2.1. Các nguyên nhân gây nhiễm độc HCBVTV
Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật thường xảy ra trong công nhân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở các bộ phận sản xuất dưới đây:
- Nơi sản xuất HCBVTV các loại ở nhà máy.
- Vận chuyển trên đường đến các nơi sử dụng hoặc trạm trung chuyển.
- Bảo quản, phân phối HCBVTV tại các kho.
- Gia công, pha chế HCBVTV.
- Sử dụng (nông nghiệp và y học).
Ngoài ra do ăn phải hoa quả, uống nước bị nhiễm HCBVTV cũng dễ bị nhiễm độc. Theo các tài liệu nước ngoài thì có những nguyên nhân gây nhiễm độc với tỷ lệ như sau:
Nguyên nhân Tỷ lệ - Phòng hộ kém, không đủ hoặc không biết 45,7%
- Phun thuốc quá lâu (nông dân và kỹ thuật viên) 21,8%
- Không tuân theo nội quy thao tác 15,7%
- Dụng cụ hư hỏng 11,2%
- Cơ thể yếu, tổn thương da 1,9%
- Uống nhầm, tự tử, ăn thức ăn còn tồn dư HCBVTV 1,9%
2.2. Cơ chế bệnh sinh nhiễm độc một số nhóm HCBVTV 2.2.1. Nhóm lân hữu cơ
- Đường xâm nhập: hóa chất lân hữu cơ có thể xâm nhập vào đường hô hấp, đường da niêm mạc và đường tiêu hóa. Xâm nhập vào đường hô hấp thường ở dạng bụi, mù, hơi khí. Đường qua da và niêm mạc: thường do tiếp xúc trực tiếp: tay, chân, lưng, mặt, cổ. Đường tiêu hóa: Thường do ăn uống nhầm, ăn uống ở hiện trường, thức ăn, nước uống ô nhiễm lân hữu cơ.
Nhưng dù xâm nhập vào trường nào thì nó cũng gây nhiễm độc nhanh chóng và nhiễm độc toàn thân.
- Khi nhiễm độc HCBVTV nhóm lân hữu cơ, các este của acid phosphoric (dietylphosphat) gắn vào men cholinesterase tạo thành phức hợp cholinesterase phosphoryl hóa, ức chế men ở huyết tương, hồng cầu và ở não. Bình thường men cholinesterase phân huỷ acetylcholin thành cholin và acid acetic, khi men cholinesterase bị ức chế, acetylcholin bị ứ đọng lại, tăng trong các synap (nút dẫn truyền) thần kinh, ở các tuyến, cơ, ở các hạch sẽ kích thích thần kinh phó giao cảm và thần kinh trung ương.
- Tác dụng của lân hữu cơ là tác dụng ức chế men chứ không phá huỷ men. Nó chỉ gắn vào men làm men mất hoạt tính. Rồi phức hợp men cholinesterase phosphoryl hóa sẽ tan rã dần, giải phóng men dần dần, men lại hoạt động bình thường, nhưng sự phục hồi của men chậm, mỗi ngày chỉ phục hồi được chừng 1%.
Ngoài ra theo một số tác giả lân hữu cơ còn ức chế men trypsine, lipase và các men khác của gan.
2.2.2. Nhóm clo hữu cơ
- Đại diện của nhóm chlore hữu cơ là 666 có công thức hóa học là C6H6CL6 còn được gọi bằng nhiều tên: Hexachloran, Benzenhexachlorid (BHC)... Thường ở dạng chất kết tinh màu trắng có khi ngả màu xám hay vàng nhạt, sờ tay thấy nhờn, có mùi hơi kích thích, không tan trong nước, dễ tan trong rượu, trong các loại dầu hữu cơ.
Thuốc trừ sâu 666 xâm nhập vào cơ thể bằng các đường hô hấp, tiêu hóa và đường da. Sau khi vào cơ thể, 666 tích luỹ trong các phủ tạng, phần lớn được tiêu huỷ ở các tổ chức mỡ, gan, thận. 666 làm cho khu huyết và acetylcholine tăng cao gây ra cường kích thần kinh, gây co giật các cơ, ngũ quan và tác hại lên gan, thận. 666 được bài tiết ra ngoài bằng đường nước tiểu, phân, nước bọt, sữa, do đó có thể gây nhiễm độc cho trẻ còn bú.
2.2.3. Nhóm cacbamat
Cơ chế gây nhiễm độc của HCBVTV nhóm cacbamat về cơ bản giống như nhóm lân hữu cơ. Các HCBVTV nhóm cacbamat gây ức chế men cholinesterase trong các tổ chức thần kinh.
2.2.4. Một số nhóm HCBVTV khác
- Hóa chất thuỷ ngân hữu cơ thường qua đường hô hấp, da niêm mạc và đường tiêu hóa vào cơ thể. Loại này thường tích luỹ trong cơ thể nhất là
ở tổ chức não khó tự thải ra ngoài cho nên trong máu và trong nước tiểu nồng độ không cao. Do tác dụng của thuỷ ngân vào vỏ não nên các tế bào vỏ não bị ức chế, không điều khiển được các trung tâm thần kinh bên dưới dẫn đến một trạng thái bệnh lý của thần kinh sọ não. Ngoài ra còn gây tổn thương ở gan, ruột và thận.
- Các loại thuốc trừ cỏ (TTC) xâm nhập vào cơ thể con người qua tất cả các đường da, niêm mạc, hô hấp và tiêu hóa tuỳ theo hoàn cảnh tiếp xúc.
Cơ chế bệnh sinh trong nhiễm độc TTC còn nhiều điều chưa lý giải được song người ta thấy một số khả năng gây kích thích tế bào, kích thích thần kinh gây nên các rối loạn thần kinh giống thuốc trừ sâu là thường gặp (Alachlor, atrazin, simazine, 2, 4D, 5T...). Một số loại tác động trực tiếp lên tế bào gây kích thích và huỷ hoại tế bào tiếp xúc ở da, niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa... như 2,4 D, paraquat, diquat... Tác dụng gây hại trực tiếp này có thể xảy ra ở các tế bào mà thuốc này đi qua như tế bào gan và ống thận. Do tác dụng của các TTC gần giống như thuốc trừ sâu dòng chlore hữu cơ nên bệnh cảnh lâm sàng cũng thể hiện tình trạng bệnh lý đa dạng ở nhiều cơ quan của cơ thể (chủ yếu là da và niêm mạc). Người ta coi (TTC) là loại thuốc có khả năng gây độc toàn thân nên sẽ có rất nhiều hội chứng bệnh lý có thể xẩy ra như các hội chứng viêm, kích thích da và niêm mạc, hội chứng tiêu hóa, hội chứng suy nhược thần kinh, viêm các dây thần kinh. Ngoài ra có thể có một số hội chứng bệnh lý do tổn thương gan thận hoặc ung thư, sảy thai...
- Thuốc diệt chuột thường được sử dụng hiện nay đa số có cơ chế tác dụng chống đông máu, được hấp thụ tốt qua trường tiêu hóa và một phần nhỏ qua da. Các thuốc này thường gồm 2 loại hợp chất liên quan chặt chẽ với nhau là coumarin và indedion. Cơ chế tác dụng chủ yếu của các loại thuốc diệt chuột này là tác động vào hệ thống tạo huyết. Mọi tác động gây chống đông máu thông qua ức chế tổng hợp prothoprombin ở gan (yếu tố II, VII, IX và XI và gây bất hoạt vitamin K.
2.3. Danh mục các HCBVTV cấm sử dụng hiện nay
DANH MỤC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
No Tên chung (common names) – tên thương mại (trade names) Thuốc trừ sâu – insecTicide
1 Aldrin (Aldrex, Aldrite…)
2 BHC, Lidane (Gamma – BHC, Gamma – HCH, Gamatox 15EC, 20EC, Lindafor, Carbadan 4/4 G (Sevidol 4/4 G…)
3 Cadmium compound (Cd)
4 Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...) 5 DDT (Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane...) 6 Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox...)
7 Eldrin (Hexadrin...)
8 Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...) 9 Isobenzen
10 Isodrin
11 Lead compound (Ld)
12 Methamidophos (Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor 50 EC, 60 SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC)
13 Methyl Parathion (Danacap M25, M40: Folidol M 50 EC); Isomethyl 50 ND; Methaphos 40 EC, 50 EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC;Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50 ND; Wofatox 50 EC.
14 Monocrotophos (Apadrin 50 SL, Magic 50 SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515 DD)
15 Parathion Ethyl (Alkexon, Orthophos, Thiophos...) 16 Phosphamodon (Dimecron 50 SCW/DD)
17 Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor...) 18 Strobane (Polychlorinate of camphene)
Thuốc trừ bệnh hại cây trồng
1 Arsenic compound (As) except Neo - Asozin, Dinasin 2 Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...)
3 Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP...)
4 Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB...) 5 Mercury compound (Hg)
6 Selenium compound (Se)
Thuốc trừ chuột – Rodenticide 1 Talium compound (TI)
Thuốc trừ cỏ - Herbicide 1 2,4,5 T (Brochtox, Decamine, Veon...)