Để chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV người ta cần dựa vào các yếu tố sau đây:
- Hiện tượng tiếp xúc, cường độ, liều lượng thuốc xâm nhập (dịch tễ học).
- Các hội chứng lâm sàng: thay đổi tuỳ thuộc loại HCBVTV gây bệnh và tình trạng nhiễm độc cấp hay mạn tính.
- Các xét nghiệm đặc biệt: phụ thuộc vàn loại HCBVTV nhiễm độc mà có các xét nghiệm phù hợp như trong nhiễm độc lân hữu cơ có hoạt tính men cholinesterase trong hồng cầu và trong huyết tương giảm....
4.2. Xử trí nhiễm độc HCB VTV
4.2.1. Nguyên tắc xử trí cấp cứu nhiễm độc HCBVTV
Giải quyết nhiễm độc bao gồm 3 nguyên tắc quan trọng:
- Làm giảm bớt nguy cơ đe dọa sự sống.
- Loại bỏ phần chất còn lại mà cơ thể chưa hấp thu.
- Giải độc hoặc điều trị hỗ trợ.
4.2.2. Xử trí tại cơ sở
Phải thực hiện nghiêm túc các bước sau:
- Kiểm tra đường hô hấp và chắc chắn đường thở thông.
- Hô hấp nhân tạo nếu thấy bệnh nhân không tự thở được.
- Nhanh chóng loại bỏ chất độc còn sót lại trên cơ thể nạn nhân.
+ Chất độc vào bằng đường đa niêm mạc: phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng độc, rửa bỏ, loại trừ chất độc trên cơ thể. Thay đổi quần áo, lau người bằng xà phòng, cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay, rửa tai, mũi, họng, mắt.
+ Nếu bệnh nhân mới bị nhiễm độc bằng đường tiêu hóa phải rửa dạ dày. Nếu muộn, gây nôn bằng apomorphin, uống than hoạt.
+ Nếu chất độc xâm nhập bằng đường hô hấp: cho thử oxy nếu khó thở nhiều nên mở khí quản.
- Cho thuốc giải độc nếu có.
- Thu thập số liệu tiếp xúc.
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến có điều kiện chăm sóc y tế cao hơn.
4.2.3. Tại tuyến trên
- Tiếp tục các bước điều trị ở tuyến cơ sở nếu cần thiết
- Điều trị đặc hiệu với từng loại HCBVTV như lân hữu cơ dùng atropin sulphat, nhiễm độc 666 tiêm gluconat calci vào tĩnh mạch, cho vitamin C liều cao....
- Điều trị triệu chứng.
4.3. Nguyên tắc dự phòng nhiễm độc HCBVTV
- Cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho công nhân hiểu biết rõ tính độc hại của HCBVTV và triệt để giữ gìn kỷ luật vệ sinh lao động: quy trình thao tác, nội quy phòng hộ.
- Cải tiến thiết bị kỹ thuật cơ giới, tự động hóa. Cải tiến công cụ sản xuất.
- Trang bị phòng hộ đầy đủ, đảm bảo kín, quần áo, găng ủng, mũ kính, khẩu trang.
- Các thuốc độc phải đóng gói kín, có ghi nhãn hiệu độc, khi vận chuyển phải có người áp tải, kèm theo phương tiện phòng chống độc.
- Phải tuân theo các quy định về vệ sinh sau khi thu hoạch các hoa màu được bảo vệ bằng thuốc trừ sâu.
- Phải khám tuyển, định kỳ cho công nhân 6 tháng 1 lần, không tuyển dụng những người bị bệnh ngoài da, tim, phổi, gan, thận, suy nhược.
- Y tế cần trang bị đầy đủ các phương tiện và thuốc cấp cứu.
TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ tự lượng giá
Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
TT Câu hỏi A B
1 Hóa chất bảo vệ thực vật làm tăng năng suất nông nghiệp nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông nghiệp.
2 Một hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong đời sống hay không phụ thuộc vào độc tính của nó với con người và mức độ phân huỷ của nó trong môi trường.
3 Hóa chất bảo vệ thực vật chỉ có thể vào cơ thể bằng con
đường hô hấp và tiêu hóa.
4 Thuốc trừ sâu lân hữu cơ là nhóm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
5 Khi vào cơ thể tất cả các hợp chất lân hữu cơ đều chuyển hóa thành sản phẩm ít độc hơn.
6 Cơ chế gây độc của các hợp chất lân hữu cơ là phá huỷ men cholinesterase.
7 Ngộ độc lân hữu cơ điển hình xuất hiện 3 hội chứng: hội chứng phosphoryl hóa, hội chứng nicotin và hội chứng thần kinh trung ương.
8 Trong nhiễm độc lân hữu cơ đồng tử của người bệnh co nhỏ.
9 Có thể căn cứ vào mức độ giảm hoạt tính của men
cholinesterase để phân loại mức độ nhiễm độc lân hữu cơ.
10 Nguyên tắc quan trọng nhất khi xử trí nhiễm độc lân hữu cơ là nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
11 Tuỳ thuộc đường xâm nhập của thuốc trừ sâu 666 vào cơ thể mà triệu chứng nhiễm độc khác nhau.
12 Cơ chế tác dụng của thuốc trừ sâu 666 là hạ kim huyết và acetylcholin
13 Cơ chế gây độc của thuốc diệt chuột thường được sử dụng hiện nay là chống đông máu.
14 Cơ chế gây độc của thuốc diệt chuột chiết xuất từ cây acacia là ức chế chu trình Krebs.
15 Nguyên tắc xử trí nhiễm độc thuốc diệt chuột là loại trừ chất độc khỏi cơ thể, chống độc tế bào và chống ngộ độc thần kinh.
16. Bệnh lý lâm sàng của nhiễm độc thuốc trừ cỏ rất đa dạng biểu hiện ở nhiều cơ quan tổ chức.
17 Nhiễm độc nhóm thuốc trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ biểu hiện trạng thái bệnh lý của thần kinh sọ não.
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 18 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.
Câu hỏi A B C D E
18. Hóa chất bảo vệ thực vật đang được sử dụng hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là thuộc nhóm:
A. Clo hữu cơ B. Lân hữu cơ.
C. Thuỷ ngân hữu cơ D. Carbamat
19. Ở Việt Nam lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trên 1ha cây trồng cao nhất với:
A. Cây lúa và cây trè B. Cây rau và cây lúa C. Cây chè
D. Cây rau và cây chè.
20. Các nguyên nhân sau đều là nguy cơ làm cho số người nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện nay cao, ngoại trừ:
A. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhập khẩu theo con đường chính ngạch cao
B. Không kiểm soát được lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch và buôn lậu vào Việt Nam.
C. Cửa hàng bán lẻ hóa chất bảo vệ thực vật vi phạm các quy định về an toàn hóa chất bảo vệ thực vật.
D. Một số lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng vẫn đang lưu hành trên thị trường.
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Nghiên cứu kỹ lần lượt từng phần bài giảng để trả lời các câu hỏi:
- Những khổ đầu của phần nội dung sẽ trả lời cho các câu hỏi từ 1 -2.
- Phần "Dịch tễ học nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam trả lời câu 3 và câu 18-20.
- Phần "Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật thường gặp" để trả lời các câu 5; 6; 12; 13; 14.
- Phần "Biểu hiện bệnh lý của một số nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật " để trả lời câu hỏi 4; 7- 11 và 15.
Sau khi tự trả lời các câu hỏi để kiểm tra hãy đối chiếu với đáp án ở cuối sách.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học
Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường đại học Y khoa Thái Nguyên.
2. Vận dụng thực tế
Hóa chất bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong đời sống nhưng nó rất độc hại cho sức khỏe và cho môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật có thể vào cơ thể bằng nhiều con đường do vậy an toàn lao động trong việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật cho người trực tiếp sử dụng và cho cộng đồng. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy cách như phun không đúng liều lượng hoặc thời gian thu hoạch sản phẩm sau phun không đủ lâu để hóa chất bảo vệ thực vật phân hủy hết đang là nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật còn sót lại cao, do vậy cần nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách rửa, gọt rau quả cẩn thận trước khi ăn, hóa chất bảo vệ thực vật có thể theo chiều gió bay đi xa và xâm nhập vào đường hô hấp cho nên không được bố trí khu dân cư ở cuối chiều gió, gần nơi sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật.
TAI NẠN VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được các khái niệm về tai nạn và an toàn lao động.
2. Liệt kê được các loại tai nạn và các vấn đề về an toàn lao động.
3. Trình bày được các nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động.
4. Mô tả được các biện pháp dự phòng và kiểm soát tai nạn lao động.
5. Nhận thức được tai nạn lao động là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể phòng tránh được.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nhóm họp và thông qua nhiều bộ luật mang tính chất quốc tế về sức khỏe trong lao động cho mọi người, bởi số người lao động trên thế giới ngày càng tăng. Ngày nay, trên thế giới có khoảng gần 3 tỷ người lao động (năm 2000 có 2747 triệu người). Trong đó nhiều lao động là người già (5 - 5,4% trên 60 tuổi) lao động là trẻ em (gần 100 triệu ở tuổi 10 - 14 chiếm 5 - 8%).
Vấn đề an toàn lao động không lúc nào, nơi nào được coi là đã hoàn toàn tốt đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước nghèo.