Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre (Trang 144 - 152)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE

3.2 Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre

3.3.1 Các giải pháp chung

Các giải pháp để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre bao gồm:

- Giải pháp đầu tư phát triển du lịch - Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

- Giải pháp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến

- Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch - Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch

- Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững a. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề

phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.

Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Để đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp hỗ trợ lãi xuất vay 3 năm đối với một số hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.

- Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

+ Vốn từ nguồn tích lũy của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh, liên kết với nước ngoài,... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

+ Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trọng điểm du lịch; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,... Đặc biệt chú trọng giải pháp gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch.

b. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, Bến Tre cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ (như du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, vui chơi giải trí,...). Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh,...).

c. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bến Tre.

- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch Bến Tre, về tiềm năng du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở khu vực Châu Thành, TP. Bến Tre, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

- Phối hợp hoặc liên kết với các địa phương trong khu vực để xây dựng hình ảnh cũng như thương hiệu chung cho các tuyến du lịch của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và cho riêng tỉnh Bến Tre.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Bến Tre có hiệu quả.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như triển lãm, hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống,... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

d. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các chiến lược về thị trường – sản phẩm du lịch Bến Tre, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành Du lịch và tạo khả năng hội nhập của du lịch Bến Tre với hoạt động phát triển du lịch ở trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành; đổi mới cơ chế thực hiện và nâng mức đầu tư kinh phí cho các đề tài khoa học, đồng thời tăng cường nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài đã thực hiện.

- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước;

khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt chú trọng vấn đề đặt chỗ, thanh toán qua mạng, chủ động xây dựng các trang web động phục vụ quảng bá và hoạt động kinh doanh du lịch.

- Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường,...

- Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch.

e. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

- Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như khu vực Châu Thành, TP. Bến Tre, Ba Tri, Chợ Lách. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và sau này trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo xây dựng nguồn nhân lực về quản lý nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch có năng lực để đáp ứng với yêu cầu mới, nhất là tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh) trong việc thực hiện Quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khống chế, ngăn ngừa dịch bệnh,...

g. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái, đối với cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà cần đối với du khách và cộng đồng dân cư địa phương, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thường xuyên thành ý thức hệ đối với mọi thành viên trong tổ chức bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.

Trước mắt, dự án thành lập trường nghiệp vụ du lịch tại Cần Thơ là một thuận lợi lớn cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho toàn vùng, trong đó có Bến Tre.

Việc xây dựng đội ngũ nhân viên ngành Du lịch cần sự nỗ lực từ các doanh nghiệp. Hiện nay Tổng cục Du lịch đang triển khai dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự tài trợ của Liên minh châu Âu. Đây là một dự án nhằm trang bị đội ngũ đào tạo viên cho các doanh nghiệp du lịch để các doanh nghiệp có thể tự tổ chức đào tạo, tập huấn nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của mình cũng như của cả ngành. Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ dự án này cần là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của du lịch Bến Tre.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về nhận thức du lịch cũng cần được lồng ghép trong chương trình ngoại khóa trong hệ thống giáo

dục phổ thông tại địa phương nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham gia trong tương lai của các thế hệ mai sau trong hoạt động du lịch.

Kết hợp với giải pháp đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp nâng cao nhận thức về du lịch nhằm cải thiện chất lượng môi trường du lịch, văn minh du lịch bằng việc tổ chức các khóa tập huấn, các chương trình tuyên truyền tại các khu vực phát triển du lịch, cũng như đối với các ngành, nghề có liên quan tới hoạt động du lịch.

h. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên – môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên – môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành Du lịch, nơi mà tài nguyên – môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Bến Tre hiện nay mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch.

Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:

- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, cần thiết phải xây dựng quy hoạch tổng thể với đầy đủ ý nghĩa của nó trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT – XH đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học

vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và KT – XH của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện và có hiệu quả nếu như việc quy hoạch được tiến hành nghiêm túc cũng như việc tổ chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.

- Về luật pháp và chính sách: Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ Môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của nhà nước. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã được quy định đều phải được xử lý hành chính và có các hình phạt tương ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên – môi trường nghiêm trọng.

Cần có quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng là biểu hiện tích cực của việc thực hiện giải pháp này. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển KT – XH.

- Về kỹ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố về môi trường, sự cố thiên tai (bão lụt, sạt lở đất, động đất, sóng thần v.v…), các sự cố về môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời thường sẽ để lại những hậu quả hết sức nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn song môi trường luôn bị đe dọa bởi các sự cố như ô nhiễm, cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động phát triển KT – XH và thiên tai đến môi trường.

- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững trong phát triển du lịch Bến Tre, cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp

vụ có trình độ và hiểu biết về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển KT – XH, về luật môi trường cũng như về các chính sách, quy định của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi Bến Tre cần phải tổ chức các khóa đào tạo về môi trường cho các cán bộ quản lý,...

- Về tuyên truyền, quảng bá: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo lớn đối với sự phát triển bền vững.

Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi hội thảo, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn – nơi môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tài nguyên du lịch.

- Về kinh tế: Đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch, đặc biệt tại các trung tâm đô thị, các cồn, cù lao trên sông,... các cảnh quan đẹp, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng v.v... Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực và là một điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre (Trang 144 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)