ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHƯ KHÁCH

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 199 - 203)

Hãy hồi tưởng lại năm, sáu năm về trước hoặc lâu hơn nữa trong giây lát, và nhớ lại một vài đồng nghiệp, những người đã làm cho cuộc sống ở nơi làm việc của chúng ta được vui vẻ, nhiều ấn tượng. Có thể là hình ảnh của một nhân viên phục vụ tốt bụng trong căn-tin, hoặc một cấp trên đáng tin cậy là người đã hỗ trợ để ta được tham gia vào dự án thành công nhất trong nghề nghiệp của mình, hoặc người cộng sự vui tính, luôn có cái nhìn sâu sắc, vui nhộn để chia sẻ. Khi hồi tưởng lại và phác họa trong tâm hình ảnh của những người này, có thể chúng ta sẽ nhớ lại những khoảng khắc ấm áp, vui tươi mà chúng ta đã chia sẻ với họ. Chúng ta đã mở lòng ra với các đồng nghiệp này – có mặt và cởi mở - và tình đồng nghiệp đó đã khiến một phần cuộc sống ở nơi làm việc của ta được hoàn mãn.

Rất có thể là những người mà chúng ta nhớ lại không còn liên hệ đến cuộc sống của ta nữa. May mắn lắm, ta mới còn giữ liên lạc được với một ít bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng thường thì những người mà chúng ta hàm ân đã chuyển đi nơi khác: có thể là họ đã có việc làm mới ở chỗ khác, hay có thể họ đã dời chỗ di trú. Thật khá nản lòng khi ta nhận ra mối quan hệ trong công việc quá phù du. Tuy nhiên, khi đã nhận thức rằng mối quan hệ ở nơi làm việc không bền vững, luôn thay đổi, chúng ta có thể thực sự chấn hưng, vung

trồng chính tình cảm ấm áp bình đẳng mà chúng ta rất trân trọng. Bạn đồng nghiệp đến rồi đi - các khuông mặt mới, cuộc đoàn tụ bất ngờ, thành viên mới trong nhóm. Sự thay đổi trong mối quan hệ công việc khiến ta càng phải chủ ý trân trọng bạn đồng nghiệp ngay trong thời điểm hiện tại, tử tế và dễ tiếp cận trong công việc – đó là “Đối xử với người như khách”.

Thường khi đối xử với ai đó như khách, chúng ta ghi nhận trong mọi việc làm rằng thời gian chúng ta bên nhau rất hiếm và đáng để ta trân trọng. Chúng ta không tiếp đãi tùy tiện hay cẩu thả người khách của mình. Khi khách đến, chúng ta không coi như họ đến làm phiền, tiếp đãi họ một cách miễn cưỡng, để họ tự lo liệu.

Trái lại, tự nhiên là chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng để tỏ ra thân thiện và sẵn sàng tiếp đón họ, bằng những gì tốt đẹp nhất. Là một người chủ nhà thật sự lịch thiệp, chúng ta tiếp đón mọi người như nhau; chúng ta không xem người này trọng hơn người kia. Khi có tiệc, đối với các vị khách chưa quen, ta không bảo người nhà, “Mấy vị này không quen, hãy mang cho họ loại rượu rẻ tiền hoặc dọn cho họ dĩa giấy’’.

Ngược lại, ta còn chăm sóc cho các vị khách này kỹ hơn.

Thậm chí nếu ta và vị khách nào đó có vẻ không hợp nhau, ta cũng không xua đuổi khách và nói: “Xin lỗi, bạn không phải là khách của tôi. Xin vui lòng ra về bằng cửa sau”. Dầu khách của ta là người lạ hay bạn bè thân thiết, hàng xóm hay khách qua đường, khách vui tính hay khó chịu, ta vẫn đối xử với sự lịch sự và hiếu khách như để minh chứng rằng thời gian của mọi người bên nhau là rất hiếm và đáng giá.

Tương tự, phương châm “Đối xử với người như khách

khuyến khích chúng ta dựa vào bản năng tự nhiên để đối xử với người cho phù hợp, ân cần, trân trọng mối quan hệ trong

ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHƯ KHÁCH 183

công việc bằng cách sẵn sàng giúp đỡ người, và triển khai những gì tốt đẹp nhất đến với tất cả những người ta gặp.

Khi trình bày một ý tưởng hoặc một quan điểm, chúng ta thực hiện nó cho đúng cách để người khác có thể chấp nhận, thẩm thấu những điều ta nói. Chúng ta không phân biệt đối xử giữa các đồng nghiệp với nhau. Dù đó là vị chủ tịch hay người bảo vệ, chúng ta quan tâm và lịch sự với tất cả. Khi đi làm, chúng ta ăn mặc lịch sự và phù hợp, để có thể chuyển tải một trạng thái vui tươi và lành mạnh. Khi người khác nêu lên quan điểm của họ, chúng ta chăm chú lắng nghe; chúng ta

“trau dồi nghệ thuật giao tiếp”. Ngay cả khi đồng nghiệp của chúng ta nóng nảy hoặc thiếu tế nhị thì ta vẫn lịch sự, biểu lộ sự nhã nhặn bằng cách trau dồi li (đạo lý). Chúng ta làm vậy không phải như một người đầy tớ vô tâm muốn làm vui lòng tất cả mọi người hay vì cần tiền bạc. Chúng ta đối xử với tất cả mọi người như khách vì đó là phẩm cách tự nhiên của ta.

Là người tự tin, hiếu kỳ và bản lĩnh, chúng ta có thể triển khai không gian bao la và trạng thái an bình đến cho người khác, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, vì đơn giản đó là điều tự nhiên phải làm - một cách biểu hiện tự nhiên của việc chúng ta là ai.

Khi chúng ta coi tất cả mọi người như khách, chúng ta tạo ra một khoảng không gian bao la, cho phép tất cả mọi người mà chúng ta gặp được là chính họ, được có mặt nơi họ hiện hữu, ngay trong giây phút đó. Giống như vị chủ nhân ở buổi dạ tiệc, khuyến khích khách mời được tự bày tỏ một cách tự do và thoải mái; chúng ta cũng làm như thế ở nơi làm việc.

Thay vì cố gắng kiểm soát tình huống công việc, chúng ta cho phép mình được tự do trân trọng đồng nghiệp và được

‘’không biết”, cho phép những người mà chúng ta gặp được là chính họ mà không có sự định kiến và phân biệt nào. Với

một quan điểm mới mẻ như thế, chúng ta có thể trân trọng quan điểm cá nhân, phong cách, nhược điểm, và ưu điểm của bạn đồng nghiệp.

Vì chúng ta không bị bào mòn hay bị đe dọa bởi các tình huống trong công việc, chúng ta có đủ khả năng để mang đến cho khách của mình những điều tốt nhất. Vì vậy, việc đối xử với tất cả mọi người như khách tiếp tục khích lệ chúng ta chấp nhận và trân trọng từng khoảng khắc giá trị và chân thật. Quan trọng hơn nữa, nó nhắc nhở chúng ta hãy chuyển đến từng đồng nghiệp lòng biết ơn sâu sắc của ta. Vì chúng ta thực sự mang ơn tất cả mọi người mà chúng ta gặp, tất cả các vị khách ở nơi làm việc. Nếu chúng ta phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ trong công việc, chúng ta sẽ khám phá ra rằng các đồng nghiệp đã dạy chúng ta một số bài học quan trọng nhất mà chúng ta cần để có thể tỉnh thức trong công việc. Đồng minh và kẻ thù, đối thủ và cổ động viên, khách lạ cũng như bạn bè, tất cả đều tạo cho chúng ta bao cơ hội để buông bỏ sự kiêu mạn, sự hẹp hòi, sợ hãi để được sống chân thật. Các vị khách như thế, những người khuyến khích ta là chính mình một cách chân thật, đương nhiên xứng đáng được những điều tốt nhất.

***

-26-

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 199 - 203)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)