Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
2.3 Hoạt động du lịch tỉnh Bến Tre
2.3.2 Hiện trạng cơ sở phát triển du lịch
2.3.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Về số lượng: Do nhu cầu ăn nghỉ tại khách sạn ngày càng tăng nên số lượng phòng, giường trong các cơ sở lưu trú cũng không ngừng phát triển.
Năm 1995, toàn tỉnh mới chỉ có 4 cơ sở lưu trú với vỏn vẹn 88 phòng thì đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 11 cơ sở lưu trú với 200 phòng (vượt 68 phòng so với dự báo 1996). Tốc độ tăng trưởng trung bình về buồng phòng khách sạn đạt 17,84%/năm. Để đảm bảo phục vụ số lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng, các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, và đến cuối năm 2005 Bến Tre đã có được 29 cơ sở lưu trú với tổng số 404 phòng và 696 giường (mục tiêu đề ra trong quy hoạch 1996 cần 228 phòng, vượt 129,5% so với mục tiêu đề ra). Tốc độ tăng trưởng trung bình về số buồng phòng giai đoạn 2000 – 2005 đạt 15,1%/năm. Năm 2006 lên 30 cơ sở lưu trú với 414 phòng và 716 giường. Tại thời điểm năm 1996, du lịch Bến Tre chưa tính đến được các điều kiện về KT – XH cũng như việc thay đổi nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khách du lịch trong nước cũng như quốc tế khi
mà du lịch sinh thái, du lịch trang trại – miệt vườn và du lịch văn hóa,… đã trở thành một nhu cầu mới của thị trường, và dự kiến công suất sử dụng buồng phòng cũng như tốc độ tăng trưởng về buồng thấp hơn nhiều so với thực tế (giai đoạn 1995 – 2000 dự báo mức tăng trưởng về buồng chỉ là 8,5%
và giai đoạn 2000 – 2005 chỉ là 6,5%; công suất sử dụng buồng là 45%) Bảng 2.8: Hiện trạng phát triển hệ thống lưu trú thời kỳ 2000 – 2006
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ sở lưu trú Cơ sở 11 17 18 20 28 29 30
Số phòng Phòng 200 262 273 284 384 404 414 Số giường Giường 382 491 504 516 656 696 716 Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Bến Tre
Theo kết quả điều tra về cơ sở lưu trú du lịch năm 2005 do Viện nghiên cứu phát triển Du lịch thực hiện và công bố, công suất sử dụng phòng trung bình của tỉnh đạt 40,5%. Giá phòng khách sạn bình quân: 80.000 – 150.000 đồng/ngày. Trước kia, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc quyền quản lý Nhà nước. Đến nay, hệ thống này đã phát triển phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau:
quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, liên doanh đầu tư trong nước,... tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc, mang những sắc thái riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2005, sự phân chia của hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo thành phần kinh tế được thể hiện
Bảng 2.9: Hiện trạng hệ thống cơ sở lưu trú phân theo các thành phần kinh tế (tính đến 31/12/2006)
Đơn vị: Cơ sở, %
Loại hình cơ
sở lưu trú Thuộc sở hữu Số cơ sở Tỷ lệ trên tổng số 1. Khách sạn Doanh nghiệp độc lập 12 37,50%
Thuộc doanh nghiệp khác 4 12,50%
Tổng số khách sạn 16 50,00%
2. Nhà khách Doanh nghiệp độc lập 3 9,38%
Tổng số nhà khách 3 9,38%
3. Nhà nghỉ
Doanh nghiệp độc lập 9 28,13%
Hộ kinh doanh cá thể 2 6,25%
Thuộc doanh nghiệp khác 2 6,25%
Tổng số nhà nghỉ 13 40,63%
Tổng số cơ sở lưu trú 32 100,00%
Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre Hiện nay, khách sạn nhìn chung vẫn là cơ sở lưu trú đóng vai trò chủ đạo trong việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre tính đến cuối năm 2006 số lượng khách sạn chiếm tỷ lệ 50% tổng số cơ sở lưu trú, hệ thống các nhà khách của ban ngành trong tỉnh được đưa vào khai thác du lịch chiếm tỷ lệ 9,38%, còn lại là các nhà nghỉ. Bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ du lịch về số lượng.
Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú ở Bến Tre còn ở mức độ thấp. Đến nay mới chỉ có 17/32 cơ sở được thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu, chưa có cơ sở nào được Sở Thương mại – Du lịch cũng như Tổng cục Du lịch thẩm định xếp hạng sao. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm du lịch Bến Tre chưa có sức hấp dẫn khách, chưa chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường du lịch, hạn chế này cần nhanh chóng khắc phục trong những giai đoạn phát triển sắp tới để du lịch
Bến Tre có thể bắt kịp với các địa phương khác trong nước cũng như trên thị trường du lịch quốc tế.
b. Các cơ sở ăn uống
Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống cũng phát triển khá nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar,... không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ở những cơ sở này, du khách được thưởng thức đầy đủ các món ăn dân tộc, Âu, Á,... với chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa ăn uống du khách có thể vừa được thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm đà bản sắc dân tộc. Đồ uống ở đây cũng rất đa dạng và phong phú, có đầy đủ các loại rượu bia nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên giá cả ở đây thường cao hơn từ 2 đến 3 lần so với ở những nơi khác, nên đối tượng khách của các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói. Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại – Du lịch Bến Tre, hiện có 13 cơ sở ăn uống nằm trong hệ thống các cơ sở lưu trú với 3.900 ghế.
Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong khách sạn ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ này. Nếu như năm 1995, toàn tỉnh mới có 15 cơ sở ăn uống có khả năng phục vụ tối đa 1.000 khách, thì năm 2000 số cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch là 20 cơ sở với năng lực phục vụ 2.500 khách và đến cuối năm 2006 đã có 36 cơ sở dịch vụ ăn uống với số lượng 7.200 ghế.
Tốc độ phát triển về số lượng chỗ ngồi phục vụ dịch vụ ăn uống cho khách du lịch đạt 24,5%/năm. Chủng loại đồ ăn – thức uống ở các cơ sở dịch vụ này cũng phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho
nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương.
Một số nhà hàng lớn của tỉnh:
- Nhà hàng Việt - Trung có sức chứa 1.000 khách - Nhà hàng Hàm Luông có sức chứa 800 khách - Nhà hàng Cồn Phụng có sức chứa 600 khách - Nhà hàng Đồng Khởi có sức chứa 500 khách - Nhà hàng nổi Bến Tre có sức chứa 1.200 khách
- Nhà hàng khách sạn Hùng Vương có sức chứa 450 khách - 12 nhà hàng có sức chứa từ 200 – 300 khách
c. Các tiện nghi vui chơi giải trí và các tiện nghi khác
Thời gian gần đây, nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch Bến Tre đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, bên cạnh đó quan tâm đầu tư xây dựng mới một số khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du lịch. Đã tiến hành rà soát lại tất cả các dự án đầu tư đã được phê duyệt, trong đó đáng chú ý dự án phát triển du lịch các xã ven sông huyện Châu Thành trong đó đáng chú ý là đầu tư vào khu du lịch Cồn Phụng, khu vui chơi giải trí Mỹ Thạnh An và khu vui chơi giải trí tại thành phố, khu du lịch làng quê Hưng Phong, khu du lịch vườn chim Vàm Hồ,...
Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái – văn hóa tại địa phương đang là mô hình kinh doanh du lịch hiệu quả, thu hút nhiều nhà vườn có điều kiện tham gia. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 35 điểm du lịch sinh thái bao gồm:
huyện Châu Thành 25 điểm du lịch sinh thái, huyện Chợ Lách 5 điểm, TP.
Bến Tre 4 điểm và Giồng Trôm 1 điểm,... hàng năm thu hút trên 300.000 lượt khách. Đây là một kết quả đáng khích lệ. Những con số ấy sẽ tăng mạnh hơn thế nữa nếu Châu Thành đầu tư đúng mức cho cửa ngõ du lịch của Bến Tre.
d. Các điểm vui chơi giải trí bên trong khách sạn: 26 phòng massage, 350 phòng karaoke, và 1 vũ trường được cấp phép (hoạt động không thường xuyên) đáp ứng nhu cầu giải trí của khách du lịch và nhân dân địa phương; 8 phòng họp, hội nghị với 400 ghế; và các dịch vụ đàn ca tài tử tại các khách sạn lớn và các khu điểm du lịch chuyên đề...
e. Các phương tiện vận chuyển phục vụ đưa khách du lịch: Từ năm 2000 trở lại đây các phương tiện vận chuyển được phát triển mạnh. Đến 2005 toàn tỉnh có trên 100 xe khách từ 10 đến 30 chỗ, 490 xe đăng ký ngoài tỉnh họat động tại Bến tre. Các phương tiện dịch vụ vận chuyển đường ngắn được tổ chức hoạt động phục vụ khách du lịch ưa chuộng với 60 đò du lịch, 30 đầu xe ngựa, trên 100 xuồng chèo phục vụ du khách.
g. Y tế - giáo dục và đào tạo - Y tế
Toàn tỉnh hiện nay có 11 bệnh viện, với 3.120 giường bệnh; 8 phòng khám khu vực với 80 giường bệnh; 160 trạm y tế. Hiện có 100% xã có bác sĩ, tuy nhiên do trang thiết bị chưa được trang bị đúng chuẩn, việc khám chữa bệnh vẫn còn hạn chế.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 660 cơ sở y tế tư nhân, gồm 314 phòng mạch, 7 nhà bảo sanh, 186 cơ sở y học dân tộc; 397 hiệu thuốc và đại lý thuốc, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bảng 2.10: Số cơ sở y tế và giường bệnh
2000 2005 2007 2008 2009 Cơ sở
Cơ sở y tế 184 184 184 184 185
- Bệnh viện 10 9 10 10 11
+ Nhà nước 10 9 10 10 11
+ Ngoài Nhà nước - - - - -
- Phòng khám khu vực 9 8 8 8 8
+ Nhà nước 9 8 8 8 8
+ Ngoài Nhà nước - - - - -
- Nhà hộ sinh 7 6 6 6
- Trạm y tế xã, phường 165 160 160 160 160 Giường
Giường bệnh 1.885 2.325 2.640 2.720 3.120 - Bệnh viện 1.060 1.530 1.850 1.930 2.330 + Nhà nước 1.060 1.530 1.850 1.930 2.330
+ Ngoài Nhà nước - - - - -
- Phòng khám khu vực 90 80 80 80 80
+ Nhà nước 90 80 80 80 80
+ Ngoài Nhà nước - - - - -
- Nhà hộ sinh 35 30 30 30
- Trạm y tế xã, phường 735 680 680 680 680 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre
- Giáo dục và đào tạo
+ Giáo dục mầm non, mẫu giáo: tỉnh có 156 trường mầm non, mẫu giáo với 1.053 lớp.
+ Giáo dục phổ thông năm 2005 tỉnh có 369 trường, trong đó: Tiểu học có 194 trường, Trung học cơ sở có 135 trường, Trung học phổ thông có 40 trường.
Đào tạo công nhân: tỉnh có 2 trường dạy nghề đào tạo công nhân kỹ thuật, 1 trung tâm giới thiệu việc làm, 7 trung tâm dạy nghề huyện, 1 trung tâm dạy nghề Hội phụ nữ tỉnh, 1 trung tâm dạy người khuyết tật, 1 trung tâm dạy nghề Bình Hòa,1 trường nghiệp vụ thể dục – thể thao và 38 cơ sở dạy nghề tư nhân, với số học viên năm 2005 là 6.688.
+ Trung học chuyên nghiệp: tỉnh có 3 cơ sở trung học y tế, trung học văn hóa – nghệ thuật, trung học chuyên nghiệp với 5.803 học sinh.
+ Cao đẳng: có 1 trường cao đẳng với 860 học viên.
h. Các cơ sở thể thao – văn hóa - Văn hóa thông tin
+ Văn hóa: Hiện nay tỉnh có 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 1 nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh và 1 nhà trưng bày thành tựu KT – XH, 1 rạp chiếu phim, 7 trung tâm văn hóa huyện, 2 nhà thiếu nhi huyện, 28 nhà văn hóa xã, 132 điểm văn hóa xã phường và 8 điểm văn hóa dành cho thiếu nhi.
Toàn tỉnh hiện có 1 thư viện tỉnh, 1 thư viện khoa học – xã hội và 7 thư viện huyện với tổng số sách là 164.000 quyển. Tỉnh có 1 công ty phát hành sách và thiết bị trường học và các cửa hàng sách, các thị trấn, thị tứ đều có các cửa hàng tư nhân kinh doanh văn hóa phẩm.
+ Thông tin: tỉnh hiện có 1 đài phát thanh truyền hình tỉnh, 8 đài truyền thanh huyện thị, 160 trạm truyền thanh xã phường, 3 trạm truyền thanh của 3 đồn biên phòng.
Về báo chí: tỉnh có 1 tờ báo địa phương và một số cơ quan đại diện, thường trú của các báo đài trung ương và TP. Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, toàn tỉnh có khoảng 85% hộ có phương tiện nhìn và 98% hộ có phương tiện nghe. Do có 1 số xã chưa được trang bị phương tiện truyền thanh đến ấp… nên việc đưa thông tin đến tận cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các xã nghèo.
- Thể dục thể thao
Các hoạt động thể dục thể thao từng bước hình thành phong trào ở cơ sở khá mạnh. Năm 2005, cấp tỉnh có 1 sân vận động, 1 hồ bơi, 1 nhà thi đấu.
Tại 8 huyện thị có 8 sân bóng đá, nhưng hầu hết không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, 27 sân vận động quần vợt trong đó thành phố 19 sân, còn lại 8 sân ở các huyện. Cấp xã hiện có 54 sân trên tổng số trên 160 xã, phường, thị trấn, đa số các sân đều không đủ kích thước và qui cách.
i. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng
Ngoài chi nhánh Ngân hàng nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, chỉ có tất cả 18 ngân hàng – tổ chức tín dụng, bao gồm: 4 chi nhánh cấp 1 thuộc hệ thống ngân hàng quốc doanh, 10 chi nhánh cấp 2, 14 phòng giao dịch và 10 chi nhánh liên xã phân bố đều ở 8 huyện thị, 1 chi nhánh ngân hàng xã hội và 7 phòng giao dịch ở các huyện, 2 quỹ tín dụng nhân dân và 5 điểm rút tiền tự động, 1 phòng giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đặt tại TP. Bến Tre.
k. Hệ thống thương mại mua sắm
Hệ thống thương mại của tỉnh Bến Tre bao gồm các chợ, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ cá thể.
Hiện tại toàn tỉnh có 159 chợ, bình quân 0,99 chợ/xã, phường, thị trấn và khoảng 6 km có 1 chợ, trong đó có: 1 chợ loại 1, 17 chợ loại 2 và 141 chợ loại 3. Số hộ kinh doanh thường xuyên tại các chợ 12.405 hộ, chiếm 53,515 tổng số hộ đăng ký kinh doanh thương mại toàn tỉnh.
Tính đến đầu năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 26.481 đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh thương mại – dịch vụ, trong đó có 4 doanh nghiệp nhà nước, 2 hợp tác xã, 14 công ty cổ phần, 961 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, 25.500 hộ kinh doanh cá thể.
* Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch Bến Tre
- Bến Tre có vị trí quan trọng đối với phát triển KT – XH nói chung và du lịch nói riêng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Các điều kiện tự nhiên của Bến Tre nhìn chung thuận lợi cho phát triển du lịch. Vào một số thời điểm trong năm (những ngày mưa, nắng gắt,...) cần có những biện pháp hợp lý để khắc phục đối với các loại hình du lịch ngoài trời để giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết này (bố trí chương trình du lịch phù hợp).
- Với vị trí tương đối gần các trung tâm dân cư và hành chính, KT – XH của vùng Nam Bộ như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tài nguyên du lịch tự nhiên của Bến Tre mang nhiều đặc điểm của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long với các vườn cây trái, cây cảnh,... nên thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, điền dã,... Đặc biệt, Bến Tre có nhiều đặc điểm của vùng sinh thái nông nghiệp mang truyền thống lâu đời nên thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch “sinh thái canh nông”.
- Các tài nguyên du lịch nhân văn của Bến Tre khá phong phú, mang đậm tính lịch sử cách mạng truyền thống nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch về lịch sử nhân văn nói chung chưa có quy hoạch đầu tư khai thác và còn mang tính thực dụng.
Có nơi còn rất hoang sơ, còn nằm trong dự kiến khai thác, tôn tạo. Việc khai thác, tôn tạo các đặc điểm nổi trội đó của vùng đất này không chỉ là những nỗ lực nhằm thu hút du khách mà còn là trách nhiệm tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc một cách nghiêm túc, quảng bá cho du khách về nền văn hiến của một vùng đất giàu truyền thống như Bến Tre cũng như của Việt Nam.
- KT – XH Bến Tre có những bước phát triển mạnh trong những năm qua. Sự phát triển mạnh của KT – XH góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách cũng như đầu tư du lịch.
- Sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa theo nhu cầu đối với phát triển du lịch nói riêng và KT – XH nói chung mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua. Tỉnh đã và đang quyết tâm cao hơn nữa, có những chính sách quyết liệt, kêu gọi mạnh mẽ sự hỗ trợ từ ngân sách quốc gia cũng như vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với nhiệm vụ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Sở Thương mại – Du lịch có sự chuẩn bị rất cơ bản, kỹ lưỡng bằng việc tổ chức nhiều các khóa tập huấn ngắn hạn cho người dân phục vụ cho sự phát triển mạnh của du lịch trong tương lai.
- Sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND và các ngành các cấp là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với phát triển du lịch.
Tóm lại, các tài nguyên du lịch của Bến Tre khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch. Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản như trên, du lịch Bến Tre vẫn chưa có những bước phát triển xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu của phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng còn chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Đồng thời để phát huy tối đa thuận lợi về mặt vị trí, tính chất, đặc thù của tài nguyên du lịch, quá trình lập kế hoạch và quản lý phát triển du lịch phải luôn gắn liền với quan điểm và mục tiêu phát triển liên ngành, liên vùng, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị quốc gia và trật tự an toàn xã hội.