Công cụ tự lượng giá

Một phần của tài liệu Đại học y khoa thái nguyên sức khỏe nghề nghiệp (Trang 80 - 84)

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 10 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.

TT Câu hỏi A B

1 Chì là một kim loại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, quân sự và đời sống

hàng ngày.

2 Trong đời sống hàng ngày con đường xâm nhập chủ yếu của chì là đường tiêu hóa.

3 Trong môi trường lao động con đường xâm nhập chủ yếu của chì là đường hô hấp.

4 Khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa 90% chì được hấp thu vào cơ thể để gây độc.

5 Chì ở dạng ion có thể gây độc cho bất cứ tế bào nào mà nó bám vào

6 Hậu quả của nhiễm độc chì vô cơ là gây thiếu máu nhược sắc.

7 Xét nghiệm delta ALA niệu có giá trị chẩn đoán xác định bệnh nhiễm độc chì vô cơ ở những người tiếp xúc

8 Nguyên nhân gây cơn đau bụng chì ở những người nhiễm độc chì vô cơ là do hiện tượng co thắt cơ trơn của ruột.

9. Tiêu chuẩn tối đa cho phép của chì trong không khí môi trường lao động là 0,00001mg/ lít không khí.

10. Để chẩn đoán giai đoạn nhiễm độc chì cần căn cứ vào xét nghiệm hồng cầu hạt kiềm trong máu ngoại vi.

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 11 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

1 1. Tất cả các nghề sau đều có thể phải tiếp xúc với chì vô cơ trong môi trường lao động, ngoại trừ nghề:

A. Công nhân khai thác mỏ chì kẽm.

B. Công nhân sản xuất ắc quy.

C. Công nhân quốc phòng sản xuất đạn.

D. Công nhân lắp đường ống dẫn nước sinh hoạt.

12. Chì vô cơ không thể xâm nhập vào cơ thể bằng con đường:

A. Đường hô hấp.

B. Đường tiêu hóa

C. Đường da niêm mạc bị tổn thương hở, chầy xước.

D. Đường tiếp xúc trực bếp với người bị nhiễm độc chì vô cơ.

13. Trong lao động con đường xâm nhập chủ yếu của chì vô cơ là con đường.

A. Đường hô hấp B. Đường tiêu hóa

C. Đường qua da niêm mạc bị tổn thương.

D. Đường da niêm mạc không bị tổn thương.

14. Trong đời sống hàng ngày con đường xâm nhập của chì vô cơ vào cơ thể con người chủ yếu là con đường.

A. Hít thở không khí bị ô nhiễm chì vô cơ.

B. Qua ăn uống các thực phẩm, nước uống có nhiễm lẫn chì.

C. Đường tiếp xúc qua da niêm mạc với các sản phẩm

có chì.

D. Tiếp xúc với xăng và các sản phẩm dầu mỏ có pha chì.

15. Tác dụng khử độc của gan có hiệu quả cao nhất đối với chì vô cơ xâm nhập bằng con đường.

A. Đường hô hấp B. Đường tiêu hóa C. Đường da.

D. Đường niêm mạc 2. Hướng dẫn tự lượng giá

Đọc kỹ nội dung bài học theo từng phần để trả lời các câu hỏi, cụ thể:

- Phần "Tiếp xúc không mang tính nghề nghiệp để trả lời câu số 1 và câu 14.

- Phần "Quá trình xâm nhập, hấp thu phân bố và thải trừ của chì" để trả lời các câu 3; câu 4; câu 11-13 và câu 15.

- Phần "Độc tính và cơ chế gây độc của chì" để trả lời câu 5 và 6.

- Từ câu 7 đến hết tìm câu trả lời đúng ở phần "Triệu chứng nhiễm độc chì" và "Chẩn đoán nhiễm độc chì".

Sau khi tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi hãy đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

2. Vận dụng thực tế

Chì có ứng dụng rất lớn trong đời sống chính vì vậy rất có nguy cơ nhiễm độc chì do con đường ăn uống nếu không biết nguồn gốc và thành phần của các thực phẩm. Chì ở trong mỹ phẩm có tác dụng giữ màu và trong các sản phẩm dưỡng da thì làm trắng da nhưng chì rất độc cho cơ thể,

sau một thời gian sử dụng các mỹ phẩm có chì sẽ gây sạm da do chì và nhiễm độc nhẹ.

Trong quá trình khám phát hiện bệnh cho bệnh nhân đặc biệt các bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng luôn luôn nhớ hỏi đến và khai thác điều kiện làm việc và môi trường sống tránh nhầm lẫn đau bụng do chì với các đau bụng ngoại khoa khác.

BỤI VÀ CÁC BỆNH PHỔI DO BỤI

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được những đặc tính và cách phân loại bụi trong sản xuất.

2. Liệt kê được các loại tác hại của bụi.

3. Trình bày được phương pháp phòng chông bụi trong xắn xuất.

4. Giải thích được cơ chế bệnh sinh và bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh bụi phổi - silic.

5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi - silic và biện pháp phòng chống.

Một phần của tài liệu Đại học y khoa thái nguyên sức khỏe nghề nghiệp (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)