Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.5 Phân loại tài nguyên du lịch
1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.5.1.1 Các thành phần của tự nhiên
- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển và đảo
+ Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình.
+ Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ vĩ, sinh động và thơ mộng.
- Các dạng địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch
+ Kiểu địa hình Karst gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst, cánh đồng Karst, phễu Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước.
+ Kiểu địa hình ven bờ và đảo: kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn du khách đó là các bãi cát ven biển, hồ, sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo, thường được gọi là các bãi biển.
Nhu cầu du lịch biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng, theo UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), có hơn 70% số du khách được thích đi du lịch biển.
- Các di tích tự nhiên: Các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành trên bề mặt địa hình nhiều di tích tự nhiên có giá trị về thẩm mỹ.
b. Khí hậu
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người: Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt.
Các yếu tố của khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến hai cực, theo độ cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa lý, thuỷ văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con người.
Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ
TB năm (oC)
Nhiệt độ TB tháng (oC)
Biên độ nhiệt của to TB
năm
Lượng mưa năm (mm) 1 Thích nghi 18 – 24 24 – 27 < 6o 1250 – 1990 2 Khá thích
nghi 24 – 27 27 – 29 6 – 8o 1990 – 2550 3 Nóng 27 – 29 29 – 32 8 – 14o > 2550 4 Rất nóng 39 – 32 32 – 35 14 – 190 < 1250
5 Không
thích nghi > 32 > 35 > 19o < 650 Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 Tổng cục Du lịch, tr.40
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch và hấp dẫn du khách được coi là TNDL như: có nhiều ngày thời tiết tốt, số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không khí không quá cao, cũng không quá thấp, không có hoặc ít thiên tai và những diễn biến thời tiết đặc biệt.
c. Tài nguyên nước
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại tài nguyên nước sau đây đã được khai thác là TNDL:
- Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước ven biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự nhiên, HST nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hữu tình hấp dẫn du khách.
+ Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có môi trường trong sạch, độ mặn phù hợp từ 3 – 4%, độ trong suốt cao, thường được khai thác để phát triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván như các bãi biển ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
+ Các thác nước cũng tạo nơi có phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách có thể triển khai các hoạt động du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm.
- Các điểm nước khoáng, suối nước nóng
Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý để triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh.
Cho đến nay, trên thế giới chưa có quy định thống nhất giới hạn dưới của các nguyên tố độ khoáng hoá, thành phần,… để phân biệt nước khoáng với nước bình thường, nhưng ở nhiều nước, các nhà nghiên cứu, các cơ quan môi trường đã xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu để xếp nước khoáng thiên nhiên vào nước khoáng.
Bảng 1.2: Giới hạn để xếp các loại nước thiên nhiên vào nước khoáng
TT Các chỉ tiêu Giới hạn dưới
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Độ khoáng hoá Khí cacbonic H2S+, HS Brom Iốt Asen
H2SiO3 + HSiO3 Flo
Fe2 + Fe3
HBO2
Li Ra Rn Nhiệt độ
1,0 g/lít 500 g/lít 1 mg/ lít 5 mg/lít 1 mg/ lít 0,7 mg/lít
50 mg/lít 2 mg/ lít 20 mg/lít 50 mg/lít 1 mg/ lít 10 mg/ lít
5 mg/lít 35o
Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ và nnk, Địa lí du lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1997,tr.47
d. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường .
Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dược liệu cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng như (tắm thuốc của người Dao Đỏ ở Sapa – Lào Cai); cung cấp nguồn thực phẩm cho du khách. Vì vậy,
tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như:
du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi bộ, leo núi, lặn biển, tham quan, nghiên cứu, cùng với tài nguyên nước và địa hình góp phần phát triển du lịch sông nước, miệt vườn.
Tài nguyên sinh vật luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại tương hỗ giữa các loài và với các thành phần tự nhiên khác trên cùng một không gian địa lý.
Do vậy, việc khai thác tài nguyên sinh vật cho mục đích phát triển du lịch phải đi đôi với việc nghiên cứu, bảo tồn theo quan điểm phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Tài nguyên sinh vật thường được khai thác tập trung ở các vườn quốc gia (VQG), các khu rừng di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), các khu bảo tồn (KBT), một số HST đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật.
Hiện nay, hệ thống phân hạng KBT mới ở Việt Nam được thực hiện dựa vào các hệ thống, nguyên tắc và các tiêu chí phân hạng.
- Nguyên tắc khoa học - Nguyên tắc pháp lý - Nguyên tắc hợp tác - Nguyên tắc thực tiễn
- Nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng
Hệ thống phân hạng KBT mới ở Việt Nam bao gồm bốn hạng: VQG;
KBT thiên nhiên; KBT loài và nơi cư trú; KBT cảnh quan.
- Vườn quốc gia
“Là một khu vực đất hay biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều HST đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít, bảo tồn các loại động vật, thực vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. VQG là nền tảng cho các hoạt
động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.”
- Khu bảo tồn thiên nhiên
“Là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc trên biển, được thành lập để bảo tồn bền vững các HST chưa hoặc bị biến đổi rất ít và có các loài động – thực vật đặc hữu hoặc đang bị đe dọa. KBT thiên nhiên cũng có thể gồm các đặc trưng độc đáo về tự nhiên hoặc văn hóa.”
- Khu bảo tồn loài và nơi cư trú
“Là khu vực trên đất liền hay trên biển, được quản lý bằng các biện pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú và đảm bảo sự sống lâu dài của các loài động vật, kể cả các loài sinh vật biển đang có nguy cơ bị tiêu diệt”.
- Khu bảo tồn cảnh quan
“Là khu vực đất liền, đất ngập nước (ĐNN) ven biển hoặc trên biển, có tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên lâu đời nên đã tạo ra một khu vực có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hóa và lịch sử, đôi khi cũng có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Việc duy trì tính toàn vẹn của các mối tác động qua lại truyền thống này là điểm cốt lõi của công tác bảo vệ, duy trì và phát triển KBT thuộc hạng này.”
- Một số HST đặc biệt
Các HST đã được khai thác phục vụ mục đích du lịch như: HST rừng ngập mặn, HST ĐNN, HST san hô, HST núi cao,… Những HST này, do vị trí địa lý, địa hình nên các quá trình địa mạo như xói mòn rửa trôi, xâm thực, triều dâng diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy tính nhạy cảm của các thành phần tự nhiên rất cao, nếu việc bảo vệ, khai thác không tuân theo những quy định nghiêm ngặt thì khi một thành phần tự nhiên bị thay đổi theo hướng tiêu cực sẽ kéo theo sự phá hủy các thành phần tự nhiên khác mà khó có thể khắc phục được.
Từ năm 2000 đến nay, nước ta đã lập hồ sơ và được Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và môi trường của UNESCO công nhận 5 khu bảo tồn sinh quyển thế giới.
- Các điểm tham quan sinh vật
Là những khu vực trên đất liền hoặc trên các đảo được đầu tư quy hoạch xây dựng để bảo tồn, nuôi dưỡng các loài động – thực vật quý hiếm, các HST nhằm mục đích bảo tồn sự ĐDSH, nghiên cứu phổ biến khoa học, giáo dục cộng đồng, tìm hiểu cảm nhận môi trường sống. Việc quản lý, bảo tồn động vật hoang dã và phục vụ giải trí, phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa của cư dân bản địa ở các điểm tham quan sinh vật chủ yếu tại các công viên quốc gia, các trang trại, miệt vườn.