Tiếng ồn trong sản xuất

Một phần của tài liệu Đại học y khoa thái nguyên sức khỏe nghề nghiệp (Trang 42 - 46)

Tiếng ồn là một tập hợp của tất cả những âm thanh hỗn hợp trong môi trường, từ mọi nguồn, mọi phía...không theo một quy luật nào và không phù hợp với giải phẫu, sinh lý của con người nên nó cũng mang đầy đủ những đặc tính của các âm thanh, ví dụ tiếng gà kêu hoặc tiếng xe chạy. Nếu tập hợp trong môi trường gồm cả tiếng gà vịt kêu, tiếng người nói, tiếng xe chạy... làm cho người ta không nhận thấy loại tiếng nào thì nó sẽ là tiếng ồn. Tất cả các âm thanh hỗn tạp này tác động lên tai ta bằng một áp lực âm thanh mạnh hay yếu là tuỳ sự tổng hợp của cường độ âm và tần số rung động của âm thanh lên cơ quan thính giác.

Tần số của tiếng ồn cũng như tần số âm được đo bằng số lần rung động trong một giây, đây là âm thanh cộng hưởng, đơn vị tính là hertz (Hz).

Tai ta có thể tiếp thu được các âm thanh từ 16 đến 20.000 Hz, ở mức 16 Hz tai ta đã cảm nhận được và ở mức 20.000 Hz là ngưỡng chịu đựng cuối cùng của tai những người bình thường. Mức nghe bình thường là khoảng từ 500 - 5.000 Hz khả năng tách âm của tai ta giới hạn từ 0,3 đến 1% Hz.

Về biên độ của tiếng ồn cũng là sự cộng hưởng của các biên độ hay cường độ âm thanh cụ thể. Xuất phát từ áp lực của âm thanh lên thính giác

chúng tạo ra một năng lượng âm Egr/cm2/s, 1 Egr/cm2/s : 6,4 Bar (Bar là đơn vị đo áp lực dễ thực hiện). Thông thường ngưỡng cảm ứng với áp lực âm thanh (tiếng ồn) của tai ta là từ 109 Egr/cm2 còn ngưỡng đau tai ta không chịu được là đến 10+4 Egr/cm2/s. Trên cơ sở này người ta lấy khoảng cách từ 109 - 10+4 bao gồm 13 bậc và lấy làm đơn vị thể hiện cường độ của tiếng ồn, nó sẽ được quy định là 13 Bell. Trong thực hành vệ sinh lao động người ta còn chia nhỏ ra thành Dexibell (db) để dễ ứng dụng.

Ví dụ: - Nói chuyện bình thường khoảng 30 - 40 dB.

- Tiếng búa rèn khoảng 100 - 120 dB.

- Tiếng búa hơi khoảng 120 dB.

- Tiếng máy bay phản lực 130 dB.

Tác hại của tiếng ồn trong môi trường trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không những tác hại phụ thuộc vào bản chất của tiếng ồn và các yếu tố cộng hưởng mà còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Cường độ của tiếng ồn càng cao khả năng gây hại càng lớn, các sóng cao tần có thể gây hại ngay ở mức 70dB trong khi các sóng trung tần hoặc tần số thấp phải 80 - 90dB mới gây hại cho cơ thể mười tiếp xúc.

Một số yếu tố rung chuyển, hóa chất độc hại cũng làm tăng khả năng tác động đấu của tiếng ồn. Người ta nhận thấy trong môi trường ồn, rung kết hợp tỷ lệ người ối loạn sinh lý tăng lên nhiều, bệnh điếc nghề nghiệp cũng tăng cao hơn so với tiếng ồn cùng mức độ đơn thuần.

Một số yếu tố nghề nghiệp như tính chất tiếp xúc (tiếp xúc ngắt quãng hoặc tên tục...), tuổi nghề trong môi trường và không gian cấu trúc nhà xưởng cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng tác động của tiếng ồn.

Về đặc tính cơ địa của cơ thể đối với khả năng tác động của tiếng ồn cũng được nhiều tác giả bàn tới. Trên thực tế có người làm việc chỉ một thời gian ngắn ở môi rường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã bị điếc nghề nghiệp, trong khi cũng ở môi trường đó có người làm việc hàng mấy chục năm không bị bệnh. Có tác giả cho rằng nguyên nhân chính là cơ địa thần kinh của người tiếp xúc, có người cho ông sức khỏe và sự luyện tập có vai trò quan trọng.

1.2. Mt s tác hi chính ca tiếng n

lý, sinh lóa của cơ thể, gây bệnh lên cơ quan thính giác và kết hợp gây bệnh ở hệ thần kinh với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác.

Tiếng ồn gây tác hại toàn thân trên cơ thể người tiếp xúc thường gặp nhất là rối loạn sinh lý cấp tính và mạn tính. Nguyên của hiện tượng này là do tiếng ồn kích thích thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất cân bằng trong điều chỉnh hệ thần kinh thực vật gây nên suy nhược cấp tính hệ thần kinh thực vật của cơ thể. Quá trình suy nhược kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính bởi lẽ tác động của tiếng ồn thường xuyên, sự kích thích liên tục, quá trình ức chế xuất hiện do ngưỡng đáp ứng của hệ thần kinh tăng lên, xuất hiện và ức chế bảo vệ, hệ thần kinh ngoại tiên có thể bị viêm và khả năng điều hoà của hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn. Hậu quả của rối loạn này là trạng thái suy nhược mạn tính, ăn không ngon, ngủ không yên, tính tình thay đổi hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn ở nơi làm việc cũng như ở nhà. Tiếng ồn gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Đối với cơ quan tiêu hóa có thể gây loét dạ dày.

Tiếng ồn có thể tác động đặc biệt và trực tiếp lên cơ quan thính giác của người tiếp xúc qua một quá trình thường là lâu dài, qua 3 giai đoạn.

Lúc đầu là hiện tượng thích nghi sau đó đến mệt mỏi thính giác rồi cuối cùng là điếc nghề nghiệp.

Giai đoạn thích nghi là thời gian mới tiếp xúc với tiếng ồn quá tiêu chuẩn cho phép, ngưỡng nghe tạm thời tăng lên khoảng 10 - 15 dB so với bình thường (10 dB) như vậy lúc này ngưỡng nghe khoảng 20 - 25 dB, tuy nhiên nếu tách ra khỏi môi trường có tiếng ồn cao thì ngưỡng nghe trở lại bình thường (hồi phục).

Giai đoạn mệt mỏi thính giác: do thính giác chịu tác động quá lâu, ngưỡng nghe tăng lên 30 - 40 dB kéo dài nên khi ra khỏi môi trường lâu mới hồi phục lại bình thường.

Giai đoạn điếc nghề nghiệp: cơ quan thính giác bị tổn thương không hồi phục mặc dù người bệnh được đưa ra khỏi môi trường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Cả cơ quan Cotri và dây thần kinh thính giác ở tai trong đều bị tổn thương.

1.3. Phòng chng tiếng n trong sn xut

Để phòng chống tác hại của tiếng ồn lên sức khỏe người lao động cần

Bằng mọi cách loại trừ hoặc hạn chế nguồn phát sinh ra tiếng ồn như hệ thống kín, giảm thanh...

Cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc.

Phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tốt cho những người bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Chỉ đơn giản là dùng nút bông nút tai ở người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 - 10 do tiếng ồn môi trường. Các dụng cụ bịt tai chụp hoàn toàn bộ tai ngăn được tiếng ồn từ 10 - 20 do nên hầu hết tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây hại. Trong những điều kiện phải tiếp xúc với tiếng ồn quá cao như lái xe tăng, pháo thủ hoặc môi trường có tiếng tương tự người ta cần phải dùng mũ chống tiếng ồn, chụp che toàn bộ tai mới bảo vệ được cơ quan thính giác trước tác hại của tiếng ồn.

Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò làm giảm nhẹ tác hại của tiếng ồn vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính. Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan thính giác.

Vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hóa môi trường lao động có tiếp xúc với tiếng ồn và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Môi trường lao động phải có tiếng ồn dưới tiêu chuẩn cho phép.

- Tiếng ồn chung: dưới 85 dB.

- Sóng cao tần 800 Hz trở lên: dưới 75 dB.

- Sóng trung tần 300 - 800 Hz: dưới 85 dB.

- Sóng hạ tần dưới 300 Hz: dưới 90 dB.

Trong khám, tuyển người lao động vào lao động ở môi trường có tiếng ồn cao cần loại trừ người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những tình trạng bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng có thể chữa khỏi được và nếu người nào bị bệnh ở giai đoạn biến chứng thì

giải quyết chế độ cho họ theo chế độ hiện hành.

Một phần của tài liệu Đại học y khoa thái nguyên sức khỏe nghề nghiệp (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)