Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
2.3 Hoạt động du lịch tỉnh Bến Tre
2.3.3 Thu nhập ngành Du lịch và lao động ngành Du lịch
2.3.3.1 Thu nhập ngành Du lịch
Thu nhập từ hoạt động du lịch được phân thành hai loại chính:
- Thu nhập du lịch thuần túy : bao gồm tất cả các khoản do ngành Du lịch trực tiếp thu như thu nhập từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; từ các dịch vụ khác.
- Thu nhập xã hội từ du lịch: Trên thực tế, tất cả các khoản thu từ khách du lịch không phải chỉ do ngành Du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu chính viễn thông, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước có hệ thống thống kê hoàn chỉnh thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành Du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành Du lịch và khoản thu nhập này được gọi là thu nhập du lịch hay thu nhập xã hội từ du lịch.
Bảng 2.11 Hiện trạng thu nhập du lịch Bến Tre, giai đoạn 2000 – 2006 Đơn vị : Tỷ đồng Loại
Doanh thu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Doanh
thu toàn ngành Du lịch
32,0 39,2 45,5 56,7 67,9 83,2 104,34 2. Doanh
thu du lịch thuần túy
16,26 21,02 25,27 34,8 37,32 46,67 64,62 Trong đó
- Ăn uống 9,05 9,67 12,47 16,79 17,75 24,22 33,02 - Lưu trú 1,72 2,49 2,81 4,07 6,00 8,57 13,42
Loại
Doanh thu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 - Vận
chuyển 0,62 1,11 1,73 4,20 2,36 6,48 9,70 - Mua sắm 2,78 3,22 3,57 3,87 5,40 6,48 9,05 - Khác 2,09 4,53 4,69 5,87 5,81 0,92 1,93 3. Thu
nhập XH
Từ du lịch 57,65 70,69 81,92 102,10 122,23 131,56 187,40 Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Bến Tre
Tuy nhiên, công tác thống kê của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng còn chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành Du lịch trong nền kinh tế nói chung còn thấp.
Giai đoạn 1995 - 2000 là giai đoạn phát triển khởi đầu của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch các địa phương trong cả nước nói riêng. Là điểm du lịch mới trên bản đồ du lịch thế giới, cùng với chính sách mở cửa, Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng bắt đầu được du khách chú ý, lượng khách đến tham quan tăng nhanh khiến doanh thu du lịch Bến Tre tăng theo. Nếu như năm 1995 doanh thu toàn ngành mới chỉ đạt 10,9 tỷ đồng, ở các năm tiếp theo cùng với sự gia tăng về khách du lịch doanh thu du lịch cũng tăng theo, năm 2000 doanh thu đã đạt con số 32,0 tỷ (tăng 2,93 lần), tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 23,95%/năm.Trong đó, doanh thu thuần du lịch cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu toàn ngành (chiếm trung bình 73,88%
trong giai đoạn 1995 - 2000, với mức tăng trưởng đạt trên 13%/năm). Với xuất phát điểm thấp, những kết quả kinh doanh trên của du lịch Bến Tre là một dấu hiệu lạc quan, mở ra một triển vọng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.
Bước sang năm 2000, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với những năm trước, đây là thời kỳ đã dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực; khắc phục tốt hậu quả của thiên tai, cơ sở hạ tầng KT – XH và năng lực sản xuất đã bắt đầu được củng cố và cải thiện. Bên cạnh đó, nền kinh tế của một số nước trong khu vực và thế giới cũng bắt đầu phục hồi nhanh chóng sau cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ, điều này là một yếu tố thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng khi phát triển các sản phẩm du lịch mới, tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ.
Năm 2001, doanh thu của toàn ngành du lịch đạt 39,2 tỷ đồng (tăng 22,5% so với năm 2000). Sang đến năm 2002, do được sự quan tâm đầu tư của Tỉnh và Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch Bến Tre đã nhận được một số nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch như Cồn Phụng, việc các đơn vị kinh doanh du lịch tăng cường đầu tư cho mạng lưới kinh doanh du lịch của mình trên địa bàn tỉnh và đặt đại diện tại một số địa phương đã tạo điều kiện để doanh thu du lịch Bến Tre vượt qua ngưỡng 45 tỷ đồng. Các năm 2003, 2004 mặc dù du lịch Việt Nam và du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh viêm đường hô hấp SARS, dịch cúm gia cầm, thiên tai, các cuộc khủng bố,… đã gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Bến Tre, lượng khách đến có giảm sút nhưng doanh thu vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân là do UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình phát triển du lịch Tỉnh Bến Tre 2003 - 2005 trong đó đề ra những biện pháp thích hợp như ưu tiên đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế gắn với phát triển du lịch, đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có cùng với việc hình thành các khu vui chơi giải trí gắn với di tích lịch sử - văn hóa,...
Những việc làm trên đã giúp du lịch Bến Tre nhanh chóng bình ổn và phát triển, và đến năm 2005 doanh thu toàn ngành Du lịch đã đạt 83,2 tỷ đồng (tăng
22,53% so với năm 2004). Tốc độ tăng trưởng bình quân 2000 - 2005 đạt 21,76% .
Doanh thu thuần du lịch của du lịch Bến Tre trong giai đoạn 2001 - 2005 cũng tăng trưởng khá với mức tăng trưởng đạt 25,86%/năm. Với sự tăng trưởng ổn định về doanh thu trong những năm qua của du lịch Bến Tre đã góp phần tạo nên một nguồn thu ổn định cho xã hội. Mức thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch của Bến Tre năm 2005 đã đạt 131,56 tỷ đồng, tăng gấp 2,28 lần so với năm 2000 và 6,68 lần so với năm 1995.
Đánh giá về sự gia tăng về thu nhập du lịch Bến Tre trong suốt gần một thập kỷ qua cho thấy sự gia tăng không ngừng cả về giá trị tuyệt đối, và nhịp độ tăng trưởng. Xu hướng tăng trưởng là hướng đi lên liên tục. Qua đó có thể nhận định sự phát triển của du lịch Bến Tre là tương đối ổn định. Với xu thế như hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách cũng như mức chi tiêu, đặc biệt của khách du lịch quốc tế, chắc chắn trong những năm tới doanh thu sẽ tiếp tục gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế.
Cơ cấu thu nhập: Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre năm 2005, từ dịch vụ ăn uống chiếm 51,9%, từ dịch vụ lưu trú chiếm 18,36%, doanh thu từ dịch vụ vận chuyển và lữ hành chiếm tỷ lệ 13,88%, doanh thu từ dịch vụ mua sắm hàng hóa chiếm tỷ lệ 13,88%,... Điều này cũng phù hợp với thực trạng hoạt động của ngành. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có được những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, chưa có được sản phẩm du lịch đặc trưng mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao. Các sản phẩm du lịch hiện có còn nghèo nàn về chủng loại, kém hấp dẫn, giá cả chưa tương xứng với chất lượng, hệ thống dịch vụ bổ xung còn thiếu và yếu, và đặc
biệt còn thiếu những khu du lịch lớn do vậy không thể kéo dài ngày lưu trú cũng như chưa thu được các khoản chi phí khác từ khách du lịch.