- Tự động hóa các công việc lao động nặng trong điều kiện nhiệt độ cao như: sử dụng các máy tự động cho nhiên liệu (than đá) để thay lao động nặng của thợ đốt lò và điều khiển lửa. Dùng máy lấy thép hoặc máy trục đảo khuôn thay cho cách thông thường tháo thép ra khỏi khuôn...
- Cơ giới hóa quá trình sản xuất như: dùng búa hơi hay máy đập thay các cách rèn sắt bằng tay, cơ giới hóa quá trình cán thép...
- Che chắn kín nguồn phát sinh ra nhiệt: dùng tấm cảm nhiệt làm bằng thạch ma, tấm che tháo được hoặc di chuyển bằng dây xích, cửa lò và nắp lò cần làm nguội bằng không khí hoặc nước...
- Làm nguội mặt nền nhà xưởng, nơi lao động - Thông gió thoáng khí
4.2. Chế độ lao động hợp lý
- Không có quy định chế độ lao động thống nhất cho tất cả các loại công việc làm trong lao động nóng.
- Căn cứ vào mức sinh lý (sự biến đổi và khôi phục của hệ tim mạch, tình hình khôi phục của quá trình hóa học của máu và chuyển hóa oxy), vào cảm giác toàn thân của công nhân và mức sản xuất để quy định chế độ riêng cho từng trường hợp.
nghỉ ngơi hợp lý.
4.3. Y tế và an toàn lao động
- Có kế hoạch khám chữa bệnh cho người lao động nóng phù hợp từ khâu khám tuyển, thường xuyên và khám định kỳ. Tư vấn chế độ ăn uống hợp lý...
- Một số bệnh mạn tính đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp, thận không nên cho lao động ở môi trường nóng.
Thường xuyên kiểm tra công tác giám sát, tiêu chuẩn hóa môi trường lao động và bảo vệ người lao động ở cơ sở.
TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ lượng giá
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 13 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.
Câu hỏi A B C D E
1. Vi khí hậu trong lao động sản xuất là tất cả các khái niệm sau ngoại trừ
A. Điều kiện khí tượng của không khí tại nơi sản xuất.
B. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió và bức xạ nhiệt ở nơi làm việc.
C. Khí hậu trong phạm vi môi trường sản xuất.
D. Các yếu tố vật lý của không khí ở nơi làm việc.
E. Các yếu tố bất thường của không khí tại nơi làm việc.
2. Đặc trưng cơ bản của vi khí hậu đóng trong sản xuất là:
A. Nhiệt độ của không khí cao, tốc độ gió thấp B. Nhiệt độ của không khí cao, độ ẩm của không khí
cao
C. Tốc độ gió thấp, độ ẩm của không khí cao
D. Bức xạ nhiệt trong môi trường lao động cao.
E. Nhiệt độ không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
3. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, hình thức toả nhiệt quan trọng nhất của cơ thể là:
A. Dẫn truyền.
B. Đối lưu C. Bức xạ.
D. Bay hơi mồ hôi E. Thần kinh
4. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam ở điều kiện bình thường là:
A. 280C B. 290C C. 300C D. 310C E. 320C
5. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa trong môi trường lao động của Việt Nam xung quanh các lò công nghiệp là:
A. 350C B. 360C C. 380C D. 400C E. 420C
6. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nhiệt độ trong phòng nơi sản xuất không cao quá nhiệt độ bên ngoài là:
A. 3 - 50C B. 4 - 70C C. 5 - 80C
D. 4 - 60C E. 5 - 60C
7. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, độ ẩm tương đối trong phòng nơi làm việc là dưới:
A. 65%
B. 70%
C. 75%
D. 80%
E. 85%
8. Cường độ bức xạ nhiệt tối đa trong môi trường lao động theo tiêu chuẩn của Việt Nam là:
A. 0,5 calo/cm2/phút B. 1 calo/cm2/phút C. 1,2 calo/cm2/phút D. 1 đến 1,5 calo/cm2/phút E. 2 calo/cm2/phút.
9. Tác động tổng hợp các yếu tố sau lên cơ thể người lao động có nguy cơ gây say nóng ngoại trừ
A. Nhiệt độ môi trường cao B. Độ ẩm không khí cao.
C. Cường độ lao động nặng nhọc.
D. Bức xạ nhiệt cao E. Tốc độ gió cao.
10. Bắt đầu có nguy cơ gây say nóng khi nhiệt độ cơ thể người lao động lên tới:
A. 37,50C B. 380C C. 38,50C
D. 390C E. 39,50C.
11. Một thợ lò luyện thép đang lao động tự nhiên thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở. Khám thấy da mặt và toàn thân nóng, đỏ, mạch, nhịp thở tăng. Việc đầu tiên cần làm là:
A. Cho người công nhân đó nghỉ giải lao tại chỗ.
B. Nhanh chóng đưa người công nhân đó ra nơi thoáng mát.
C. Cho người công nhân dùng các thuốc trợ tim.
D. Cho người công nhân uống nước lạnh.
E. Cho người công nhân tắm nước nóng.
12. Nguyên tắc xử trí các trường hợp say nóng là:
A. Hạ thân nhiệt từ từ.
B. Hạ thân nhiệt ngay tức thời.
C. Không cho thân nhiệt tiếp tục tăng lên.
D. Dùng các thuốc trợ hô hấp, trợ tuần hoàn.
E. Đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng mát.
13. Tất cả các triệu chứng sau đều có thể thấy ở các trường hợp say nóng nặng, ngoại trừ
A. Rối loạn hô hấp, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút.
B. Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút.
C. Thân nhiệt tăng cao trên 400C.
D. Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.
E. Co cứng các cơ
Phân biệt đúng sai các câu từ 14 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
TT Câu hỏi A B
14 Say nắng là hiện tượng phù não do nhiệt độ của màng não tăng cao gây xuất tiết xung huyết, phù nề.
15 Người bị say nắng có dấu hiệu da mặt và da đầu đỏ.
16 Khi bị say nắng nhiệt độ cơ thể tăng cao.
17 Nguyên tắc điều trị say nắng là chống phù não
18 Hạ Ca++ huyết là nguyên nhân gây co giật ở những người lao động trong môi trường nóng.
19. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nóng sau:
A. ………
B. ………
20. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nắng sau:
A. ………
B. ………
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Đọc kỹ bàn liên hệ các tài liệu đọc thêm và tham khảo để trả lời các câu hỏi, cụ thể:
Đọc kỹ những khổ đầu của phần nội dung để trả lời cho câu 1.
Đọc kỹ phần "Đặc điểm vi khí hậu nóng" để trả lời câu 2 và 4 -8.
Đọc kỹ phần "Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng" để
trả lời câu 3.
Đọc kỹ phần "Các rối loạn bệnh lý trong điều kiện lao động nóng" để trả lời các câu 9 - 18 và 19-20.
Sau khi tự trả lời các câu hỏi có thể kiểm tra đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách này.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học
Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên.
Sinh viên tự tìm hiểu các cách xử trí say nóng, say nắng ở cộng đồng, ngôn ngữ địa phương chỉ các bệnh lý do nắng, nóng. Xem xét hiệu quả của các biện pháp dân gian trong việc xử trí các bệnh lý do nắng nóng gây ra, sau đó có thể trao đổi lại với giảng viên xin góp ý kiến và bổ sung những phần chưa thực sự hiểu.
2. Vận dụng thực tế
Về mùa hè các buổi chiều sắp có giông, chuẩn bị mưa rào nhiệt độ thường rất cao kèm theo độ ẩm cao làm cho cơ thể nóng bức khó chịu dễ gây tích nhiệt. Trong vi khí hậu nóng khi mới bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, bải hoải chân tay, mặt đỏ... cần được nghỉ ngơi, ở nơi thoáng mát ngay phòng tránh những diễn biến nặng hơn khó sử trí. Trời nắng gắt về mùa hè khi ra ngoài cần đội nón mũ che nắng đặc biệt che chắn nắng cho vùng gáy đề phòng say nắng.
Vi khí hậu trong môi trường lao động không những ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động mà còn tác động nhiều tới năng xuất lao động, đối với sinh viên là tác động đến hiệu quả học tập. Một trong biện pháp bảo vệ sức khỏe trong môi trường nóng là phải cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ chính vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp này như tạo nguồn cung cấp nước ngay gần nơi lao động, cung cấp nước đồng thời cùng muối khoáng....
Mùa hè thường là mùa thi của sinh viên, mùa thu hoạch sản phẩm của nhà nông nên đối với sinh viên phải bố trí bài học theo thời gian phù hợp để
trời nắng to.
Vận dụng những kiến thức của bài để giải quyết các tình huống cụ thể tại cộng đồng ví dụ như nông dân vào vụ gặt thường vào thời tiết nắng nóng do vậy phải được cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ trong khi lao động, để nâng cao sức khỏe và giải nhiệt có thể dùng nước rau cho thêm chút muối hoặc các loại nước quả ở địa phương như nước chanh, mơ...
TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được bản chất của tiếng ồn trong sản xuất.
2. Liệt kê được những tác hại của tiếng ồn trong sản xuất.
3. Nêu được nguyên nhân và cơ chê bệnh sinh bệnh điếc nghề nghiệp.
4. Mô tả được bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng bệnh điếc nghề nghiệp.
5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp.