Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
2.1 Khái quát v ề tỉnh Bến Tre
2.1.2 Kinh tế – xã hội
Nằm ở phía đông của Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre có diện tích tự nhiên 2.357 km2, trong đó đất sử dụng để sản xuất chiếm trên 70% và lãnh hải rộng 20.000 km2. Dân số Bến Tre là 1.255.809 người, mật độ bình quân khoảng 532 người/km2 năm 2009. Tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu: Kinh, Khơ me, Hoa, Tày. Người dân Bến Tre theo các tôn giáo chủ yếu: Phật, Kitô giáo, Tin lành giáo. Chính sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo đã tạo nên đời sống, phong tục tập quán rất đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch đến đây không chỉ tham quan mà còn tìm hiểu, nghiên cứu.
Về tổ chức hành chính, tỉnh chia ra làm 8 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và TP. Bến Tre với khoảng 67,5 km2 với dân số 116.645 người năm 2009, là trung tâm KT – XH của tỉnh. Toàn tỉnh có 147 xã và 17 phường (thị trấn).
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số Bến Tre năm 2009 phân theo huyện
STT Tên huyện,
thành phố Diện tích (Km2)
Dân số trung bình
(Người) Mật độ dân số (Người/km2) 1
2 3 4 5 6 7 8 9
TP. Bến Tre Châu Thành Chợ Lách Mỏ Cày Nam Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Bình Đại Ba Tri Thạnh Phú
67,5 230,4 168,8 222,6 154,6 312,4 404,6 355,8 443,5
116.645 156.987 110.112 146.829 109.570 168.166 132.222 187.704 127.574
1.729 681 652 660 709 538 327 528
Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre 288
Bảng 2.2: Số đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre 31/12/2009 STT Tên huyện,
thành phố Tổng số Số
xã
phường Số Số thị
trấn Tổng số ấp, khu phố 1
2
TP. Bến Tre Châu Thành
16 23
6 22
10 -
- 1
70 124
3 4 5 6 7 8 9
Chợ Lách Mỏ Cày Nam Mỏ Cày Bắc Giồng Trôm Bình Đại Ba Tri Thạnh Phú
11 17 13 22 20 24 18
10 16 13 21 19 23 17
- - - - - - -
1 1 - 1 1 1 1
90 129 102 142 91 125 104
Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre Bến Tre với tiềm năng kinh tế đa dạng, phong phú, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 0,8%, góp phần bổ sung lực lượng lao động. Hiện nay nguồn lao động xã hội chiếm trên 50% số dân, lực lượng lao động trong tương lai có trình độ đại học – cao đẳng trên 5.000 người đang theo học các nơi, với tinh thần cần cù, chịu khó thuận lợi cho tỉnh phát triển nông nghiệp toàn diện, công nghiệp chế biến, đặc biệt là thương mại và du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,15% năm 2010, tỉnh đã đạt bước phát triển ở mức khá, GDP của tỉnh đã tăng từ 9.940,8 tỷ đồng năm 2005 lên 21.818,5 tỷ đồng vào năm 2010. Trong cơ cấu kinh tế sản xuất năm 2005, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới 58,4%, công nghiệp và xây dựng là 15,9% còn lại dịch vụ là 25,7%. Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh đã cải thiện đáng kể, tỷ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đã giảm xuống còn 46,7%, công nghiệp và xây dựng tăng lên 18,5%, dịch vụ cũng tăng đáng kể 34,8%.
58,4%
15,9%
25,7%
KHU VỰC I KHU VỰC II KHU VỰC III
46,7%
18,5%
34,8%
Năm 2005 Năm 2010
Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre năm 2005 và năm 2010 Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre
Nông nghiệp đã phát triển tương đối toàn diện, sản lượng lương thực đạt 344.261 tấn lương thực có hạt năm 2005 tăng lên 370.247 tấn năm 2010. Diện tích hoa màu, cây công nghiệp, vườn cây ăn trái từng bước phát triển theo cơ cấu thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhờ những chính sách kinh tế đúng đắn. Công nghiệp đã thích ứng dần với cơ chế mới, di dần vào ổn định và phát triển.
Các ngành nghề công nghiệp tỉnh có thế mạnh đang phát triển với tốc độ cao, giá trị sản xuất lớn: chế biến rau quả, chế biến thủy sản đông lạnh, sản xuất những đặc sản đặc trưng,… Về dịch vụ đã có sự tăng tốc về nhịp độ tăng trưởng. Mạng lưới bán lẻ phát triển rất nhanh chóng và rộng khắp, kể cả các vùng nông thôn sâu xa. Hàng hóa thị thường phong phú về chất lượng, mẫu mã và chủng loại. Thị trường thông suốt và mua bán dễ dàng.
Về xuất – nhập khẩu cũng có bước chuyển biến đáng kể. Năm 2000 xuất nhập khẩu chỉ đạt 44.628 nghìn USD, năm 2004 tăng lên 80.158 nghìn USD, chỉ trong vòng 4 năm đã tăng lên gần gấp đôi. Năm 2005 xuất khẩu đạt 95,085 triệu USD và đến năm 2009 tăng lên 188,296 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: thủy sản, gạo, dừa, chỉ sơ dừa, than thiêu kết, thủ công mỹ nghệ, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, máy móc,… Về nhập khẩu, năm 2005 là 22,642 triệu USD, đến năm 2009 là 54,410 triệu USD, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá, vải, nguyên liệu dược, tân dược, máy móc thiết bị, sắt, thép, phân bón, giấy các loại,… Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapo, Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ai Cập, Hà Lan, Ba Lan, Italia, Đức, Liên Bang Nga,… Thị trường nhập khẩu: Đài Loan, Nhật Bản,
Hunggari, Singgapo, Hồng Công, Hàn Quốc, Mỹ, Niu Di Lân, Thái Lan, Trung Quốc,…
Nông nghiệp đã phát triển toàn diện, công nghiệp đã bước đầu chuyển biến, tỉ trọng tăng lên, dịch vụ thì ngày càng khẳng định được vị thế và luôn xuất siêu, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng,… tất cả đều là cơ sở cho ngành du lịch Bến Tre vững bước tiến lên.