Khi làm việc chúng ta khó mà tránh phạm sai lầm vì việc làm là một bãi chiến trường. Có những sai lầm nhỏ như quay lộn số điện thoại nhưng cũng có những sai lầm nghiêm trọng như trong việc phóng phi thuyền con thoi Challenger. Khi làm tốt công việc là chúng ta cố gắng hạn chế những sai lầm.
Chúng ta làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu và không bao giờ cố ý làm sai công việc. Ta không muốn phạm sai lầm vì chúng tạo ra sự lúng túng, hoài nghi cũng như có thể làm cho ta và các đồng nghiệp cảm thấy thiếu sót, hổ thẹn.
Các sai phạm buộc chúng ta phải truy nguyên các giai đoạn đã thực hiện, sửa chữa thiệt hại, và đánh giá lại quan điểm của mình. Trong nhiều trường hợp, các sai phạm là những ông thầy tốt nhất, đòi hỏi chúng ta học những bài học quan trọng về chính mình và cách chúng ta thể hiện công việc. Chúng buộc ta dừng lại, xem xét các tình huống công việc một cách cẩn thận, ngay tại đây và ngay bây giờ.
Nhưng khổ thay ở nơi làm việc, sai lầm thường bị coi như là kẻ thù hơn là ông thầy tốt. Vì chúng xâm phạm các thông lệ, làm chậm trễ công việc, làm tốn kém, hư hỏng máy móc, thiết bị, nên thái độ thường có của chúng ta là không chấp nhận sai lầm và quyết “đánh bại” chúng. Chúng ta có thể thấy mình truy tìm, trừng trị các sai lầm hoặc tránh né chúng
“bằng mọi giá”. Chúng ta nhanh chóng nhận thức rằng nếu sai lầm là kẻ thù, thì tốt nhất là người khác phạm chúng.
Khi coi sai lầm như kẻ thù chứ không phải thầy tốt, chúng ta khó tránh việc cuối cùng mình cũng hành xử như những kẻ hèn nhát. Thay vì nhận trách nhiệm, chúng ta tránh né các khó khăn và các vấn đề. Thay vì đối mặt với vấn đề bằng thái độ có trách nhiệm, và chân thật, chúng ta đổ lỗi hoặc tìm cách để biện hộ.
Tôi nhớ một bạn đồng nghiệp trong nghề xuất bản tên là Greg, anh là người khéo léo một cách dị thường trong nghệ thuật tránh né trách nhiệm và đổ lỗi. Anh ta được đặt tên là
“giám đốc bán hàng Teflon” bởi vì anh ta có thể xào nấu vô số lý lẽ để bảo đảm rằng không có sai lầm nào “dính” trong hồ sơ của mình. Thí dụ, Greg đang điều khiển một cuộc họp tài chính hoàn hảo đến không ngờ. Nhưng nếu một nhân viên kế toán nói rằng bộ phận của Greg đã bội chi ngân sách thì Greg bình tĩnh nhắc lại rằng anh đã dự báo sự phụ trội này cách đây sáu tháng và rất ngạc nhiên là không ai điều chỉnh việc đó. Hoặc nếu chi phí du lịch và giải trí của anh quá cao thì anh sẽ kiên nhẫn nhắc nhở mọi người rằng mỗi đồng đôla chi xài đều nhằm hoàn tất một giao dịch quan trọng. Nếu có ai chất vấn về con số dự báo bán hàng của anh thấp thì Greg sẽ nói về tình hình thực tế của “các chu trình bán hàng”. Nếu có ai chỉ trích các chi phí tiếp thị leo thang của anh thì Greg sẽ chứng minh rằng cổ phần kinh doanh đang phát triển. Greg rất tự tin, thoải mái, khiến người nghe phải yên lòng, và cấp trên rất hài lòng với phong cách làm việc của anh. Tất nhiên cũng có lúc Greg sẽ bị dồn vào thế bí và lúc đó tất nhiên anh ta cũng sẽ đổ lỗi cho người đại diện bán hàng và các quản lý
“chưa thật sự hết mình”. Nghệ thuật tự đánh bóng bản thân của Greg siêu việt đến nổi khi anh nói về sự cần thiết phải sa
KHÔNG ĐỖ LỖI CHO NGƯỜI • 139
thải những người phạm lỗi, anh tỏ ra rất đau khổ và thực sự băn khoăn. Greg là người vô cùng tráo trở, nhiều người coi anh là kẻ hèn nhát số một của công ty.
Nếu các cơ quan, các tổ chức còn coi sai phạm là kẻ thù thì hậu quả có thể rất thảm hại. Trong các thập niên chín mươi, có hàng chục công ty đã chọn theo con đường Teflon chứ không phải là con đường trách nhiệm chính xác như:
Arthur Andersen, Merrill Lynch, Putnam Investments, En- ron, WorldCom, Global Crossing. Thay vì nhìn nhận những sai lầm trong kinh doanh và học hỏi từ những bài học đó, hàng trăm giám đốc điều hành của các công ty này đã “tráo đổi” lợi nhuận, ghi sổ các thương vụ đáng ngờ, hoặc thậm chí thao túng giá cổ phiếu để giữ tiếng cho các công ty. Tất nhiên, khi xảy ra các vụ kiện tụng và các cáo buộc hình sự thì không có ai nhận trách nhiệm. Lỗi luôn là do kẻ khác làm nên. Khi ta coi các sai lầm là kẻ thù thì các trò chạy trốn và đổ lỗi trở thành một xảo thuật.
Phương châm “Không đổ lỗi cho người” giúp chúng ta nhìn nhận các sai lầm trong công việc của chúng ta và của kẻ khác. Dĩ nhiên, chúng ta không cần phải làm ầm ĩ về các sai phạm của mình; tuy nhiên, trong thực tế, sự chân thành nhận lỗi đòi hỏi nơi chúng ta sự khéo léo, sự khiêm nhường, và tài xử trí. Khi chấp nhận học hỏi từ các sai lầm, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề một cách cẩn trọng và lắng nghe quan điểm của người khác. Chúng ta đối xử thân thiện với các sự việc và học cách hoàn thiện công việc của mình. Trong quá trình đó, có thể chúng ta phải có những kết luận nghiêm khắc đối với bản thân và người. Khi chúng ta thành thật về các sai phạm của mình, chúng ta chậm bước lại để đánh giá đầy đủ các tình huống. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đón nhận trọn vẹn sự bức xúc, các chi tiết, chứ không phải là chạy trốn
hoàn cảnh, che giấu thất bại, để lấy lại cảm giác làm chủ tình hình giả tạo.
“Không đổ lỗi cho người” đối nghịch với sự hèn nhát hầu trốn tránh trách nhiệm của chúng ta ở cơ quan. Chúng ta có thể mạnh dạn học hỏi từ những thất bại của mình mà không đổ lỗi cho người khác. Sự can đảm này vừa cần thiết, vừa làm mới chúng ta. Vì chúng ta sẵn sàng tỏ ra trung thực, chính xác và có trách nhiệm, chúng ta không lúng túng bởi sự tự lừa dối. Vì chúng ta sẵn sàng thành thật nên không có sự giằng co nội tâm.
***
-19-