Hầu như tất cả chúng ta đều trải nghiệm những giây phút nhàn rỗi nhàm chán trong công việc – những việc thông lệ, buồn chán mà ta coi như đương nhiên: Phải chờ trên điện thoại, chờ ở máy làm copy hay xếp hàng mua cà phê, chờ máy vi tính khởi động, chờ vì kẹt xe. Chúng ta có thể xem những giây phút đó thật bực bội, vô ích, lãng phí thời gian cần tránh né nếu có thể. Tuy nhiên, nếu khéo biết sử dụng, những giây phút tẻ nhạt đó có thể làm giảm tốc độ và sự bát nháo trong công việc của chúng ta, giúp ta duy trì được sự cảnh giác, sự có mặt và tỉnh thức trong công việc.
Một sự khó chịu nhỏ quen thuộc của đa số chúng ta là việc đi thang máy. Chúng ta nhấn nút thang máy, chờ đợi chốc lát, trong khi người khác cùng tụ lại chờ đợi. Khi cửa thang máy mở ra, chúng ta dừng lại chờ người trong thang máy ra, rồi chậm rãi xếp hàng vào thang máy chật hẹp, bấm nút nơi muốn đến, rồi đứng chung với mọi người khác. Cửa thang máy đóng lại thì một việc quen thuộc nhưng kỳ quái xảy ra. Nếu chú tâm, ta sẽ nhận thấy hai việc. Đầu tiên, suốt vài giây trong thang máy đó, các chi tiết vật lý dường như khá nổi bật. Chúng ta đứng sát vào vách thang máy và người cùng đi thang máy, nên khó thể thấy, nghe được gì nhiều.
Nhưng các giác quan của chúng ta dường như nhạy bén một
cách lạ thường, và quang cảnh quanh ta sinh động một cách rõ ràng. Điều thứ hai chúng ta có thể cảm nhận là sự gần gủi này khiến chúng ta hơi khó chịu. Chúng ta lập tức bắt đầu ngọ ngậy để không nghĩ đến điều đó: Ta chuyển thế đứng, nhìn đồng hồ tay như một cái máy, nhìn số lầu, và rồi lại liếc xem đồng hồ. Điều mà sự khó chịu trong thang máy có thể tác động – đúng ra là tất cả những cái khó chịu nho nhỏ nói chung - là chúng ta thực sự tỉnh thức ở những giây phút quen thuộc đó – nhưng cũng cố tránh sự trải nghiệm này, để kéo bản thân ra khỏi những khoảng khắc của sự quá gần gũi này.
Những sự khó chịu nhỏ - như là đi thang máy, những khoảng dừng trong một bài phát biểu, hay ngồi chờ khi kẹt xe - có thể khiến ta phần nào chán nản. Thế giới bên ngoài níu kéo, kích thích, kêu gọi ta thức tỉnh. Biết chấp nhận những sự khó chịu nho nhỏ khuyến khích chúng ta đối mặt với chúng bằng cách cảnh giác và hoàn toàn có mặt, không có sự phân tâm nào. Thay vì để sự nhàm chán, dầu ngắn ngủi hay kéo dài, ru ngủ ta, chúng ta cần hoán đổi công thức lại, để chấp nhận sự nhàm chán trong tất cả sự sinh động đơn giản, không màu mè của nó, hãy để nó đánh thức ta dậy. Khi tương quan với những sự tẻ nhạt nho nhỏ bằng thái độ đúng đắn đó, chúng ta biến chúng thành một bài tập thực hành, những viên đá lót chân mà ta hằng ngày đi trên đó, tạo thành nền tảng để chúng ta giảm lại tốc độ, buông bỏ những dự tính trong đầu, và hoàn toàn cảnh giác trong mọi tình huống.
Một trải nghiệm khá quen thuộc của tôi trong quá trình làm việc trong các công ty là tham dự các buổi họp ở phòng họp ban giám đốc. Qua năm tháng, sắc thái và nhịp điệu của các buổi họp cũng thay đổi rất nhiều – có khi rất căng thẳng, mà có khi cũng vui; đôi lúc gấp gáp, khi lại thông thả. Nhưng dẫu sắc thái hay nhịp điệu thế nào, dẫu đề tài hay vấn đề gì
CHẤP NHẬN SỰ NHÀN RỖI • 203
được bàn thảo, lúc nào cũng có những khoảng khắc nhàm chán để nhắc nhở tôi phải tỉnh thức, có mặt và tò mò quán sát.
Thường trước khi cuộc họp có thể bắt đầu, tôi và các đồng nghiệp sẽ chờ đợi trong im lặng khoảng một phút khi cuộc họp qua điện thoại được khởi động để gọi mời đầy đủ người tham dự. Đó là một công việc quen thuộc, nhàm chán, khá phiền toái và bực bội. Người thì sắp xếp lại giấy tờ, hay xê dịch mấy cây viết qua lại trên mặt bàn. Người khác lại nhìn qua cửa sổ hay liếc nhìn đồng hồ tay. Giây phút ngưng đọng đó là một khoảng khắc nhàn rỗi đối với tôi, để tôi có thể buông bỏ mọi toan tính, lo âu, và trong phút giây, hoàn toàn thư giãn, và ghi nhận mọi thứ chung quanh. Giữa bàn họp là điện thoại có loa mở lớn dùng để điều hành cuộc họp qua điện thoại. Nằm oai vệ trên bàn, với bàn phím và kiểu loa mở - thiết bị này hơi mới mẻ - nhưng vài con số trên bàn phím đã phai mờ, cũ kỷ. Qua năm tháng, tôi đã quá quen thuộc với nó. Tới giờ họp thì chính cái loa là lời kêu gọi tôi phải giảm tốc độ nghĩ suy trong đầu, buông bỏ mọi toan tính, và chỉ có mặt. Dần dần, chỉ cần nhìn thấy cái điện thoại loa là tôi được nhắc nhở phải tỉnh thức. Cho đến hiện nay, bất cứ khi nào nhìn thấy loại điện thoại đó là tôi không thể làm gì khác hơn là tỉnh giác và quan tâm đến môi trường chung quanh.
Sự ghi nhận những khoảng khắc nhàn rỗi có cách riêng của nó để thẩm thấu, thấm nhuần kinh nghiệm làm việc của chúng ta, mang đến càng lúc càng nhiều các sắc thái cụ thể của môi trường chung quanh để lay động, đánh thức ta dậy.
Thí dụ, khung cảnh quen thuộc mà ta nhìn thấy mỗi sáng khi ta rời thang máy luôn giúp ta tỉnh giác lại. Hay với tách cà phê trong tay khi ta đứng chờ nước sôi, lay tỉnh ta suốt một ngày. Hoặc tấm biển sắt sét rỉ ở trạm tàu hỏa dường như vẫy chào, đánh thức ta mỗi sáng, thì giờ cũng vẫy chào, thức
tỉnh ta trên đường về nhà mỗi chiều. Chiếc cà-vạt hay khăn choàng yêu thích của chúng ta, khung cảnh bên ngoài phòng làm việc, bàn phím máy vi tính của ta – tất cả đều mời gọi, lay động chúng ta thức tỉnh trong công việc. Khi chúng ta nhân rộng hơn trải nghiệm của mình về những khoảng khắc nhàn rỗi, thì toàn cảnh nơi làm việc của chúng ta cũng trở thành một lời mời gọi to lớn hơn để tỉnh thức chúng ta.
Dần dần ta bắt đầu cảm thấy thật thoải mái ở nơi làm việc. Không có nghĩa là ta có thể quăng giày vớ, đi lung tung trong phòng mà mình mặc áo ngủ. Đúng hơn, những thói quen thân thuộc và môi trường làm việc trở thành một sự nhắc nhở liên tục rằng thế giới của chúng ta vừa bao la, sâu sắc, vừa rất riêng tư và thân thuộc. Chúng ta dần cảm nhận được nhịp độ tự nhiên trong từng hành động: Giữ cánh cửa cho bạn đồng nghiệp hay kết thúc một giao dịch trị giá cả triệu đôla, sử dụng cây viết trong tay cũng giống như sử dụng máy móc điều trị cho bệnh nhân. Đáng ngạc nhiên là khi chính xác, chừng mực với những khoảnh khắc nhàn rỗi, thì chúng ta cũng khám phá ra phương cách để chính xác trong mọi công việc nói chung. Phương châm “Chấp nhận những khoảng khắc nhàn rỗi” nhắc nhở rằng chúng ta không cần phải thụ động trước áp lực công việc hay thói quen. Khi dành thời gian để ghi nhận những giây phút dường như không quan trọng này, ta có cơ hội để được tỉnh thức, và ta có thể, với thời gian, khám phá trở lại nhịp độ tự nhiên, chính xác, để có thể thấm nhuần và vực dậy tất cả những gì ta phải làm trong suốt một ngày.
***
-30-