Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Một phần của tài liệu Đại học y khoa thái nguyên sức khỏe nghề nghiệp (Trang 144 - 153)

Để phòng chống mệt mỏi người ta thường áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây.

3.1. Các bin pháp k thut và lao động hc

Thông thường người ta cần lưu tâm nhiều nhất đến các trang bị kỹ thuật tiến bộ để có thể làm giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, giảm tối đa tiếp xúc với các chất độc hại. Các máy móc phải phù hợp với hoạt động sinh lý, giải phẫu của người công nhân, ví dụ: khoảng cách từ các chi tiết cần thao tác tới chỗ ngồi, chỗ đứng phù hợp, người lao động chỉ nên ngồi khi nâng vật nặng dưới 5 kg, khi thao tác vật nặng trên 20 kg nên đứng.

Về các giải pháp lao động học: nên chú ý giảm tối đa các động tác thừa, các động tác hơn mình trên 200, phối hợp đều các chiều hoạt động với thói quen hoạt động tự nhiên, ví dụ: xếp các vật nặng theo trọng lực, trong thao tác nên loại trừ hoặc giảm bớt các vận cơ tĩnh. Cần phối hợp xen kẽ và khoa học giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc trong cũng như ngoài lao động.

3.2. Các bin pháp y tế và dinh dưỡng

Tuỳ theo loại hình lao động khác nhau mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Về biện pháp y tế: sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động.

Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động.

Tổ chức khám tuyển, khám định kỳ phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp. Thời gian khám sức khỏe định kỳ cũng như tiêu chuẩn khám tuyển phải phù hợp với công việc của người lao động.

TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 10 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai:

TT Nội dung câu hỏi A B

1 Đặc trưng của lao động thể lực là tiêu hao nhiều năng lượng 2 Nhu cầu oxy của người lao động thể lực tỷ lệ thuận với cường

độ lao động.

3 Trong khi lao động số lượng mao mạch hoạt động trong cơ tăng lên.

4 Nguyên nhân gây chuột rút trong lao động thể lực nặng là hàm lượng acid lactic giảm trong các cơ.

5 Quá trình tiêu hao năng lượng trong lao động thể lực gồm 2 giai đoạn, giai đoạn không cần oxy và giai đoạn cần oxy.

6 Cơ sở để phân loại lao động thể lực là dựa vào lượng năng lượng tiêu hao.

7 Mệt mỏi là trạng thái bệnh lý do mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa.

8 Các mối bất hoà trong gia đình và xã hội không ảnh hưởng đến hiện tượng mệt mỏi.

9 Mệt mỏi trong lao động chính là hiện tượng ức chế bảo vệ sau một quá trình hưng phấn ban đầu mạnh mẽ và kéo dài.

10 Càng lao động nặng nhọc thời gian trả nợ oxy của người lao động càng dài.

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

1 1. Trong lao động gặng nhọc đặc biệt lượng máu qua tim lên tới:

A. 10 - 15 lít / phút.

B. 20 - 25 lít / phút C 25 - 30 lít / phút D. 30 - 35 lít / phút.

E. 40 - 45 lít / phút

12. Nhu cầu oxy trong lao động thể lực gặng là:

A. 0,12 - 0,2 lít không khí / phút/ kg cân nặng B. 0,3 - 0,5 lít không khí / phút/ kg cân nặng C. 0,52 - 0,6 lít không khí / phút/ kg cân nặng D. 0,62 - 0,65 lít không khí / phút/ kg cân nặng E. 0,66 - 0,7 lít không khí / phút/ kg cân nặng.

13. Nhu cầu không khí tối thiểu trong một phút của một người 50 kg, lao động thể lực nặng là:

A. 10 - 15 lít không khí.

B. 15 - 20 lít không khí.

C. 20 - 25 lít không khí D. 25 - 30 lít không khí E. 30 - 35 lít không khí

14. Tất cả các yếu tố sau đều có thể gây mệt mỏi xuất hiện sớm ở người lao động ngoại trừ.

A. Số lượng cơ hoạt động quá nhiều.

B. Lượng Oxy cung cấp không đủ.

C. Cường độ lao động nhặng nhọc, khẩn trương.

D. Dinh dưỡng không đầy đủ

E. Máy móc phù hợp tầm vóc người lao động

15. Mệt mỏi toàn thân sẽ nhanh chóng đến với người lao động thể lực có chế độ ăn:

A. Thiếu K+.

B. Thiếu Ca C. Thiếu protid.

D. Thiếu lipid E. Thiếu vitamin.

16. Chế độ dinh dưỡng cho người lao động trí lực quan trọng nhất là:

A. Lipid B. Glucid C. Protid D. vitamin E. Muối khoáng

17. Mệt mỏi trong lao động có các biểu hiện sau ngoại trừ A. Trí nhớ giảm

B. Phối hợp động tác kém.

C. Năng xuất lao động giảm.

D. Xảy ra tai nạn

E. Các nhóm cơ hoạt động nhiều hơn bình thường.

18. Xét nghiệm ở những người mệt mỏi cấp diễn có các dấu hiệu sau ngoại trừ

A. Albumin niệu giảm.

B. Acid lactic máu tăng.

C. Creatinin máu tăng.

D. Glucose máu giảm.

E. Catecholamin máu giảm

19. Mệt mỏi được chia làm các loại sau ngoại trừ A. Mệt mỏi các khí quan riêng biệt

B. Mệt mỏi toàn thân.

C. Mệt mỏi cơ bắp D. Mệt mỏi não lực.

E. Mệt mỏi tâm sinh lý, tinh thần.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Để trả lời được các câu hỏi trên sinh viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng theo từng phần, từng chi tiết cụ thể như sau:

- Phần "Sinh lý lao động" để trả lời câu từ 1 -6 và 11 - 13.

- Phần "Mệt mỏi trong lao động" để trả lời câu hỏi từ 7-10 và 12-19.

Sau khi đã tự trả lời các câu hỏi hãy đối chiếu với đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường đại học Y khoa Thái Nguyên. Lưu lại các vấn đề chưa hiểu trong bài để thảo luận với các bạn trong lớp, cuối cùng xin ý kiến giảng viên với những phần còn thắc mắc, chưa hiểu kỹ.

2. Vận dụng thực tế

Mọi công việc nên bố trí theo xu thế phù hợp với sinh lý con người thì

mệt mỏi sẽ xuất hiện chậm. Trong học tập cũng rất cần phù hợp sinh lý để quá trình tiếp nhận kiến thức được nhanh chóng hơn. Thời gian học cũng không nên liên tục kéo dài mà nên có những thời giờ nghỉ ngơi thư giãn thì học tập sẽ có hiệu quả hơn. Khi mệt mỏi trí não có thể giải tỏa căng thẳng thần kinh bằng các hoạt động thể lực.

VẤN ĐỂ TƯ THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG HỢP LÝ (Lao động hc - ergonomie)

MỤC TIÊU

sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được đinh nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ lao động học (ergonomie) 2. Liệt kê được các nguyên tắc cơ bản của lao động học.

3. Trình bày được biện pháp làm giảm nhẹ gáng nặng lao động thể lực bằng lao động học.

4. Hiểu được tầm quan trọng của lao động học trong sản xuất.

1. Khái niệm

Ergonomie (một số nước gọi là "Kỹ thuật học các yếu tố con người") có thể được xác định là "Sự thích hợp công việc với con người. Có nhiều cách định nghĩa thuật ngữ Ergonomie. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có thể định nghĩa Ergonomie là: "Sự áp dụng khoa học sinh học kết hợp với khoa học công nghệ vào người lao động và môi trường của họ để được sự thỏa mãn tối đa cho người lao động đồng thời tăng năng xuất lao động". Vì thế ngoài sức khỏe Ergonomie còn quan tâm đến năng xuất lao động, tiết kiệm giá thành sản phẩm và các mối quan tâm khác. Hơn thế nữa trong thực hành các hướng của Ergonomie còn tập trung vào thiết kế sắp đặt vị trí lao động, sự đáp ứng các yếu tố lý học trong môi trường lao động hơn là các yếu tố hóa học và vi sinh vật học.

Ergonomie (Lao động học) là khoa học nghiên cứu về lao động và sự phù hợp với sức khỏe người lao động. Như vậy mỗi loại hình lao động cần có một sự phù hợp tương ứng về sức khỏe con người (cả về mặt thể chất lẫn tinh thần). Những lao động giản đơn yêu cầu đáp ứng của cơ thể không phức tạp song khoa học kỹ thuật phát triển, lao động càng phức tạp càng cần có những nghiên cứu về sức khỏe tốt hơn, tiến bộ hơn để có thể theo

kịp với lao động mới. Lao động càng có kết quả khi nó đáp ứng tốt cho con người. Lao động không làm tổn hại sức khỏe mà làm cho sức khỏe người lao động tốt hơn.

Vào thế kỷ XVII khi nền công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thì những nghiên cứu về lao động học cũng được đặt nền móng và những nghiên cứu đầu tiên ra đời, trong đó có công trình nghiên cứu của Martinpan, ông cho rằng tâm sinh lý, giải phẫu... phải phù hợp với lao động thì lao động mới có năng suất và an toàn thoải mái. Năm 1949 Murrel đã dùng từ Ergonomie để chỉ môn khoa học này vì nó có nguồn gốc từ chữ Hy lạp là Ergon (lao động) và nomos (quy luật, quy tắc). Thực ra "Cụm từ" này bao hàm ý nghĩa tập hợp những tri thức khoa học và kỹ thuật có liên quan với con người khi lao động, mặt khác cần sử dụng các kiến thức đó để thiết kế, thực hiện hợp lý hóa lao động với mục đích vừa kinh tế vừa mang tính chất nhân văn. Đối tượng của Ergonomie là người lao động do vậy khi nghiên cứu Ergonomie người ta cần nghiên cứu cả một hệ thống các vấn đề: công cụ lao động, môi trường lao động, đối tượng lao động... Trong thực hành Ergonomie người ta cần thực hiện một tam giác cơ bản: hiệu quả - thoải mái - sức khỏe. Vấn đề này đã được các nhà khoa học thống nhất trong hội nghị Stokhom nhìn 1961.

Các nhà khoa học cho rằng Ergonomie đạt hiệu quả cao khi mà các ngành khoa học tham gia, cung cấp cho những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vấn đề lao động và con người, trong những điều kiện tiết kiệm nhất về sức khỏe người lao động mà năng suất lao động vẫn tăng không ngừng (các biểu đồ minh hoạ 1, 2, 3).

Sơ đồ 2: Thành phần cơ bản của Ergonomie

Một phần của tài liệu Đại học y khoa thái nguyên sức khỏe nghề nghiệp (Trang 144 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)