HÃY GIỮ CHỖ NGỒI CỦA MÌNH

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 249 - 255)

Trong thời cổ đại của Nhật Bản, có các vị lãnh chúa sam- urai dẫn dắt quân đội của họ bằng cách đóng trại trên một đồi cao, nhìn xuống bãi chiến trường nơi các cuộc giao đấu sẽ diễn ra. Ở đó vị lãnh chúa sẽ ổn định khu đầu não của đoàn quân. Với các lều trại, cờ xí đủ màu sắc, quân sĩ ra vô tấp nập, khu trại vương giả này được dựng lên để tạo ra một ấn tượng mãnh liệt. Khi thời điểm giao tranh cận kề, vị lãnh chúa sẽ ra lệnh đặt một chiếc ghế hay băng ghế trên đỉnh đồi.

Tại nơi đó, vị lãnh chúa, mình mặc áo giáp, tay gươm giáo, cờ hiệu phất phới bên mình, sẽ ngồi xuống để tất cả mọi người đều trông thấy ông và ông cũng nhìn thấy tất cả tướng sĩ. Một vệ sĩ duy nhất quỳ gối ở phía sau, về bên trái của vị lãnh chúa, cũng vận áo giáp sẵn sàng lâm trận.

Khi cuộc giao tranh bắt đầu, các phía đã tấn công nhau, vị lãnh chúa vẫn tiếp tục ngồi như thế, quán sát chiến trận diễn ra bên dưới. Các cung thủ bắt đầu so tài, hàng loạt kỵ binh xông lên, các chiến sĩ bộ binh kè sát sườn với những cây chĩa ba dài cố lôi kẻ thù xuống ngựa - viên lãnh chúa sẽ quán sát tất cả những gì đang diễn ra, theo dõi chiến trận diễn khai và từng chiến sĩ đang lâm trận. Dầu tình huống có diễn biến như thế nào, vị lãnh chúa vẫn giữ yên chỗ ngồi suốt cuộc chiến, đôi khi kéo dài qua nhiều ngày, duy trì sự quán sát quân đội của mình suốt trận đấu.

Đôi khi sự di chuyển của đội quân có kỷ luật và các phương án vạch ra chứng tỏ có hiệu quả, và chiến thắng bắt đầu xuất hiện. Rồi, với sự tràn lên của quân thù, một đường phòng thủ bị phá vỡ, chiến trận lật ngược thế cờ. Nhiều lúc kẻ thù chiến đấu cận kề bên vị lãnh chúa, và quân đội của ông sẽ chiến đấu dũng mãnh để bảo vệ ông không bị kẻ thù xâm hại. Dẫu thế, vị lãnh chúa cũng không chạy đến một nơi an toàn hơn hay bỏ chạy để bảo toàn tính mạng: Ông sẽ giữ chỗ ngồi của mình vững như núi, tất cả tâm trí ông không hề rời khỏi quân sĩ và cuộc chiến.

Nếu tất cả đều thất bại, binh sĩ của vị lãnh chúa bị đánh bại, ông sẽ tự kết liễu đời mình. Ông sẽ không chạy thoát thân. Trong nhiều trường hợp, khi vị lãnh chúa sắp bị lấn áp, giết chết, người vệ sĩ của ông sẽ đứng dậy, và nhanh như chớp, chỉ với một nhát gươm, lấy đầu của vị lãnh chúa – như vị lãnh chúa đã căn dặn ông trước khi lâm trận. Trong mọi tình huống vị lãnh chúa vẫn giữ vững chổ ngồi của mình.

Sự dũng mãnh, tư thế đĩnh đạc của vị lãnh chúa tạo ra niềm phấn khích to lớn đối với các chiến sĩ samurai đang lâm trận. Trong suốt cuộc chiến, mỗi chiến sĩ đều có thể hướng về vị lãnh chúa để nhìn thấy rằng ông vẫn giữ vững chỗ ngồi của mình, để biết rằng tinh thần chiến đấu kiên cường vẫn tràn đầy, sinh động trong ông. Ông vẫn đang quán sát kỹ lưỡng chiến trận, vẫn đầy cảnh giác và tự tại. Các chiến binh có thêm sức mạnh nhờ vào sức mạnh của trái tim và ý chí quyết chiến đấu như thế, và sự đồng lòng trung thành cùng chủ tướng sẽ khích lệ họ xông trận với sự tự tin và kỷ luật vững vàng.

Quân địch cũng biết rất rõ về tư thế vững vàng, đĩnh đạc của vị chủ tướng, và tầm ảnh hưởng của nó đối với quân thù.

Họ cũng cảm nhận được quyền lực của vị lãnh chúa với sự

HÃY GIỮ CHỖ NGỒI CỦA MÌNH 233

hiện diện của ông, giữ vững chỗ ngồi của ông một cách tự tại, mãnh liệt trên đỉnh đồi.

Dĩ nhiên, phần lớn công việc của chúng ta sẽ không có khí thế chiến đấu như của các chiến sĩ samurai. Chúng ta có thể phải làm việc với một đồng nghiệp ưa càu nhàu, hay một người luôn mang theo đồ cắt móng tay trong cặp sách hay một đối tác luôn tìm cách phá giá sản phẩm của chúng ta, nhưng ta không có người vệ sĩ nào ở phía sau lưng, sẵn sàng cắt đầu ta. Cũng không có hàng ngàn quân sĩ chiến đấu đến chết theo mệnh lệnh ta. Tuy nhiên, cũng giống như vị lãnh chúa samurai, chúng ta cũng muốn vung trồng khả năng giữ vững chỗ ngồi của mình ở nơi làm việc, duy trì được lòng can đảm, cảnh giác và chính xác trong mọi tình huống.

Để giữ được chỗ ngồi của mình, trước tiên ta phải hiểu điều gì khiến ta muốn làm như thế. Có thể ta muốn giữ được chỗ ngồi để bảo vệ lãnh địa của mình, quyết tâm bảo vệ công việc, danh vị hay các quyền hạn trong mọi tình huống. Duy trì chỗ ngồi bằng cách đó khiến chúng ta cảm thấy hoài nghi hơn là tỉnh giác, ngoan cố hơn là tự tin. Hoặc có thể chúng ta muốn giữ chỗ ngồi của mình để không cảm thấy nao núng, giống như trong trò chơi đá gà, qua đó chúng ta thử thách ý chí của ta chống lại người khác, để xem ai là kẻ nhụt chí trước. Chúng ta giữ một bộ mặt lạnh như tiền, không để lộ cho kẻ khác biết mình thực sự nghĩ gì. Chúng ta sẽ không nháy mắt khi để mất đi một hợp đồng mười bốn triệu đô.

Chúng ta không nhảy cỡn lên, vui mừng vì được thăng lên chức chủ tịch; chúng ta không muốn ai biết rằng mình đã tha thiết muốn vị trí đó từ lâu. Khi giữ vững chỗ ngồi của mình như thế, chúng ta cảm thấy tự mãn hơn là tự tin, ảo tưởng hơn là thực tế, xa cách, khó gần hơn là tự tại.

Để giữ được chánh niệm ở nơi làm việc, chúng ta không thể giữ chỗ ngồi của mình chỉ bằng sự ngoan cố hay như trong trò chơi đá gà. Đúng hơn, chúng ta giữ chỗ ngồi của mình vì làm như thế để chứng tỏ ta biết mình là ai, đang ở đâu. Trong truyền thống Phật giáo, tư tưởng đó được minh họa khá cụ thể bằng việc giữ vững chỗ ngồi thiền của ta. Khi ta giữ chỗ ngồi trên tọa cụ, chúng ta thực sự không phải đối mặt với quân đội samurai dũng mãnh hay những vấn đề kinh doanh đau đầu. Nhưng chúng ta đối mặt với một thách thức khác: Giữ vững chỗ ngồi dầu chúng ta đang thư giãn hay căng thẳng, lạnh hay nóng, vui hay buồn, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay bệnh hoạn, già hay trẻ. Chúng ta có thể giữ chỗ ngồi thiền vì ban đầu chúng ta sợ hay ngoan cố, để rồi sau đó chúng ta không muốn rời xa nó. Nhưng ở một thời điểm nào đó, khi ngồi trên gối thiền, chúng ta khám phá ra rằng ta giữ chỗ ngồi đó vì cơ bản mà nói, chúng ta tự tại với việc là chính mình, ở ngay tại nơi mình đang có mặt. Chúng ta khám phá ra tánh chân thật của mình và rằng lòng tự tin, cảnh giác, và tính xác thực không tùy thuộc vào gì hơn là sự sẳn lòng là chính mình, ở ngay nơi mình có mặt.

Phát triển được niềm tin chân thật là rất hiệu lực vì chúng ta đã thiết lập được phương cách làm thế nào để có mặt trước khi khám xét xem phải làm gì. Phương cách đó chứng tỏ rằng chúng ta đã thành công tốt đẹp trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào. Dầu là kinh doanh buôn bán hay lái taxi, thực hiện giải phẩu hay cắt cỏ, thì việc giữ được chỗ ngồi của mình đã hoàn thành một phần lớn trách vụ: Quyết định chúng ta sẽ hiện hữu như thế nào. Kết quả là chúng ta không đánh mất sự tự tại và quyền lực để vội vã làm điều gì đó hay là một người nào đó khác hơn là chính bản thân. Lòng tự tin, cảnh giác và tính xác thực phát khởi một cách tự nhiên khi

HÃY GIỮ CHỖ NGỒI CỦA MÌNH 235

chúng ta là chính mình, ở ngay chỗ mình có mặt một cách đơn giản và can đảm – mà không chờ đợi hoàn cảnh xác nhận hay phủ nhận trạng thái tâm của ta. Khi tình huống triển khai, dầu không như mong muốn hay đúng như ý nguyện, bất ngờ hay có thể tiên liệu trước, chúng ta vẫn hành động với sự can đảm trong ta, cảnh giác để chuyển đổi hoàn cảnh, chính xác trong lời nói và hành động, tự tin trong việc hoàn toàn có mặt và ở trong tư thế sẵn sàng.

Giữ chỗ ngồi của mình bằng phương cách đó mang tính can đảm, và trí tuệ của các chiến sĩ samurai cổ xưa về lại trong cuộc sống của ta. Người ta nói rằng các vị lãnh chúa samurai, những người đã thiết lập một cách vững chải làm thế nào để có mặt trước khi tham gia chiến trận đã phát khởi một quan điểm rộng lớn được gọi là tâm toàn thắng: Một tâm mà sự chiến thắng của nó là vô hạn định dầu cuộc chiến có kết cục ra sao. Ngày nay, khi giữ được chỗ ngồi trên tọa cụ, ở nơi làm việc, và suốt cuộc đời ta, thì ta cũng có thể khám phá ra cùng một sự thật “toàn thắng” về tâm chúng ta: Là chính ta như ta là, ở ngay nơi ta có mặt là vô hạn, phú cho ta một lòng can đảm không bao giờ nhạt phai.

***

Một phần của tài liệu TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC (Trang 249 - 255)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(274 trang)