LÚC NGUY CƠ, HÃY PHÁT HUY SỰ TĨNH LẶNG

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 115 - 121)

Trong tất cả mọi công việc làm đều có sự bất trắc. Thí dụ khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, khi bắt đầu một công việc mới, khi kê toa thuốc, hay ngay cả trả lời điện thoại. Mỗi ngày, trong từng giây phút, chúng ta đối phó với những ẩn số trong công việc bằng cách chấp nhận sự rủi ro.

Đôi lúc tầm rủi ro nhỏ giống như khi nhận tấm ngân phiếu một trăm đôla: “Liệu tài khoản khách hàng có đủ để thanh toán hay ngân phiếu sẽ bị trả về?” Đôi khi mức độ rủi ro to lớn hơn như khi giải phẫu cấp cứu cho một đứa trẻ đang bị thương: “Liệu chúng ta chẩn đoán thương tật có chính xác hay không? Chúng ta đã lấy ra hết tất cả ngoại vật hay còn thiếu sót gì không? Đường chỉ may có chặc không?” Sự bất trắc đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa, và chấp nhận rủi ro như là một trong những yêu cầu to tát trong công việc.

Khi đối diện với sự khủng hoảng hoặc rủi ro trong công việc, chúng ta có xu hướng tránh né vào hai thái cực, hoặc hoang mang hoặc kiêu mạn. Đôi lúc chúng ta đánh giá thấp những rủi ro mà chúng ta đang đối mặt, không nhận ra được những nguy cơ trước mắt. Thí dụ, có thể chúng ta chịu trách nhiệm đầu tư tiền tiết kiệm cả đời của người khác vào các cổ

phiếu và chứng khoán. Hoặc có thể chúng ta là một vị giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành, phát triển tài sản cho một đại công ty. Những quyết định của chúng ta trong vai trò đó tác động đến cuộc sống của hàng ngàn người. Nếu coi nhẹ những trách nhiệm như vậy, thì đó là một sự kiêu mạn cao độ. Việc đầu tư quá lố tiền của người khác vào các trương mục có nhiều rủi ro, hoặc với tư cách một giám đốc điều hành, áp dụng các quy luật kế toán theo chính sách “bên miệng hố chiến tranh” để củng cố các lợi nhuận ngắn hạn là quá điên rồ, liều lĩnh. Việc quá tự tin như vậy khiến ta phán đoán sai tình huống một cách nghiêm trọng, đánh giá thấp những điều không lường được và những rủi ro.

Trái lại, chúng ta cũng có thể đánh giá quá cao những rủi ro, phóng đại tầm quan trọng của chúng. Có thể nhân viên ngân hàng đó quá dè dặt trong việc đầu tư tiền của khách hàng, nên chẳng có mấy lợi nhuận. Có nhiều cơ hội để cân nhắc - các mảng thị trường có thành tích cao, nhiều quỹ đầu tư đủ loại để ngăn ngừa rủi ro một cách thận trọng - nhưng ông ta do dự: “Biết đâu ngày mai thị trường sẽ đổi hướng.

Để tôi xem lại bảng cân đối kế toán lần nữa. Có thể tuần tới tôi sẽ chạy thử phần mềm dự đoán may/rủi thế nào cho các dự tính đầu tư này để xem chúng có thể thực hiện được hay không”. Hoặc vị giám đốc điều hành của chúng ta có thể chưa sẵn sàng để cạnh tranh mạnh mẽ khi đối diện với những áp lực thị trường. Có thể bà ta do dự trong việc đầu tư phát triển sản phẩm hoặc kỹ thuật mới để bắt kịp đà thay đổi. Thay vào đó bà mướn một công ty tư vấn để nghiên cứu về vấn đề rồi mới đưa ra kiến nghị. Bà sắp đặt một cuộc họp trong vòng ba tuần để lắng nghe các ý tưởng mới và các kiến nghị. Khi chúng ta đánh giá quá cao các rủi ro, phóng đại chúng quá cỡ, sợ hãi về kết quả có thể xảy ra, thì chúng ta dường như bị đóng băng, và trở nên thiếu quyết đoán. Sự do

LÚC NGUY CƠ, HÃY PHÁT HUY SỰ TĨNH LẶNG 99

dự hay thiếu tự tin như vậy thì quá nặng nề, trì kéo, khiến ta đánh giá quá cao những bất trắc, rủi ro.

Để tránh sự cực đoan của kiêu mạn và do dự này, chúng ta trước tiên phải biết rõ ràng về những gì chúng ta đang đối mặt. Khi chấp nhận rủi ro, chúng ta cảm thấy mình có một loạt cảm xúc mạnh mẽ. Chúng ta cảm thấy bị hấp dẫn, kích động hoặc sợ hãi, hoang mang. Chấp nhận sự rủi ro càng lớn, thì cảm giác bị thử thách và phức tạp càng tăng lên. Tuy vậy, chúng ta không nên xem những cảm xúc mạnh mẽ này là những vấn đề hoặc điều khiến ta phân tâm. Đúng ra, chúng là bản năng tự nhiên, sự thông minh bẩm sinh của chúng ta, có thể giúp ta đối phó với sự không chắc chắn, nếu chúng ta biết làm thế nào để lắng nghe chúng. Nếu chúng ta cố phớt lờ, xem chúng như những chướng ngại khiến ta phân tâm hoặc lo lắng không cần thiết, thì có lẽ là chúng ta đã quá tự tin mà đánh giá thấp những rủi ro. Ngược lại, nếu chúng ta chú tâm quá nhiều vào các cảm xúc của mình, không ngừng trăn trở với những gì có thể xảy ra, ta sẽ sinh ra do dự, thiếu tự tin, và có thể đánh giá quá cao những rủi ro. Việc biết lắng nghe cảm xúc của mình một cách đúng đắn vào những lúc khủng hoảng hoặc bất trắc để tìm hiểu tại sao chúng đòi hỏi sự quan tâm của ta, đòi hỏi tâm thăng bằng, thư thái.

Để có được sự điềm tĩnh trong những giây phút căng thẳng, chúng ta có thể áp dụng sự nỗ lực chánh niệm để buông bỏ - đột ngột chuyển sự chú ý từ các vọng tưởng đến ngay môi trường vật lý xung quanh. Bỗng nhiên trở thành có chánh niệm như thế, chúng ta khám phá ra một sự tĩnh lặng bản năng, một “không gian cảm xúc” của cái chưa biết, giống như mở cánh cửa vào một căn phòng xa lạ hoặc từ trên tầm cao phóng xuống nước. Khi ta chánh niệm trong giây phút ngay trước mắt, cơn lũ cảm xúc hỗn loạn sẽ không

đòi hỏi sự chú tâm của ta như những tiếng nói ồn ào, náo loạn của đám đông. Thay vào đó, chúng tập trung và ổn định trong một cảm xúc vật lý, không rõ ràng, nhưng không kém phần mạnh mẽ - sự nhột nhạt nơi bụng, một cảm giác mềm mại mơ hồ nơi tim, hoặc sự mở rộng nơi thanh quản. Trái lại, các giác quan của ta, trở nên sống động khác thường. Tiếng chuông điện thoại nghe thật rõ ràng, chính xác. Sự ẩm ướt hoặc mát mẻ của không khí không còn là nền ở phía sau nữa mà được trải nghiệm một cách đầy đủ. Chiếc cặp da quen thuộc cũ mòn bỗng trở nên sắc nét đến từng chi tiết. Chúng ta khám phá ra rằng các cảm xúc thực sự ra là những phản ứng tự nhiên của thân – bản năng, sẵn có và đầy thông tin.

Và sự cảnh giác cho chúng ta sự chính xác và tự tin cần thiết để hành động.

Khi chuyển sự chú tâm của chúng ta đến cảnh quan vật lý trong lúc khủng hoảng hoặc bất trắc, ta sẽ nhận rằng các cảm giác kiềm chế quen thuộc đã biến mất, đồng thời, nghịch lý thay, chúng ta cảnh giác và tự động ứng phó với các tình huống, với sự bình tĩnh, điềm đạm một cách đáng ngạc nhiên.

Không gian đó có thể không thoải mái, vì không có những tấm biển chỉ dẫn (signpost) của các cảm xúc quen thuộc hoặc những lời giải đáp đáng tin cậy, và bản năng tìm kiếm sự an toàn, sự kết thúc có thể trở nên khá mạnh mẽ. Tuy vậy, sự thực hành chánh niệm luyện tập cho chúng ta biết tạm dừng và nghỉ ngơi trong “sự tĩnh lặng của điều không quen thuộc”.

Trong khoảng khắc đó, chúng ta chẳng có gì để bám víu - chúng ta chỉ theo bản năng cảnh giác, bản lĩnh, và ứng phó theo tình huống.

Khi vượt qua được ham muốn giải trừ các cảm xúc của ta và làm quen với sự tĩnh lặng này, chúng ta cuối cùng khám phá ra điều cơ bản để đưa ra các quyết định cứng rắn và mạo

LÚC NGUY CƠ, HÃY PHÁT HUY SỰ TĨNH LẶNG 101

hiểm. Từ không gian rộng mở này, chúng ta có thể ghi nhận những âu lo và các cảm xúc mạnh mẽ của ta trong trạng thái cân bằng, để chúng giữ vai trò cảnh giác ta về những gì có thể xảy ra. Sự nhột nhạt nơi bụng có thể nhắc nhở ta gọi cho một khách hàng quan trọng trước khi quyết định một phương án đầu tư hệ trọng. Dường như tự nhiên chúng ta biết làm thế nào để tài trợ một dự án thầu đầy cạnh tranh. Chúng ta trải nghiệm một cảm xúc nhẹ nhỏm, một sự tĩnh lặng nơi thân, và chúng ta gọi điện, hoàn tất việc giao dịch. Hoặc một sự lo lắng không nguôi khiến chúng ta kiểm tra lần chót trước khi khâu lại vết thương nơi chân của bịnh nhân, và thật không sai, ta tìm thấy một mảnh thủy tinh nhỏ còn sót lại. Qua thời gian chúng ta khám phá ra rằng các cảm xúc và cảm giác nơi thân, thực ra không làm chúng ta phân tâm, mà chính chúng giúp ta quyết định, khiến ta đánh giá lại trực giác của ta một cách có chủ tâm và trân trọng. Chúng ta tập lắng nghe xuyên qua sự tĩnh lặng của cảm xúc, môi trường làm việc, các đối thủ cạnh tranh, và các đồng nghiệp của ta.

Khi tập giữ được bình tĩnh trong môi trường không quen thuộc, ta khám phá ra rằng ta đang biểu lộ chính sự tự tin mà bấy lâu nay ta luôn tìm kiếm: Sự tự tin được dẫn dắt bởi bản năng và trí tuệ, hoàn toàn thoát khỏi sự bất an của trạng thái do dự hay sự kiêu căng mù quáng.

Phát triển khả năng lắng nghe cảm xúc của thân tâm trong lúc bất trắc, căng thẳng đòi hỏi chúng ta tập luyện thấu đáo các quy luật chánh niệm. Ngoài việc tọa thiền, phương cách hiệu quả nhất mà tôi sử dụng để lắng nghe một cách sâu sắc trí tuệ của thân vật lý, được gọi là Sự Tập Trung (Focusing), được Tiến sĩ Eugene Gendlin phát triển tại Đại Học Chicago.

Tiến sĩ Gene và đồng nghiệp, tiến sĩ Flavia Cymbalista, nhà kinh tế từ Đại Học Tự Do Berlin, đã bỏ rất nhiều thời

gian đào tạo, huấn luyện tôi trong việc lắng nghe ngôn ngữ của thân vì ngôn ngữ đó hướng dẫn, thúc đẩy ta tiến đến các quyết định. Tôi tha thiết đề nghị các bạn nên học phương pháp tập trung này, vì nó là một dụng cụ sắc bén giúp ta có những quyết định tài chính khôn ngoan, giải tỏa sức sáng tạo bị dồn nén, giải quyết các xung đột, hoặc chỉ lắng nghe sâu sắc những gì thân muốn nhắn gửi đến ta.(1)

Phương châm, “Lúc nguy cơ, hãy phát huy sự tĩnh lặng”, không hứa hẹn một phép thần để giúp chúng ta có những quyết định quan trọng và chấp nhận rủi ro trong những tình huống khó khăn. Chúng ta cần phải thông suốt và thực tế.

Chúng ta cần vượt qua khó khăn và sai lầm. Nhiều lúc chúng ta cần có can đảm về quyết định của mình, và có thể phải chấp nhận những rủi ro khiến cuộc sống của ta và người trở nên phức tạp hơn. Nhưng trên hết, chúng ta cần tin tưởng vào bản tính tự tin của mình để giữ được sự tĩnh lặng trong môi trường không quen thuộc, mà vẫn lắng nghe một cách sâu sắc và chính xác.

***

1. Muốn biết thêm thông tin về phương cách này hãy vào www.

AwakeAtWork.net.

-13-

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)