VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 261 - 265)

Nói chung, những phương châm này được đề ra để sử dụng như “sự quán-tưởng-bằng-hành-động”, qua đó chúng ta cho phép tâm chánh niệm được hoàn toàn hòa lẫn vào các tình huống trong cuộc sống ở nơi làm việc.

Tuy nhiên, nếu ta cố ý dành thời gian để suy ngẫm về những thử thách trong công việc thì cũng hoàn toàn thích hợp. Khi quán chiếu về những thử thách trong công việc làm bằng cách này, chúng ta có thể kiềm chế tâm lăng xăng và trau dồi trí tuệ bẩm sinh của chúng ta. Giống như để cho nước đục lắng đọng xuống và dần dần trở nên trong, sự quán chiếu giúp giảm bớt tốc độ công việc hằng ngày và nhẹ nhàng để cho li (đạo lý) và tính chân thật của chúng ta được tỏa sáng.

1. Chọn một khung cảnh yên tịnh. Chọn khung cảnh vật lý yên tịnh và thoải mái. Quý vị có thể chọn thả bộ trên con đường nhiều bóng cây, ngồi yên lặng trong phòng thiền hoặc tu viện, hoặc chỉ ngồi uống trà trong nhà bếp.

2. Giữ chánh niệm. Hãy dành một ít thời gian để buông bỏ cuộc đối thoại nội tại và trân trọng khung cảnh xung quanh ngay trước mắt. Chỉ lưu ý đến hình ảnh, âm thanh và trân trọng sự yên tĩnh bao la trong giây phút hiện tại. Nếu có thể hành Thiền Chánh Niệm trong vòng năm phút hay hơn.

3. Ghi nhớ mục đích. Chúng ta không quán tưởng để thỏa mãn những hy vọng hoặc xua tan nỗi sợ hãi của chúng ta.

Khi chiêm nghiệm các tình huống trong công việc là chúng ta thừa nhận bản lĩnh, tính chân thực của ta, và đánh giá những hành động tốt lành, thiện xảo. Hãy thử mấy câu chú nguyện này:

Không hy vọng và không sợ hãi,

Nguyện rằng tôi có thể lương thiện trong hành động, Nguyện rằng tôi có thể giúp đỡ tha nhân.

4. Để ý, chọn lựa đề mục thiền quán. Nếu bạn có vấn đề đặc biệt gì trong công việc mà bạn muốn giải quyết thì hãy nghĩ đến điều đó. Hãy để tâm trí bạn cân nhắc một cách thoải mái và đầy hiếu kỳ các ý nghĩ và hình ảnh phát khởi lên: Hãy nhớ đến các trải nghiệm trong công việc, đặt những trường hợp “nếu như”, đánh giá điều lợi và hại, cảm nhận niềm phấn khích hoặc đau khổ một cách triệt để. Một lúc nào đó, đọc bất cứ phương châm nào một cách ngẫu nhiên hoặc cố ý. Hãy ghi nhận bất cứ cảm xúc nào nơi thân hay tâm đi theo với đề mục và viết xuống bất cứ ý tưởng hay gợi ý đặc biệt hữu ích nào phát khởi trong tâm thức. Trong suốt quá trình thiền quán, hãy nhẹ nhàng chú tâm vào bất cứ cảm giác nhột nhạt nơi bụng, nặng nề ở ngực, hoặc sự co thắt nơi cổ. Hãy để các cảm giác này thấm nhuần trong bạn khi bạn hòa trộn phương châm vào các tình huống trong công việc.

5. Lưu ý bất kỳ sự thay đổi nào và kết thúc với một nguyện vọng. Không phải tất cả sự quán chiếu đều mang đến một giải pháp rõ ràng, tối hậu, dầu nhiều lúc, đây là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, quan điểm của chúng ta về công việc có thể thay đổi trong những giây phút chiêm nghiệm này.

Nếu trước đó ta đã nóng giận, do dự hoặc đối kháng, thì giờ có thể là ta giải tỏa, buông thư, hoặc buồn bã. Sự thay đổi về quan điểm hoặc cảm xúc như vậy có thể kích thích ta hành

HƯỚNG DẪN QUÁN TƯỞNG VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM 245

xử một cách khác. Bạn có thể chấm dứt sự thiền quán bằng cách viết xuống một ý định, hay bất cứ cách hành xử hoặc phương hướng hành động mới mẻ nào mà bạn có ý định làm do sự thiền quán. Thí dụ, sau khi chiêm nghiệm về phương châm “Thực hành ‘không khoa trương’”, bạn có thể lập chí để trở nên tự giác hơn về những người cung cấp dịch vụ cho bạn ở tiệm tạp hóa, tiệm giặt ủi, hoặc trạm thu phí. Khi chấm dứt sự thiền quán bằng cách này, chúng ta có thể quyết chí mang lại viễn cảnh mới mẻ trong công việc.

***

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 261 - 265)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)