AI CŨNG MUỐN THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 195 - 199)

Trong năm cuối ở trường trung học của tôi, có một linh mục người Đức đã dạy chúng tôi cách suy nghĩ. Suốt năm chúng tôi đã nghiên cứu logic Aristote, phương pháp Socrates, thuyết vị lợi của John Stuart Mill, tam đoạn luận, lý luận nguỵ biện, suy luận và lý luận quy nạp, những tuyên bố trước và sau. Chúng tôi cũng đã phân tích các quảng cáo và lắng nghe các bài phát biểu chính trị để nhận ra sự lừa dối, tranh luận về các quan điểm, lắng nghe một cách cẩn thận các lý lẽ tranh luận của nhau, và mài dũa trí tuệ của chúng tôi thông qua vô số các bài tập trong tư duy hợp lý. Chúng tôi được huấn luyện kỷ càng trong việc phân tích những tình huống trong cuộc sống một cách hợp lý, có hệ thống, dựa trên lý trí.

Khi các kỳ thi cuối cấp đến gần, thầy của chúng tôi bắt đầu một phương cách rất khác đối với việc học tập của chúng tôi. Thay vì đặt câu hỏi về các định nghĩa của từ ngữ hay đòi hỏi một sự phân tích ngắn gọn hơn về một bài báo cụ thể nào đó, ông bắt đầu kéo chúng tôi trở về thực tế một cách sâu sắc nhưng hầu như khó nhận ra ở thời điểm đó. Thí dụ, chúng tôi đã mất hai buổi học để cố gắng tìm hiểu tại sao người ta cười. Hoặc ông cho chúng tôi thảo luận đề tài “Tại sao người mẹ yêu thương con mình?” Tất nhiên là chúng tôi kết luận

rằng để sinh tồn. Nhưng không có logic nào có thể giải thích được sự thương mến hay nỗi buồn phiền của một người mẹ.

Vào ngày học cuối cùng với vị thầy khôn ngoan, tế nhị này - một ngày mà tôi luôn nhớ đến và trân trọng - ông đã nói một bài phát biểu mà tôi còn nhớ lại cho đến ngày hôm nay.

Lúc bắt đầu năm học, nhiều người trong các em cảm thấy rằng việc học cách suy nghĩ là điều khá ngớ ngẩn. Có người nói với tôi, “Tất cả chúng ta đều suy nghĩ, vậy thì có gì lạ để mà học?’’ Nhưng giờ đây, sau một năm, bạn thấy rằng suy nghĩ đúng là điều cần thiết. Suy nghĩ đúng là có trách nhiệm và trung thực. Suy nghĩ đúng là có kỷ luật và là cách để biết lắng nghe. Suy nghĩ đúng, cuối cùng, là điều hợp lý.

Tuy nhiên, này các em, hôm nay tôi trao cho các em bài học cuối, mà có lẽ là bài học quan trọng nhất mà tôi đã dạy.

Các em thân mến, cuộc đời rất vô lý. Trong khi các em có thể suốt đời cố gắng để sống công bằng và hợp lý, kỹ lưỡng và chính xác, thì cuộc sống không tuân theo các quy định đó.

Và nếu các em cố gắng để hiểu đồng loại của mình chỉ bằng cách logic thôi, các em sẽ tự hại bản thân và hại người khác.

Thực ra có một cái gì đó quan trọng và cơ bản hơn nhiều ở ngay trong trái tim của mỗi con người.

Thầy của chúng tôi bắt đầu rảo quanh lớp, đặt úp một tờ giấy trên mỗi bàn học của chúng tôi.

Vì vậy, hôm nay tôi để lại cho các em một câu đố cuối cùng mà tôi hy vọng các em sẽ giữ nó bên mình suốt đời.

Hãy chiêm nghiệm nó, nhớ lấy nó, hãy để cho ý nghĩa của nó được khai triển. Tôi tin rằng điều mà tôi nhắn gửi đến các em hôm nay sẽ giúp các em thực sự hiểu tất cả chúng ta muốn gì với tư cách là con người.

AI CŨNG MUỐN THÀNH CÔNG 179

Tôi lật tờ giấy lên thì khám phá ra một bức ảnh không có gì đặc biệt trên một tờ báo địa phương. Đó là hình một cậu bé đứng một mình bên ngoài một sân chơi bóng rổ trống vắng.

Hình được chụp từ phía sau lưng cậu bé. Cậu bé kẹp quả bóng rổ trong một tay, còn tay kia nắm chặt hàng rào. Mặc dù đó là một ngày nắng ấm mà sân chơi trống vắng và cổng đã bị khóa. Dưới bức hình có câu chú thích: “Ai cũng muốn thành công”.

Thầy của chúng tôi đã canh thời gian cho bài phát biểu của mình rất chính xác, vì ngay khi thầy vừa nói xong thì chuông reo, không còn thời gian cho câu hỏi hoặc thảo luận.

Ông chỉ nói lời chia tay và chúc chúng tôi may mắn.

Phản ứng đầu tiên của tôi đối với bài phát biểu cuối cùng của thầy mình, và hình ảnh về cậu bé muốn chơi bóng rổ của ông là ngớ ngẩn, ước lệ, so với sự quan trọng của những gì mà ông đã dạy chúng tôi suốt năm. Trong nhiều năm hiếm khi tôi nghĩ về bài giảng cuối cùng và chú thích của tấm ảnh.

Nhưng sau này nó đã ám ảnh tôi, khiến tôi suy nghỉ lý do tại sao thầy tôi đã chọn một hình ảnh như vậy. Tại sao cậu bé bị rào cản trong một ngày nắng đẹp như thế? Cậu bé là ai? Tại sao sân bóng rổ bị khóa cửa?

Cuối cùng, sau mười lăm năm, tôi mới khám phá ra điều bí ẩn - một bài học cá nhân sâu sắc về phương cách làm thế nào để hành xử trong kinh doanh và trong cuộc sống. Và mặc dù những điều này không phải là lời của thầy tôi, tôi vẫn có thể nghe chúng như thể chính ông đã nói vào tai tôi:

Xin các em đừng quá nghiêm trọng, vì như thế sẽ khiến các em không hiểu những gì là ý nghĩa của việc làm người.

Logic của các em, cái đúng của các em, lý lẽ và sự quá hoàn hảo của các em, có thể thực sự làm các em tối mắt, khóa cửa

cuộc chơi đối với các em, cản trở các em trở thành người mà các em mong muốn trở thành nhất.

Phương châm “Ai cũng muốn thành công” nhắc nhở chúng ta tôn trọng sự nhiệt tình tinh tế mà tất cả mọi người mang đến trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều muốn làm tốt nhất, muốn có cơ hội để đóng góp và thành công. Tất cả chúng ta đều muốn để lại phía sau một cái gì đó đáng để tự hào và được nhớ đến như một người truyền cảm hứng. Dầu chúng ta là một người làm vườn hoặc một giám đốc, một kỹ sư hoặc thợ sơn nhà; dầu chúng ta là thợ dệt hay bác sĩ chữa bệnh ung thư, tất cả chúng ta đều muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác và chứng tỏ những gì chúng ta có thể làm được. Tất cả chúng ta cũng đã một thời là trẻ em, chúng ta đều muốn được là tốt nhất, giỏi nhất.

Và nếu trong nỗi khát khao thành công - trong cố gắng để có lợi nhuận, quyền lực, và an toàn - chúng ta quên rằng tất cả mọi người đều muốn chiến thắng, thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, bị khóa bên ngoài hàng rào của lý lẽ và cái đúng của ta, không thể sống một cuộc đời đàng hoàng; không thể ném quả bóng của chúng ta, không thể thành công.

***

-25-

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 195 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)