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam

đến năm 2010.

Chiến lược đã xác định những quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Viễn thông và Internet Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu cơ bản của Chiến l−ợc là phải phát triển nhanh để đến năm 2010 cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả

nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao; mức độ phổ cập dịch vụ Viễn thông và Internet của Việt Nam đạt mức trung bình của các nước trong khu vực; xã

hội, người tiêu dùng được cung cấp các dịch vụ hiện đại, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc t−ơng đ−ơng các n−ớc trong khu vực; xây dựng Viễn thông và Internet thành ngành kinh tế mũi nhọn hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo An ninh quốc phòng của đất nước.

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng l−ới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung l−ợng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các ph−ơng thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng : cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

(VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, th−ơng mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; Bảo đảm đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp và học sinh phổ thông trung học có điều kiện sử dông Internet.

Phát triển nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho ng−ời sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc t−ơng đ−ơng mức bình quân của các n−ớc trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong cả

nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, th−ơng mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Bảo đảm tất cả các Bộ, ngành, cơ

quan hành chính nhà n−ớc, chính quyền cấp tỉnh và huyện đ−ợc kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện

đ−ợc kết nối Internet.

Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt từ 32 đến 42 máy/100 dân (trong đó mật

độ điện thoại cố định là 14 đến 16 máy/100 dân); mật độ thuê bao Internet đạt từ 8

đến 12 thuê bao/100 dân (trong đó có 30% là thuê bao băng rộng); tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số.

3.1.2. Những định hướng phát triển của VNPT Hà Nội.

Năm 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng.

Nền kinh tế Việt Nam đ−ợc dự báo tiếp tục phục hồi, phát triển hơn năm 2009. Dự

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

kiến GDP Việt Nam tăng 6,5%, GDP Hà Nội tăng 8%. Sự tăng tr−ởng kinh tế sẽ làm tiền đề cho sự gia tăng nhu cầu thông tin liên lạc và sẽ có những tác động tốt tới sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội.

Bên cạnh đó, Hà Nội vẫn là địa bàn còn tiềm năng với các dịch vụ Internet băng rộng thông tin di động, điều này sẽ tạo cơ hội cho VNPT Hà Nội phát triển dịch vụ và mở rộng thị tr−ờng. Với mục tiêu tập trung đẩy mạnh phát triển các dịch vụ mới của VNPT trong năm 2010 nh− MyTV, Vinaphone 3G, Internet băng rộng, nâng cao chất lượng, thương hiệu các dịch vụ, hoạt động kinh doanh của VNPT Hà Nội sẽ có nhiều thuận lợi.

Cùng với những thuận lợi trên, những kết quả khả quan mà VNPT Hà Nội đã

đạt đ−ợc trong năm 2009 cũng là tiền đề quan trọng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong năm công tác mới.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh trên thị tr−ờng VT – CNTT Hà Nội đang ngày càng khốc liệt, dự kiến trong năm 2010, VNPT Hà Nội sẽ tiếp tục bị cạnh tranh mạnh về chất lượng dịch vụ, khuyến mại, giá cước. Do cạnh tranh gay gắt, hoạt động khuyến mại gia tăng, nên số thuê bao tạm dừng, nợ c−ớc, huỷ có xu h−ớng tăng mạnh, chi phí chăm sóc khách hàng, khuyến mại để giữ và thu hút thuê bao ngày càng tăng.

Đối với điện thoại cố định, việc giữ và khôi phục thị phần sẽ thực sự gặp nhiều khó khăn do các áp lực cạnh tranh, thay thế.

Năm 2010, VNPT Hà Nội đặt mục tiêu đạt kết quả cao nhất để kết thúc thắng lợi đợt thi đua theo chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ phát động, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 -2010) theo Nghị quyết Đại hội

Đảng lần thứ X. Thực hiện thắng lợi mục tiêu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã đề ra: tăng trưởng ít nhất 20% so với năm 2009, đồng thời đảm báo tính ổn định, nâng cao chất l−ợng dịch vụ, nâng cao uy tín và hình ảnh th−ơng hiệu VNPT trên thị tr−êng.

Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an toàn thông tin phục vụ hoạt động của các cơ quan Đảng và chín quyền trên địa bàn Thủ đô, VNPT Hà Nội đặt mục tiêu tăng doanh thu Viễn thông – CNTT v−ợt 15 - 20% so với thực hiện năm 2009, đồng thời tăng thị phần các dịch vụ Viễn thông Công nghệ thông tin trên

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

địa bàn Hà Nội, dịch vụ MegaVNN tối thiểu đạt 65% thị phần, dịch vụ điện thoại cố

định (hữu tuyến + Gphone) tối thiểu đạt 88%.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu t−, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Tập hợp đội ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao, lành nghề, năng động thích ứng với điều kiện sản xuất hiện đại, sức ép công việc cao.

Thực hiện quy chế phân phối thu nhập hợp lý.

Tạo được hình ảnh ấn tượng đối với cộng đồng, từng bước đưa thương hiệu Tập

đoàn trở thành quen thuộc với công chúng và bạn hàng trên thế giới.

Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp; Tập trung phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt các dịch vụ GTGT; Tranh thủ đầu t− sản xuất để nâng cao chất l−ợng dịch vụ và phát triển dịch vụ mới; Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Bưu chính, Viễn thông.

3.1.3. Xu h−ớng phát triển công nghệ, dịch vụ viễn thông.

Xu hướng hội tụ giữa Viễn thông - CNTT - Truyền thông: Làm thay đổi cơ cấu thị tr−ờng dịch vụ cũng nh− thiết bị mạng l−ới. Internet sẽ trở thành điểm hội tụ công nghệ của tin học và điện tử. Sự phát triển công nghệ chuyển mạch (ATM, IP...), truyền dẫn (SDH, cáp quang) sẽ tạo ra những siêu lộ thông tin có khả năng truyền tải thông tin với tốc độ cao.

Trước nhu cầu gia tăng của khách hàng, mạng PSTN đã bộc lộ những hạn chế không thể khắc phục và dần nh−ờng chỗ cho chuyển mạch gói của mạng NGN.

NGN là mạng của các ứng dụng và khả năng mới, cho phép kết hợp 3 hệ thống mạng hiện có (PSTN, truyền số liệu, Internet) để truyền đồng thời âm thanh, hình

ảnh và số liệu trên một đường truyền dẫn duy nhất. Mạng thế hệ NGN sẽ cho ra đời các dịch vụ GTGT hoàn toàn mới, hứa hẹn đem lại doanh thu cao hơn nhiều so với các dịch vụ thoại truyền thống.

Xu h−ớng phát triển công nghệ vệ tinh: Xu h−ớng triển khai ứng dụng CNTT vệ tinh sử dụng giao thức IP, triển khai mạng vệ tinh mặt đất đảm bảo cung cấp các ứng dụng của hệ thống VSAT-IPSTAR, cung cấp các dịch vụ băng rộng nh− truy nhập Internet tốc độ cao, VPN, thuê kênh riêng, truyền dẫn cho di động... Xây dựng

Luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh

hệ thống vệ tinh VINASAT đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông, dịch vụ băng rộng, dịch vụ truyền thông đa ph−ơng tiện của khách hàng tại các vùng khó có khả năng triển khai cáp quang.

Xu h−ớng phát triển công nghệ mạng đ−ờng trục Internet: Dựa trên nền công nghệ MPLS: Công nghệ MPLS VPN đ−ợc Tổ chức IEFT chính thức đ−a ra năm 1997, và cuối thập kỷ 90 đ−ợc coi là công nghệ t−ơng lai có khả năng cho mạng IP hiện tại. Bản chất công nghệ MPLS VPN là công nghệ chuyển mạch nhãn, tích hợp trên nền lớp 2 và lớp 3.

Xu h−ớng phát triển công nghệ truy nhập: Công nghệ xDSL cho phép truyền các bit thông tin với tốc độ cao trên đôi cáp đồng của mạng điện thoại nội hạt, đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về network on chip và thực hiện mô hình noc tên FPGA (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)