TRÁNH SỰ TỬ TẾ KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 173 - 179)

Khi thấy đồng nghiệp của mình gặp khó khăn trong công việc thì tự nhiên chúng ta muốn giúp một tay. Đôi khi áp lực công việc đè nặng lên vai một đồng nghiệp nào đó, hoặc có thể một thách thức mới khiến ai đó chao đảo, chúng ta giúp họ một lời khuyên hoặc hướng giải quyết cho họ. Đôi khi chúng ta góp thêm công sức bằng cách ở lại làm thêm giờ để giúp công việc hoàn thành đúng thời hạn hoặc đến cơ quan sớm để chuẩn bị cho một cuộc họp. Sự giúp đỡ cũng có thể rất đơn giản như chỉ cần lắng nghe ai đó tâm sự rằng liệu họ có nên chấp nhận một công việc mới hoặc di chuyển tới một tiểu bang khác. Giúp đỡ người khác là một phần tự nhiên và cần thiết trong công việc.

Tuy nhiên, giúp đỡ người khác trong công việc không phải lúc nào cũng đơn giản như thế. Đôi khi chúng ta không thể giúp họ. Nếu có quá nhiều việc phải làm, hoặc không có thời gian, chúng ta đành phải để các vấn đề cho người khác giải quyết. Hoặc có thể chúng ta phải kiềm chế việc giúp đỡ vì nếu ta làm công việc của người khác thì chỉ tạo ra sự lúng túng trong việc chia sẻ trách nhiệm. Nhiều vấn đề vượt quá khả năng của ta, nên nếu ta có lời khuyên hoặc giúp đỡ có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Vì vậy, cái ta có thể giúp trong công việc thường là đừng

giúp – phải kiềm chế việc tư vấn cho người, cứ để các câu hỏi chưa có câu trả lời, để cho đồng nghiệp tự tìm giải đáp.

Để có thể hữu ích trong công việc thực sự đòi hỏi nhiều kỹ năng và vào đúng thời điểm - biết khi nào cần lắng nghe, khi nào cần bỏ qua, khi nào ra lệnh, khi nào cần học hơn là dạy.

Nếu không khéo léo trong việc giúp đỡ người khác trong công việc, chúng ta có thể khổ công làm việc hữu ích trong khi thực ra là ta đang khiến tình trạng thêm tệ hại. Thầy tôi, Chogyam Trungpä Rinpoche đã gọi đó là sự tử tế sai lầm.

Trong trường hợp này, chúng ta đã làm công việc giúp đỡ dựa trên một khái niệm ích kỷ, nông cạn mà chủ yếu là để loại bỏ sự khó xử của ta hơn là giúp một tay. Có rất nhiều ví dụ đơn giản của sự tử tế không đúng chỗ ở quanh ta tại nơi làm việc. Thí dụ, cô tiếp viên mới, do nôn nóng muốn được đóng góp công sức, đã ở lại trể để sắp xếp lại tất cả các hồ sơ cung cấp hàng hóa, gây lộn xộn cho toàn thể các nhân viên trong nhiều tuần. Nhân viên bán hàng, do muốn hoàn tất một cuộc giao dịch, đã không chỉ để lại phía sau cả ký tài liệu tiếp thị mà còn gởi theo dạng phát nhanh hai bộ bổ sung để tỏ ra hữu ích. Nhân viên quầy phục vụ khách hàng, sốt sắng muốn giúp đỡ, đã hỏi khách hàng không chỉ một lần mà bốn lần,

Ông còn cần giúp gì nữa không?”. Hành động đó thường thấy xảy ra ở nơi làm việc – chúng ta cố gắng tỏ ra có ích do căng thẳng nhưng ngược lại chúng ta đã làm cho người được giúp đỡ cảm thấy bị làm phiền hơn là hài lòng. Tiếc thay, sự tử tế không đúng chỗ này không chỉ xảy ra với thiện ý, mà còn do sự xáo trộn, bực bội. Nó có thể làm hỏng sự nghiệp, hủy hoại tình bạn, và làm đắm chìm toàn bộ doanh nghiệp.

Một trong các hành động thường được thấy nhất của sự tử tế không đúng chỗ là không thành thực với cấp dưới về cách làm việc của họ. Chúng ta thường thấy nhiều nhân viên

TRÁNH SỰ TỬ TẾ KHÔNG ĐÚNG CHỖ 157

kém cõi phải kéo dài khắc khoải qua bao tháng – đôi khi năm - trong những công việc quá sức họ như thế nào? Các vị quản lý tránh sự căng thẳng của việc phải nói sự thật, thay vào đó họ trở thành phòng thủ, bao che cho cấp dưới của mình. Vì lòng tử tế, vị quản lý muốn bảo vệ nhân viên khỏi cái khổ của việc phải đối mặt với vấn đề, và cả hai đều muốn tránh nhìn nhận sự thật là công việc khó thể hoàn thành. Với thời gian, tính chân thật, thẳng thắng trở nên ngày càng khó thể hiện - căng thẳng, khó chịu, và cả tiềm năng bùng nổ - và vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối. Cuối cùng, các tình huống cũng đòi hỏi họ phải công khai sự thật. Đối mặt với các kết quả tồi tệ, người nhân viên đã bộc lộ trong sự giận dữ và oán hận: “Ở đây, không ai thực sự hỗ trợ tôi cả. Mọi dự án của tôi đều thiếu ngân quỷ, rồi cuối cùng xếp xó. Rồi bây giờ ông đến đổ lỗi cho tôi!’’. Người quản lý bàng hoàng, cho rằng nhân viên của mình vô ơn, chứ không thấy được tai họa là do hành động tử tế không đúng chỗ của ông. Thay vì đối đầu với những khó khăn khi chúng vừa xuất hiện, người quản lý đã tránh sự khó chịu của việc phải nói thẳng. Kết quả là nhân viên hụt hẫng, oán giận với người quản lý đã học ngụy trang mặc cảm tội lỗi, không thoải mái như là “muốn giúp đỡ”.

Biết tránh việc thuơng người không đúng chỗ giúp ta thành thật về tâm trạng lo lắng của mình - chấp nhận, cảm nhận và chiêm nghiệm nó. Tất nhiên, sẽ khó nói với nhân viên cấp dưới về khả năng hạn chế của họ, nhưng lãng tránh sự khó khăn đó bằng cách giả vờ tử tế chỉ dẫn đến những vấn đề tệ hại hơn.

Khi lòng thuơng người không đúng chỗ trở thành luật bất thành văn trong cơ chế lãnh đạo thì công việc làm có thể trở nên rất đáng nản cho hàng trăm hay hàng ngàn nhân viên. Ví dụ, các vấn đề đạo đức trở nên phức tạp, khó hiểu một cách lạ kỳ, khiến các nhà lãnh đạo phải đặc biệt khéo léo trong việc

giúp đỡ công ty tự vực dậy. Giải quyết các vấn đề tiềm ẩn của việc kém đạo đức đòi hỏi sự kiên nhẫn và cởi mở đối với sự phê bình, sự sẵn sàng lắng nghe trong các buổi họp mà nhân viên được “xổ bầu tâm sự”, được báo cáo những tin không được tốt lành. Một số nhà lãnh đạo, với hy vọng tránh được những tai họa như trên, “giúp” các tổ chức bằng cách thực hiện các chương trình chắc chắn có kết quả để chứng tỏ rằng công ty thực sự quan tâm. Tôi nhớ lại trong những năm làm việc ở Phố Wall đặc biệt có một vị giám đốc điều hành quyết định đối đầu trực tiếp với một quan niệm rộng rãi trong nhân viên nhà máy rằng họ đã bị coi thường, và bị đối xử như là thừa thải. Để ngoài tai một số nhận định sâu sắc của người khác, vị này quyết định khởi động Chương Trình Nhân Viên của Tháng, công bố rộng rãi trên áp phích và các bản tin rằng bà sẽ đánh giá các nhân viên và sự đóng góp của họ. Thay vì dành thời gian để thận trọng lắng nghe các quan điểm của nhân viên, để họ đóng góp trong việc giải quyết vấn đề và thực hiện những sự thay đổi để tăng cường đạo đức về lâu về dài – một tiến trình thật cam go - thì bà đã chọn lòng thương người không đúng cách, che đậy sự lúng túng của mình bằng những hành động giúp đỡ cạn cợt. Sau bốn kỳ Nhân Viên của Tháng, chương trình đã bị tẩy chay một cách công khai vì bị cho là thiên vị. Không biết là có đúng hay không, nhưng các nhân viên tin rằng những người không nói thẳng, hay không dám thách thức ban quản lý, được công nhận vì, “như tất cả mọi người đã biết”, ban quản lý coi trọng sự phục tùng hơn là sự thật. Vị điều hành này cũng đã thử nghiệm các chương trình khác – như là tưởng thưởng cho nhân viên thể hiện nhiều nỗ lực, tăng ngày nghỉ phép cho đội nào vượt chỉ tiêu - nhưng không có kết quả. Môi trường làm việc ngày càng trở nên căng thẳng, trì trệ, và vị điều hành này đã khẳng định ý kiến mình mà không nói ra rằng các nhân viên ở đây thật là vô ơn.

TRÁNH SỰ TỬ TẾ KHÔNG ĐÚNG CHỖ 159

Trong trường hợp này, nếu muốn tránh lòng thương người không đúng chổ thì cấp trên phải tránh một giải pháp dễ dàng để giúp bản thân thoát khỏi những tình huống khó khăn. Cái mà các nhân viên ở đây cần là một người giàu kinh nghiệm biết lắng nghe, biết giúp đỡ một cách thiết thực. Người đó biết lắng nghe một cách cẩn thận trước khi hành động, xây dựng lòng tin giữa các nhà quản lý và cấp dưới, học tập thay vì chỉ đạo. Tránh lòng thương người không đúng chổ giúp chúng ta tạm dừng lại để xem xét những gì thực sự cần thiết khi giúp đỡ người khác - thay vì nhảy vào kết luận, giải quyết hay vội vả giải cứu, chúng ta có thể nhận xét kỹ càng, và cân nhắc trong các nỗ lực của mình. Nhất là trong các tình huống cam go, thì việc “Tránh sự tử tế không đúng chỗ” nhắc nhở chúng ta nên có một chút nghi ngờ về nhu cầu muốn giúp đỡ của ta. Nếu cẩn thận thì chúng ta có thể kéo dài đôi chút lúng túng, để mở rộng bàn tay hỗ trợ một cách khéo léo, chứ không phải bàn tay của sự căng thẳng được hóa trang thành một giải pháp dễ dàng. Tránh sự tử tế không đúng chổ cho thấy ta có thể giúp đỡ người bằng nhiều cách: Lắng nghe, tư vấn, trực tiếp giải quyết vấn đề, nói thẳng - hoặc có thể chỉ cần bỏ đi chỗ khác.

***

-22-

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 173 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)