Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre (Trang 36 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.5 Phân loại tài nguyên du lịch

1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

1.5.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Theo UNESCO, DSVH là:

“- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa; các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở, hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

- Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể, các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất, hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên – nhân tạo và các khu vực, trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”.

- Các tiêu chuẩn để công nhận là DSVH thế giới gồm:

+ Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất – vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.

+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định.

+ Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.

+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định.

+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được.

+ Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng, đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu và cách tạo lập cũng như về vị trí.

Thực hiện Công ước Di sản thế giới từ năm 1978 đến ngày 29/6/2007, Hội đồng Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận 660 DSVH thế giới.

Trong đó Châu Âu, Bắc Mỹ là khu vực tập trung các quốc gia có nhiều DSVH thế giới (364 di sản); còn châu Á – Thái Bình Dương có 119 di sản.

Những quốc gia có nhiều DSVH thế giới như Trung Quốc (39 di sản), Tây Ban Nha (37 di sản), Italia (40 di sản), Pháp (30 di sản), Đức (31 di sản), Mêhicô (24 di sản), Ấn Độ (23 di sản), Nga (15 di sản). Đến nay Việt Nam đã có 3 DSVH thế giới được UNESCO công nhận.

b. Các Di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh đẹp cấp Quốc gia và địa phương

Theo Đạo luật 16 về Di sản lịch sử ban hành về 25/6/1985 của Tây Ban Nha, DTLSVH được gọi là di tích lịch sử: “Di tích lịch sử bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật, cũng kể cả DSTN và thư mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ, các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật lịch sử hay nhân chủng học”.

Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984, DTLSVH được quan niệm như sau: “DTLSVH là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội”.

Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “DTLSVH là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử – văn hoá và khoa học”.

- Các di tích lịch sử

Báo cáo tóm tắc Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 (tr. 151) của Tổng cục Du lịch Việt Nam ghi rõ: “Những di tích lịch sử là một bộ phận không thể tách rời của di sản quốc gia, chúng bao gồm tất cả những thắng cảnh, công trình kỷ niệm hoặc kỷ vật thuộc về một thời kỳ nào đó của lịch sử đất nước và đem lại lợi ít quốc gia về phương diện lịch sử, nghệ thuật và khảo cổ”.

- Các di tích kiến trúc nghệ thuật

Các di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị cao về kỹ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí, hoặc các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa, các công trình kiến trúc, ngoài ra trong các di tích này còn chứa đựng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền thuyết, các giá trị lịch sử, tâm linh, tôn giáo,…

- Các danh lam thắng cảnh

Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học”.

- Các công trình đương đại

Là những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, có giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa thể thao hấp dẫn du khách có thể là đối tượng tham quan nghiên cứu, vui chơi giải trí, chụp ảnh kỷ niệm,… đối với khách du lịch.

Các công trình đương đại bao gồm: hệ thống các bảo tàng, các sân vận động quốc gia, các trung tâm hội nghị, hội thảo, các tòa nhà, các công trình giao thông, thông tin liên lạc,… có giá trị về nhiều mặt hấp dẫn khách.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)