Một số giải pháp đề xuất để bảo vệ tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre (Trang 152 - 156)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE

3.2 Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre

3.3.2 Một số giải pháp đề xuất để bảo vệ tài nguyên và môi trường

Để có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch trong chiến lược chung của cả nước, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là kiện toàn tổ chức và cơ chế quản lý. Một số biện pháp cấp bách bao gồm:

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ chung bảo vệ môi trường.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ Di sản và Luật Du lịch (có hiệu lực từ 1/1/2006).

- Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch, cả môi trường tự nhiên và nhân văn.

- Tăng cường phối kết hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch nhằm khai thác bền vững các giá trị nhân văn của Bến Tre phục vụ phát triển du lịch thông qua hoạt động của Ban Chỉ đạo Du lịch của tỉnh Bến Tre.

- Xây dựng, phê duyệt và quản lý tốt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu du lịch thông qua sự phối hợp chặt chẽ giửa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng tại các điểm phát triển du lịch nhằm lồng ghép phát triển du lịch với quá trình đô thị hóa có kiểm soát.

b. Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế chính sách Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy các hoạt động của ngành ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Du lịch còn phải phù hợp với hệ

thống pháp luật Việt Nam và có sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống các quy định về bảo vệ môi trường. Các cơ chế chính sách cần ưu tiên bao gồm:

- Cơ chế chính sách về thuế: áp dụng các ưu đãi ở mức cao nhất trong khuôn khổ pháp luật hiện hành cho phép đối với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác của ngành với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường.

- Cơ chế và chính sách đầu tư: ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội.

- Chính sách về khoa học kỹ thuật: đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa.

- Chính sách khuyến khích bảo tồn, phát triển vốn văn hóa: có chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển vốn văn hóa địa phương kết hợp khuyến khích người dân bảo vệ kiến trúc truyền thống đồng bằng sông Cửu Long, hạn chế du nhập kiến trúc ngoại lai.

- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương và chuyển giao công nghệ cho địa phương nhằm nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời góp phần hạn chế tăng dân số cơ học.

c. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh hiện nay khi sự suy thoái môi trường đã rõ rệt, các công nghệ xử lý ô nhiễm lại lạc hậu và không đem lại các hiệu quả lâu dài. Đối với ngành Du lịch, các sản phẩm nghiên cứu khoa học và việc triển khai ứng dụng thực tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ là cơ sở để bảo vệ, tôn tạo các giá

trị tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp đồng bộ trong chiến lược bảo vệ môi trường chung của cả nước.

d. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch

Tăng cường tuyên truyền quảng cáo một cách "có trách nhiệm" trên các phương tiện khác nhau, với các loại hình khác nhau. Tuy nhiên cách quảng cáo tốt nhất vẫn là tự bản thân người khách quảng cáo cho cơ sở du lịch, vì vậy chất lượng môi trường và tài nguyên là một trong những biện pháp quảng cáo xúc tiến du lịch có hiệu quả nhất và bền vững nhất.

e. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới những nhận thức về vai trò của môi trường du lịch với sự phát triển bền vững của ngành, đảm bảo cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. Xây dựng các chương trình về nâng cao nhận thức của người dân về các giá trị tự nhiên và văn hóa của Bến Tre, đồng thời trang bị cho họ những hiểu biết cơ bản cần thiết cho mục tiêu bảo tồn.

g. Tăng cường hợp tác quốc tế

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, chú trọng hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa truyền thống, phát triển cộng đồng nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như UNWTO, PATA, WTTC,... hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như GTZ, GEF, IUCN, WWF, FFI, SNV, UNESCO,... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,

góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch của Bến Tre.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)