QUÁN SÁT VÀ THÍCH NGHI

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 245 - 249)

Không có gì sai khi chúng ta dựa vào thông lệ, thói quen trong công việc. Ta có thời gian biểu, quy trình làm việc, và các nguyên tắc phải tuân theo trong công việc. Các phương tiện đó phần nào giúp chúng ta có thể tiên liệu tiến trình công việc, hoàn thành công việc một cách hữu hiệu, đúng thời hạn, và đầy trách nhiệm với các bạn đồng nghiệp. Nhiều công việc quen thuộc hằng ngày của chúng ta chứa đựng bao trí tuệ, chúng đã được phát triển qua nhiều thế hệ. Chúng ta lắp điện thế vào kim loại như thế nào; công nhận quyền sở hữu, hay điều hành một cửa khẩu, tất cả đều dựa trên các thủ tục mà hàng ngàn người trước chúng ta đã phải nhọc sức để hoàn chỉnh chúng. Hiểu như thế, nhiều thủ tục, thông lệ mà chúng ta sử dụng mỗi ngày rất đáng được ta tôn trọng và gìn giữ cẩn thận. Cây cầu đã được xây như thế nào, quả tim được cấy ghép ra sao, là những điều đáng hàm ân biết bao.

Tuy nhiên, vì công việc quá phức tạp, khó lường, mà các thông lệ, thói quen của chúng ta luôn gặp phải những sự bất ngờ. Thí dụ, một quản lý mới, một chỉnh sửa trong hệ thống điều hành, một nhà kho bị cháy, một bảng hướng dẫn sử dụng bị in sai, tất cả đòi hỏi ta phải suy xét lại những gì thông thuộc, và có khi phải hoàn toàn vứt bỏ thông lệ đó. Môi trường làm việc luôn thay đổi của chúng ta đòi hỏi là ta phải thường xuyên xét duyệt và chỉnh sửa lại phương cách làm việc của mình.

Oái oăm thay, đôi khi chúng ta phải dựa vào các thói quen khi ta nghĩ là mình ít cần chúng nhất. Khi những bất ngờ trong công việc đòi hỏi ta phải chỉnh sửa, phát minh, chúng ta phải tự khám phá, thay vì dựa vào các thói quen, khiến ta mất tính hiệu quả mà đôi khi còn phản tác dụng.

Thí dụ khi ta tiếp tục gửi cho vị quản lý mới các báo cáo kinh doanh hàng tuần mà ta vẫn chuẩn bị trong năm năm qua, thì chưa chắc là bà cần hay muốn đọc chúng. Hoặc ta tiếp tục chuyển hàng hóa theo phương cách “đặt hàng trước, nhận hàng trước” trong tình trạng khủng hoảng hàng tồn có thể làm cho tình huống thêm tệ hại. Hoặc tô vẽ một bức tranh màu hồng về lợi nhuận của công ty để trấn an các cổ đông, trong khi chúng ta không chắc chắn chút nào về việc đó là hành động vô trách nhiệm và khinh xuất. Trong những trường hợp như thế, thay vì biết thích nghi, đầy bản lĩnh, ta lại tỏ ra bất lực và hành động theo thói quen, không dám thay đổi hiện trạng, lại cố gắng lập lại trật tự giữa bao hỗn loạn.

Những lúc ấy, chúng ta càng bám víu vào thói quen, công việc làm của chúng ta càng đảo lộn, càng trở nên căng thẳng hơn, rối rắm hơn. Uy tín, vị thế trở thành ngục tù, và thói quen, thông lệ trở thành những tảng đá nặng nề mà ta đeo trên cổ. Không cần phải nói, việc để các thói quen trong công việc gò bó ta là điều không cần thiết. Việc biết thích ứng với những tình huống khó lường, đảo loạn không nhất thiết phải là một công tác to lớn gì, ta chỉ cần chuyển từ việc bám víu sang buông xả, từ việc khư khư giữ lấy quan điểm của mình sang không có định kiến gì cả, từ việc cố gắng giải quyết một vấn đề sang lắng nghe các giải pháp cho vấn đề, từ việc giữ vững lập trường sang có cái nhìn mới để thích nghi với hoàn cảnh. Trọng tâm của việc chuyển hóa đó là thái độ sẵn sàng của ta, ở bất cứ thời điểm nào, để buông bỏ các thói quen,

QUÁN SÁT VÀ THÍCH NGHI 229

định kiến để có mặt ở môi trường làm việc của ta, để các tình huống tự khai phóng. Ngay chính lúc ấy, chúng ta hãy có cái nhìn mới, xem xét lại sự việc để thích nghi với hoàn cảnh.

Hành động xét lại đó không đòi hỏi gì hơn là sự thông cảm hơn, hàm ơn hơn cái giây phút hiện tại đó. Khi chúng ta có mặt trong các tình huống bằng cách đó, chúng ta tự nhiên trở nên tò mò, thắc mắc cái này, cái kia hoạt động như thế nào, vui vẻ đón nhận một ý kiến nào đó đã được bày tỏ như thế nào, ngạc nhiên trước mức độ nghiêm trọng của một vấn đề, hay sự khéo léo của một giải pháp.

Khi chúng ta cho phép mình có mặt, ở tư thế sẵn sàng, chúng ta trải nghiệm một sự tỉnh giác cao độ, một trí tuệ sắc bén, thanh thoát được mở ra, uyển chuyển mà vững chải.

Sự tỉnh thức, hiếu kỳ này không thụ động mà sinh động.

Do không bị trói buộc bởi việc phải duy trì một quan điểm, chúng ta đặt câu hỏi, thăm dò kỹ lưỡng, làm rõ vấn đề một cách tự nhiên. Khi có cái nhìn mới và sẵn sàng thích nghi, chúng ta biết đón nhận trí tuệ của người khác; chúng ta theo đuổi sự phán đoán chính xác, những sự hiểu biết hữu ích, tư vấn đầy kinh nghiệm, những phương cách hiện đại – lắng nghe, lắng nghe và lại lắng nghe. Chúng ta ngưng cố gắng khiến điều gì phải xảy ra, thay vào đó ta để sự việc tự khai mở, và ta được học hỏi trong quá trình diễn biến của sự việc.

Với thái độ cởi mở và sẵn sàng như thế, chúng ta có thể làm mới mình với lòng tự tin. Việc thích nghi với những tình huống bất ngờ trong công việc không thể là công việc của một cá nhân đơn độc: Nếu chúng ta chỉ tự mình ‘thích nghi’

cho bản thân, thì đó có khác gì việc bám víu vào thói quen, hoàn toàn không phải là hành động thích nghi. Chúng ta phải bao gom cả người khác nữa khi chỉnh sửa, thích ứng; ta thử nghiệm các phương cách mới để đáp ứng nhu cầu của người,

chứ không phải chỉ của chúng ta. Thí dụ, thay vì gửi cho cấp trên bảng báo cáo kinh doanh hằng tuần quen thuộc, ta thảo luận với bà trước, xem điều gì tốt nhất cho bà, rồi chỉnh sửa cách làm của chúng ta cho phù hợp với bà. Hoặc thay vì xuất hàng theo phương cách “đặt hàng trước, nhận hàng trước”

trong lúc khủng hoảng hàng tồn, chúng ta bàn với các quản lý kinh doanh ở các vùng thiết lập một danh sách các khách hàng ưu tiên để xuất theo đơn đặt hàng của họ, chỉnh sửa phương cách của chúng ta cho phù hợp với nhóm. Thay vì tô vẽ một bức tranh tiên đoán màu hồng về lợi nhuận của công ty, chúng ta tìm hiểu quan điểm, ý kiến của các giám đốc, thiết lập một sự nhất trí giữa các vị điều hành cấp trên, rồi trình bày trước các cổ đông một quan điểm cân bằng, đồng thuận, nghĩa là thích ứng, chỉnh sửa phương cách của chúng ta để tạo dựng sự đồng tâm cho số đông.

Phương châm “Quán sát và thích nghi” nhắc nhở chúng ta dầu tôn trọng các thủ tục, thói quen nhưng không để bị chúng trói buộc, khi những bất ngờ trong công việc đòi hỏi chúng ta phải uyển chuyển. Khi buông bỏ các thói quen, thủ tục quen thuộc và “biết không-biết”, chúng ta sẽ khám phá ra rằng ta có thể tin vào trí thông minh sẵn có của mình để giải quyết công việc khi nó khai mở, và tìm kiếm những phương cách mới mẻ đối với các tình huống bất ngờ. Có chánh niệm và luôn sẵn sàng đối với những bất ngờ trong công việc làm tăng theo trí tò mò của chúng ta, và chúng ta sẽ tự động tìm kiếm trí tuệ của người khác. Chúng ta biết bao gồm những người khác khi chúng ta thay đổi, đủ uyển chuyển để đón nhận nhiều quan điểm, chứ không chỉ của chính mình.

***

-35-

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 245 - 249)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)