5. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
5.2. Một số vấn đề về hoá học hạt nhân
5.2.1. Các đặc trưng cơ bản của hạt nhân
a) Điện tích: e0 = 1,6021.10-19C = 1 (đvđt nguyên tố)
Như vậy một hạt proton mang một điện tích dương bằng 1,6.10-19C = 1 Nơtron là hạt không mang điện. Do đó số đơn vị điện tích (+) của một hạt nhân = Z.e0 = Z = P
Hiện nay trong Bảng hệ thống tuần hoàn có 114 nguyên tố (trong đó nhiều nguyên tố được tạo ra bằng con đường nhân tạo, đó là các nguyên tố có Z = 43, 64, 85 và Z > 92).
b) Khối lượng: Số đo cơ số của các hạt cơ bản là khối lượng nghỉ của electron, khí hiệu m0; m0 = 9,108.10-28g = 9,108.10-31Kg.
Như vậy: khối lượng của 1 hạt proton bằng:
mp = 1836,12. m0 = 1,672.10-27 kg = 1,0072 (u) =1 (u) Khối lượng của một hạt nơtron bằng:
mn = 1,6750.10-27 kg = 1, 0086 (u) = 1 (u)
Theo quy ước quốc tế mỗi trị số đó đều được coi bằng đơn vị (1u).
Vậy khối lượng tương đối của một hạt nhân là: A = P + N
Trong đó: P là số hạt proton và N là số hạt nơtron có trong một hạt nhân.
Ví dụ 4: Khối lượng tương đối của hạt nhân oxi bằng 8 + 8 = 16; của vàng = 79 +118 = 197 (79 là số hạt proton, 118 là số hạt nơtron có trong hạt nhân nguyên tử vàng).
Khối lượng của hạt nhân nhỏ hơn khối lượng nguyên tử tương ứng 1 lượng là Z.m0 (khối lượng của e ở vỏ).
c) Các đồng vị: Các đồng vị là các nguyên tử của cùng một nguyên tố mà hạt nhân có cùng số proton, khác nhau số nơtron.
Ví dụ 5: Trong nguyên tử hiđro, hạt nhân có 1 proton, không có nơtron (A
= 1)
Trong đơteri, hạt nhân có 1 proton, 1 nơtron (A = 2) Trong triti, hạt nhân có 1 proton, 2 nơtron (A = 3)
Vậy hiđro, đơteri, triti là các đồng vị của nguyên tố hiđro; trong đó hai đồng vị hiđro và đơteri bền hơn đồng vị triti.
Có những nguyên tố chỉ có một đồng vị bền như Be, F, P; có hai đồng vị bền như hiđro; có bẩy đồng vị bền như thuỷ ngân; có mười đồng vị bền như thiếc;.... Hiện nay có khoảng 1080 đồng vị, bao gồm các đồng vị có sẵn trong tự nhiên hoặc được tổng hợp bằng con đường nhân tạo.
d) Quy ước cách viết ký hiệu nguyên tử của một nguyên tố
Một nguyên tố hoá học X có số đơn vị điện tích dương hạt nhân bằng Z, số khối A được kí hiệu:
hay X
XA ZA
Z
Trong một số trường hợp, nếu chỉ quan tâm đến khối lượng A (số khối A), thì được kí hiệu:
XA hay AX
Ví dụ 6: Cacbon có hai đồng vị là C12 (12C) và C13 (13C)
Phần trên cho thấy electron có khối lượng nghỉ rất nhỏ so với khối lượng nghỉ của proton hay nơtron: mp = 1836,12 me
Do đó, một cách gần đúng: Khối lượng của một hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng của chính nguyên tử đó.
Thực nghiệm cho biết, trong tự nhiên các nguyên tố hoá học tồn tại đồng thời một số đồng vị. Do đó, khối lượng nguyên tử của một nguyên tố thực tế là khối lượng của một hỗn hợp với tỉ lệ khác nhau của các đồng vị. Vì thế khối lượng đó bao giờ cũng là một số không nguyên.
đ) Bán kính và khối lượng riêng của hạt nhân
Các kết quả thực nghiệm cho biết thể tích của hạt nhân xấp xỉ tỷ lệ với số nucleon của nó, vì vậy bán kính hạt nhân cũng xấp xỉ tỉ lệ với căn bậc ba của số khối.
R ≈ k.A1/3 (5.1) Trong đó: R là bán kính hạt nhân
Hệ số tỷ lệ k = (1,2 → 1,5).10-13 cm.
Ví dụ 7: Xét hạt nhân U238
Có R ≈ 1,5.10-13.2381/3≈ 10-12 cm
Bán kính của hạt nhân nguyên tử → 10-13 cm ÷ 10-12 cm Bán kính của nguyên tử → 10-8 cm (1A0), nghĩa là:
Rnguyên tử/Rhạt nhân = 1 → 10 vạn lần
Vì tỉ lệ thể tích của hạt nhân xấp xỉ tỉ lệ với số nucleon, và các nucleon có khối lượng xấp xỉ bằng nhau, nên hạt nhân có khối lượng riêng gần như không đổi.
Tính khối lượng riêng của hạt nhân như sau:
Một nguyên tử có số khối A, khối lượng của nó là:
.10 23
,022 6 m = A
Thể tích của nó là: V R 3 ( 1, 5. 10 13) 3 A 3
4 3
1 −
=
= π π
14 3
39 23
10 . ,16 1 .10
,38 3 3 . .4 .10 ,022 6
cm g A
A V
d = m = ≈
π −
Như vậy, 1cm3 hạt nhân nặng khoảng 116 triệu tấn.
5.2.2. Cấu trúc proton - nơtron của hạt nhân a) Thuyết proton- nơtron
Thực nghiệm đã xác nhận giả thuyết của các nhà khoa học Haixenbec (người Đức) và Ivanenko (người Nga) đưa ra:
“Hạt nhân gồm proton và nơtron”.
Nếu số proton trong một hạt nhân là Z và số khối là A thì số nơtron N là N = A – Z (5.2)
Ví dụ 8: Một hạt nhân của nguyên tử triti 1H3 có 1proton và 2 nơtron.
Một hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton, 8 nơtron.
Các hạt tạo nên hạt nhân được gọi chung là các hạt nucleon.
b) Một số quy luật về mối quan hệ giữa số nucleon
Đặc biệt bền là các hạt nhân có: Z = N = 2 ; 8 ; 20. Đó là các hạt nhân
"hai lần kì diệu"
Có độ bền cao là các hạt nhân: Z = 28, 50, 82 hay N = 50 ; 82 ; 126 các hạt nhân “một lần kỳ diệu”
Ví dụ 9: 2He4 (2p, 2n); 8O16 (8p, 8n); 20Ca40 (20p, 20n); 28Ni60 (28p, 32n);
...
Tổng số các hạt nhân có Z chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân có Z lẻ.
Tổng số các hạt nhân có A chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân có A lẻ.
Hầu hết các hạt nhân có A chẵn đều có Z chẵn (trừ 1D2, 3Li6, 5B10,7N16).
c) Độ hụt khối lượng, năng lượng liên kết hạt nhân
Kí hiệu khối lượng của một proton là m p, một nơtron là mn
p Nm
Nếu hạt nhân có Z hạt proton và N hạt nơtron, thì khối lượng của hạt nhân sẽ là:
Zm + n Đây là khối lượng các nucleon trong hạt nhân.
Còn thực nghiệm đo được khối lượng hạt nhân là: Z mhnA
p Nm
So sánh hai khối lượng hạt nhân trên, trong bất cứ trường hợp nào cũng cho kết quả:
Zm + n>Z mhnA Tức là:
Khối lượng cuả một hạt nhân đo được luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt nucleon của chính hạt nhân đó.
Hiệu số của hai khối lượng trên được gọi là độ hụt khối Δm (độ hụt khối lượng)
Δm =Zm p +Nmn− Z m hnA
Vấn đề cần được nêu ra là: Nguyên nhân nào mà có sự hụt khối của hạt nhân? Dựa vào các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học cho biết là do 1 phần khối lượng của các hạt nucleon ban đầu đã biến thành năng lượng và truyền cho môi trường ngoài.
Như vậy: Khi hình thành một hạt nhân mới từ các hạt nucleon là một quá trình giải phóng năng lượng
Theo Anhxtanh: E =mc 2 (5.3) Do đó ΔE =Δmc2 (5.4)
ΔE là năng lượng được giải phóng trong khi hình thành một hạt nhân, kèm theo độ hụt khối lượng là Δm. Nếu tiến hành quá trình ngược lại, tức là phá vỡ hạt nhân đó (xét trong cùng một điều kiện giống như khi hình thành một hạt nhân) ta phải tiêu tốn một năng lượng chính bằng ΔE.
Vậy:ΔE đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân. ΔE được gọi là năng lượng liên kết hạt nhân.
Một hạt nhân cóΔEcàng lớn tức là có Δm càng lớn thì hạt nhân đó sẽ càng bền vững
Ví dụ 10: Thực nghiệm đã xác định được 25 m54 hn =53,956 (u) ; ( )
125 ,
238 238
92 mhn = u . Tính năng lượng liên kết hạt nhân của 26Fe54 và 92U238 Trả lời
Với 26Fe56 có 26 proton, 28 nơtron
Do đó: Δm =( 26 .1 ,00728 +28. 1, 00866) −53, 956 0 = ,47576 (u)
23 ( 8 1)2 11
2 3,0 .10 . 7,11 .10
1000 1 .10 ,023 6 . 1 47576 ,
0 ⎟⎟× − ≈ −
⎠
⎜⎜ ⎞
⎝
⎟⎛
⎠
⎜ ⎞
⎝
= ⎛ Δ
=
Δ ms
g kg mc g
E J
Với 92U238 có 92 proton, 146 nơtron
Vậy Δm=( 92 .1 ,00728 +146. 1, 00866) −238, 15 1 = ,78412
23 ( 8 1)2 11
2 3,0 .10 . 2,666 .10
1000 1 .10 ,023 6 78412. 1 ,
1 ⎟⎟⎠× − = −
⎜⎜ ⎞
⎝
⎟⎛
⎠
⎜ ⎞
⎝
= ⎛ Δ
=
Δ ms
g kg mc g
E J
Các giá trị năng lượng vừa tính được ứng với một hạt nhân. Dễ dàng tính được năng lượng giải phóng ra khi hình thành một mol hạt nhân.
Với 1mol 26Fe54:
kJ J
E
E=Δ . 6, 023. 1023 =7 ,11 .10 −11.6 ,023 .10 23=42, 7633. 1012 =42 ,7633 .10 9 kWh
kJ
E=42 ,7633 .10 9 =1.19 .10 7 Với 1mol 92U238:
kJ J
E
E=Δ . 6, 023. 1023 =2 ,666 .10 −11.6 ,023 .10 23=16, 057. 1012 =16 ,057 .10 9 kWh
kJ
E=16 ,057 .10 9 =4,46 .10 6
(là năng lượng liên kết của 1mol hạt nhân)
Như vậy năng lượng liên kết để tạo ra một mol hạt nhân là rất lớn, lớn hơn hàng triệu lần so với một phản ứng hóa học thông thường.
Với một hạt nhân có A nucleon, gọi là năng lượng liên kết hạt nhân ứng với 1 nucleon,thì: δEđược gọi là năng lượng liên kết hạt nhân ứng với 1nucleon hay năng lượng liên kết hạt nhân riêng.
A E = ΔE
δ (5.5) Qua việc khảo sát mối quan hệ giữa δE và A rút ra kết luận sau:
Các nguyên tử có số khối A = 20 → 200, δE cao, tức là các hạt nhân của các nguyên tử này bền vững hơn so với các hạt nhân nhẹ hơn hay nặng hơn
Đến đây, có hai xu hướng được chú ý:
- Tổng hợp các hạt nhân nhẹ thành các hạt nhân trung bình - Phân rã các hạt nhân nặng thành các hạt nhân trung bình 5.2.3. Lực liên kết hạt nhân (còn đang được nghiên cứu)
Theo Nikedi Yukawa (1935-Nhật Bản) thì lực liên kết giữa các hạt nucleon trong hạt nhân sinh ra là do quá trình biến hóa qua lại giữa các proton và nơtron, có kèm theo sự liên tục hình thành và phá huỷ các hạt meson π+ hay π- (khối lượng của một hạt meson bằng 270 lần khối lượng của electron), các meson lại phân hủy ngay để biến thành các posison (e+) và negatron (e) và nơtrino (ν0: hạt này không mang điện, có khối lượng bằng 1/500 lần khối lượng của electron).
1 1 p =10 n +π + ; π+ = e+ +ν 0
0 1 n =1 1 p +π − ; π− = e− +ν 0 5.2.4. Phóng xạ hạt nhân
a) Phóng xạ tự nhiên: Là khả năng các chất chứa các nguyên tố xác định tự phát ra các bức xạ không nhìn thấy có thành phần phức tạp.
Hiện tượng này được nhà bác học Pháp Henri Beckơren phát hiện ra vào năm 1896, qua nghiên cứu hợp chất của Uran. Sau đó, được bà Mari Quyri tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống.
b)Thành phần của tia phóng xạ:
Bức xạ do các tia phóng xạ phát ra có thành phần phức tạp. Các kết quả nghiên cứu khẳng định bức xạ đó gồm:
Tia α: Thực chất là hạt nhân của nguyên tử heli: 2He4 (mang điện +) Tia β: Thực chất là dòng e (mang điện -).
Tia γ: Thực chất là dòng photon (không mang điện, khối lượng photon rất bé, năng lượng rất lớn).
Năng lượng của các photon được xác định từ phương trình:
ε =hν → h
ν =ε (5.6)
Các tia khác nhau về khả năng đâm xuyên và gây ion hóa: Tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là γ, yếu nhất là α; Tia có khả năng gây ion hoá mạnh nhất là α, yếu nhất là γ.
Một điểm cần chú ý: Sự phóng xạ là một quá trình nội hạt nhân. Tức là quá trình phóng xạ không phụ thuộc vào dạng chất, không phụ thuộc vào trạng thái của chất, nhiệt độ, áp suất, từ trường, .... chỉ có thể tác động vào quá trình phóng xạ tự nhiên bằng cách làm thay đổi trạng thái hạt nhân như bắn pha hạt nhân bằng hạt nơtron.
Khi quá trình phóng xạ phát ra tia α thì không có β và ngược lại. Tia γ bao giờ cũng đi kèm với 2 tia trên.
Tính chất của các tia: Có khả năng xuyên qua vật chất, là quá trình nội hạt nhân.
c) Định luật chuyển dời
Quy ước: - Nguyên tố đầu phát ra tia phóng xạ là nguyên tố mẹ.
- Sản phẩm được tạo thành của nguyên tố mẹ là một nguyên tố mới có thể có hay không có tính phóng. Nếu có tính phóng xạ thì gọi là nguyên tố con.
Định luật được mô tả bằng sơ đồ:
Nguyên tố mẹ → nguyên tố con + α( 2He4) (1 ) Hoặc: Nguyên tố mẹ → nguyên tố con + β(e) (2)
Nếu phóng xạ ra tia β thì nguyên tố mẹ giảm 2 đơn vị điện tích hạt nhân và 4 đơn vị của số khối nên nguyên tố con dịch chuyển 2 ô về bên trái của nguyên tố mẹ trong hệ thống tuần hoàn.
Nếu phóng xạ tia β thì nguyên tố mẹ không bị thay đổi số khối, nhưng số đơn vị điện tích hạt nhân tăng thêm 1 đơn vị nên nguyên tố con được tạo thành có số khối bằng số khối của nguyên tố mẹ và dịch chuyển một ô về bên phải của nguyên tố mẹ trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Ví dụ 11: 88Ra226 phóng xạ ra tia α: 88Ra226 → 86Rn222 + 2He4 19 K40 phóng xạ ra tia β : 19 K40 → 20 Ca 40 +−1e0 ( e) Từ đó ta có sơ đồ: ZXA → Z-2YA-4 + 2He4 (hạt α)
ZXA → Z+1YA + e- (hạt β)
Nội dung của định luật chuyển dời thực chất được bắt nguồn từ định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích (định luật bảo toàn khối lượng).
đ) Các họ phóng xạ
Trong thực tế có hiện tượng nguyên tố mẹ tạo ra nguyên tố con 1, đến lượt nguyên tố con 1 là nguyên tố phóng xạ và tạo ra nguyên tố con 2, nguyên tố con 2 lại tạo ra nguyên tố con 3 .... quá trình tiếp diễn cho tới lúc đạt được đồng vị bền thì kết thúc.
Toàn bộ quá trình này lập thành 1 dãy- dãy phóng xạ (họ phóng xạ).
Hiện nay có 4 dãy: 3 dãy có trong tự nhiên và 1 dãy nhân tạo.
Họ Uran: 92 U 238 (mẹ)⎯⎯→kết thúc82Pb 206
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A = 4n + 2; 51≤ n ≤ 59; n nguyên.
Trong họ này có 88Ra226, 86Rn222, 84Po208 Họ Thori: 90 Th 232 (mẹ)⎯⎯→ kết thúc82Pb 208
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A = 4n; 52 ≤ n ≤ 58; n nguyên.
Họ Actini: 92 U 235 (mẹ)⎯⎯→kết thúc 82Pb 207
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A = 4n + 3; 51 ≤ n ≤ 59; n nguyên.
Họ Neptun (nhõn tạo): 93 Np 237 (mẹ) ⎯⎯→kết thúc 83Bi209
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A= 4n + 1; 52 ≤ n ≤ 59; n nguyên.
e) Động học về sự phân rã phóng xạ
Phương trình phản ứng: nguyên tố mẹ → nguyên tố con + tia phóng xạ
Hay: A → sản phẩm (5.7) Là phản ứng 1 chiều bậc 1, trong đó A là chất đầu hay chất tham gia phản ứng
Như vậy quy luật động học của sự phân rã phóng xạ là quy luật của phản ứng một chiều bậc nhất.
Phương trình động học của phản ứng có dạng:
k ( a x ) dt
v =−dx = − (5.8) Trong đó:v là vận tốc của phản ứng đo tại thời điểm t
dx là đạo hàm bậc nhất của nồng độ chất phản ứng (chất A) theo
dt thời gian phản ứng
a là nồng độ chất A lúc bắt đầu phản ứng (t = 0) x nồng độ chất A bị mất đi sau thời gian phản ứng t (a-x) là nồng độ chất A đo tại thời điểm t
k là hằng số vận tốc của phản ứng
Bằng các phép biến đổi toán học phương trình (5.8), thì thu được phương trình:
x a
a k t
=1ln − (5.9a) Phương trình (5.9) viết dưới dạng hàm số mũ
(a−x )= a.e −kt (5.9b)
Áp dụng các phương trình (5.9a), (5.9b) cho quá trình phân rã phóng xạ, chúng ta sử dụng các ký hiệu sau:
N N
k =λ= 1tln 0 ( 5.10a) N=N0e −kt =N0e −λ t (5.10b)
Trong đó: k hay λ là hằng số vận tốc của quá trình phân rã phóng xạ N0 là số hạt nhân phóng xạ gốc ở thời điểm ban đầu (t = 0)
N là số hạt nhân đó có tại thời điểm t
Một đại lượng quan trọng đối với động hóa học nói chung cũng như quá trình phân rã phóng xạ nói riêng, đó là thời gian nửa phản ứng (chu kì bán huỷ).
* Thời gian nửa phản ứng
12
t Là thời gian để lượng chất ban đầu (a hay N0) của chất phản ứng giảm đi một nửa. Tức là x = a/2 hay N = N0/2) được gọi là thời gian nửa phản ứng (chu kì bán huỷ).
Thời gian nửa phản ứng được kí hiệu là:
12
t hay τ (đọc là tô)
Thay N = N0/2 vào (5.10a) và đổi logarit tự nhiên (ln) sang logarit thập phân (lg), ta có:
1 ln2
2
t1
k = →
t 0,6932 k
2
1 = (5.11)
Ví dụ 12: Đồng vị phóng xạ của 53I131 được dùng trong các nghiên cứu y học và chữa bệnh bướu cổ. Một mẫu thử ban đầu có 1,00mg 53I131. Sau 13,3 ngày lượng iốt đó còn lại là 0,32mg. Hãy tính thời gian nửa phản ứng (chu kỳ bán hủy) của iốt phóng xạ.
Trả lời:
Xác định k dựa vào (5.10a)
32 , 0
,00 ln1 ,3 13 ln 1
ln 1
1 0 = 0 =
= m
m t N N k t
Tìm t12 dựa vào (5.11)
⇒ 8,08
,44 1
,3 .13 ,6932 0 ,32 0
,00 ln1 ,3 13
1 ,6932 0 ,6932 0
2
1 = = = =
t k ngày
Quy luật động học của sự phóng xạ còn được ứng dụng nhiều trong khoa học và đời sống, như xác định niên đại của các mẫu khảo sát, của các cổ vật dựa vào phân rã phóng xạ.
Ví dụ 13: Một mẫu đá chứa 17,4 μg U238 và 1,45μg Pb206. Biết rằng chu kỳ bán huỷ của U238 là 4,51.109 năm. Hãy cho biết mẫu đá tồn tại được bao nhiêu năm?
Trả lời
Từ mối liên hệ cơ bản:
×
×
=
ch uran ch
uran
m m A
A
Ta có: ≈1 ,68 ( )
206 .238 ,45 1
= .
=
×
× g
A m A m
ch Auran ch
urran μ
Vậy khối lượng uran ban đầu là:
m(uran)đầu = 17,4 + 1,68 = 19,08 (μg) Từ (5.11), xác định được k:
9 9
2 1
10 . ,1537 10 0
. ,51 4
,6932 0 ,6932
0 = = −
= t n¨m
k (năm-1)
Mà: N
N k 2, 303t lg 0
= → 0 9 ≈6 ,58 .10 8
,4 17
,08 lg19 .10
,1537 0
,303 lg 2
303 , 2
= n¨m
= N
N
t k (năm)
Trong lĩnh vực khảo cổ học, muốn xác định niên đại của các cổ vật ta dựa vào đồng vị phóng xạ của cacbon 14.
Đồng vị phóng xạ cacbon 14 phân rã theo phương trình:
β +
→ N C 147
14 6
Chu kỳ bán huỷ của C14 bằng 5730 năm. Trong tự nhiên C14 được hình thành bằng phản ứng:
1 1 14 6 1 0 14
7 N + n → C + H
Vì C14 được hình thành ở thượng tầng của lớp khí quyển theo một vận tốc không đổi và lại bị phân huỷ theo một vận tốc không đổi khác, do đó trong khí quyển luôn có một lượng nhỏ 14CO2 không thay đổi. Thực vật sử dụng một lượng 14CO2 trong quang hợp. Vì thế cũng có một lượng nhỏ không thay đổi 14C trong cơ thể động vật, thực vật. Khi động vật, thực vật chết đi lượng14C này thoát dần ra ngoài nên lượng 14C có trong cơ thể chết sẽ giảm dần một cách đều đặn theo thời gian. Vậy từ lượng 14C còn lại trong xác động vật, thực vật ta có thể tính được khoảng thời gian kể từ lúc sinh vật này chết đi, tức là xác định được khoảng thời gian hình thành di vật khảo sát.
Người ta đã xác định được: Trong khí quyển, trong mỗi cơ thể động thực vật đang sống, cứ 1 giây trong 1 gam cacbon có 15,3 phân huỷ của 14C. Chu kì bán huỷ của 14C là 5730 năm. Số phân huỷ 14C tại thời điểm là tỉ lệ với số hạt nhân 14C có tại thời điểm đó (là N)
Vậy:
R t R
N t N
N N
t k 0 12 0 12 ln 0 6932 , ln 0
6932 , ln 0
1 = =
= (5.12)
Trong đó: R0 = 15,3 phân huỷ 14C trong một giây với 1,0 gam cacbon.
Biến đổi thích hợp (5.12) ta có phương trình xác định thời gian t của cổ vật hay hoá thạch ( chứa 14C) là;
t 15 R,3 ,6932 ln 0
= 5730 → t 15 R,3
lg . 0451 ,
=19 (n¨m) (5.13)
Ví dụ 14: Một mẩu than lấy được từ hang động của người Pôlinexian cổ đại tại Ha oai có vận tốc phân huỷ 14C là 13,6 (tính với 1,0 gam cacbon trong 1 giây). Hãy cho biết niên đại của mẫu than đó.
Trả lời
Từ (5.13), tính được:
6 974 . 13
,3 lg15 04581.
,
19 ≈
=
t (năm)
Như vậy người Pôlinexian cổ Ha oai sống vào khoảng những năm 1034 sau công nguyên trở về trước.
f) Phóng xạ nhân tạo
Phóng xạ nhân tạo là hiện tượng dùng một loại hạt làm đạn bắn vào hạt nhân làm bia tạo ra hạt nhân mới với tia phóng xạ được gọi là hiện tượng phóng xạ nhân tạo.