3.1. Xác định vi trí và thể tích bụi cần lấy
- Lấy mẫu bụi ngang tầm hô hấp của công nhân ở tư thế làm việc thường xuyên nhất. Hướng của Allonge vuông góc với hướng phát sinh bụi.
- Lấy mẫu theo từng giai đoạn của sản xuất và theo điều kiện của sản xuất, vào lúc nồng độ lên cao nhất cũng như lúc nồng độ xuống thấp nhất.
- Không để các phương tiện bảo hộ lao động như hệ thống thông gió, hút bụi, quạt mát làm ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu.
- Xác định thể tích không khí cần hút hay thời gian lấy mẫu. Thể tích không khí cần lấy có thể là từ 200 - 1000 lít không khí tuỳ theo nồng độ bụi trong không khí. Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu thấp thì tăng thể tích không khí cần lấy lên (hay thời gian lấy mẫu bụi dài hơn). Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu bụi cao thì giảm thể tích không khí cần lấy xuống (hay thời gian lấy mẫu bụi ngắn hơn).
3.2. Cách lấy mẫu bụi
- Mắc hai allonge lên giá song song theo chiều nằm ngang cách nhau 20 cm.
- Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng ống cao su dài.
- Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su ngắn.
- Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge.
- Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu.
- Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút.
- Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút.
Chú ý: trong quá trình lấy mẫu có thể quan sát được khối lượng bụi bị giữ lại trong allonge, qua đó có thể biết được bụi trong không khí khu vực lấy mẫu nhiều hay ít từ đó mà quyết định thời gian lấy mẫu cho phù hợp.
Suốt quá trình lấy mẫu cần theo dõi toàn bộ hệ thống lấy mẫu bụi nhất là lưu lượng kế để đảm bảo đúng 20 lít/ phút.
- Khi việc lấy mẫu bụi đã đạt yêu cầu:
+ Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt.
+ Vặn cặp chặt ở hai ống cao su.
+ Tháo các ống cao su.
+ Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây cao su cho chặt.
+ Tháo allonge ra khỏi giá đỡ, lau bụi bên ngoài của allonge.
+ Đóng gói allonge và cất vào hộp bảo quản.
3.3. Ghi biên bản lấy mẫu bụi
Nội dung biên bản bao gồm các mục sau.
1. Ngày lấy mẫu.
2. Người lấy mẫu.
3. Khu vực bộ phận lấy mẫu.
4. Số thứ tự của allonge.
5. Thời gian lấy mẫu: (giờ mở máy, giờ tắt máy) 6. Lưu lượng không khí hút lấy mẫu.
7. Tình trạng, mức độ sản xuất ở khu vực lấy mẫu.
8. Yếu tố thời tiết, vi khí hậu trong sản xuất khi lấy mẫu.
4. Cân phân tích bụi và tính kết quả
Sau khi lấy mẫu đem allonge sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 3 giờ.
Sau đó cân lại trọng lượng của trường một cách chính xác.
Nồng độ bụi trong không khí của từng allonge (C) được tính theo công thức sau:
Trong đó:
P là trọng lượng của allonge trước khi lấy mẫu bụi (mg) P’ là trọng lượng của trường sau khi lấy mẫu bụi (mg).
V là thể tích không khí đã hút (lít) = lưu lượng lấy mẫu(l/phút) X thời gian lấy mẫu (phút)
1000 là quy đổi từ lít ra m3
Đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành tháng 10 năm 2002. (Bài lý thuyết "Bụi và bệnh bụi phổi")
Quy trình lấy mẫu bụi và phân tích bằng phương pháp phân tích trọng lượng TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt
1 - Mắc allonge lên giá Mẫu bụi lấy đúng tầm hô hấp của công nhân.
Hai allonge nằm song song theo chiều ngang cách nhau 20 em, ở độ cao ngang tầm thở của công nhân trong tư thế lao động chủ yếu.
2 - Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng
Giám sát được lưu lượng không khí
Các mối nối của allonge với ống cao su và ống cao su với
ống cao su dài. qua allonge. lưu lượng kế phải khít.
3 - Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su ngắn.
Không khí có thể qua allonge vào máy hút
Các mối nối của lưu lượng kế với ống cao su và ống cao su với máy hút không khí phải khít.
4 - Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge.
Không khí và bụi vào qua được allonge.
Nút thuỷ tinh được tháo hoàn toàn khỏi allonge.
5 - Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu.
Bắt đầu quá trình lấy mẫu
Ghi chính xác thời điểm bắt đầu lấy mẫu
6 - Mở cặp vặn và theo dõi lưu lượng kế
Duy trì 2 lưu lượng kế ở mức hằng định
Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút.
7 - Theo dõi hệ thống hút bụi
Thể tích không khí hút phù hợp nồng độ bụi trong không khí.
Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút tuỳ thuộc nồng độ bụi không khí khi đo.
- Kết thúc quá trình lấy mẫu bao gồm các bước sau:
Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt.
Ghi thời điểm tắt máy để tính được thời gian lấy mẫu.
Ghi chính xác
Vặn cặp chặt ở hai ống cao su Tháo các ống cao su.
Các ống cao su được tháo
rời 8
Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây cao su
Giữ nguyên lượng bụi trong allonge đã hút được.
Nút trương đóng đúng và được chằng chặt vào từng allonge.
Tháo đường ra khỏi giá đỡ, lau bụi bên ngoài của allonge.
Có kết quả nồng độ bụi chính xác hơn.
Allonge được tháo ra và lau sạch bụi bám bên ngoài Đóng gói allonge và cất
vào hộp bảo quản.
Bảo quản đường trước khi phân tích
Allonge được bảo quản tốt 9 Cân phân tích bụi và
tính kết quả
Có được kết quả cuối cùng
Cân đúng quy trình và tính kết quả chính xác.
10 Nhận định kết quả Kết luận về điểu kiện vệ sinh bụi trong môi trường lao động.
Dựa theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam 2002.
TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ tự lượng giá
Bảng kiểm lượng giá
Lấy mẫu bụi để xét nghiệm bằng phương pháp phân tích trọng lượng
Số TT Nội dung kiểm Có Không
1 Mắc allonge lên giá
2 Hoàn thiện bộ dụng cụ lấy mẫu bụi
3 Bắt đầu quá trình lấy mẫu
4 Duy trì 2 lưu lượng kế ở mức hằng định
5 Theo dõi hệ thống hút bụi
6 Kết thúc quá trình lấy mẫu Bài tập: Hãy phân tích và đánh giá kết quả cho các mẫu xét nghiệm
bụi trọng lượng sau:
Số TT Nội dung kiểm Có Không
1 Allonge 1: trước lấy mẫu 10g. sau lấy mẫu 10, 100g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 l/phút, thời gian lấy mẫu 15 phút
10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút Kết quả phân tích nồng độ silic là 30%
2 Bụi apatit
Allonge 1: trước lấy mẫu 9,8g, sau lấy mẫu 10,160g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút
Allonge 2: trước lấy mẫu 9,5g, sau lấy mẫu 10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Lần lượt tự thực hiện các thao tác kỹ thuật theo bảng kiểm học tập sau đó tự đánh giá bằng bảng kiểm lượng giá.
Với các dữ kiện bài tập đã cho áp dụng công thức tính được hàm lượng bụi trong môi trường không khí, sau đó so sánh kết quả tính được với tiêu chuẩn cho phép để có câu trả lời cho các bài tập.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
Đọc kỹ bài lý thuyết "Bụi và các bệnh phổi do bụi" trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về bụi, các yếu tố quyết định tác hại của bụi. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên tham khảo thêm các kỹ thuật đo bụi khác và xét nghiệm thành phần của bụi như hàm lượng SiO2 trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC