Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 29 - 33)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.4. Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí

Theo Đinh Trọng Lạc ( 1994), phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, bạn đọc,… tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

Chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong phong cách báo chí gồm các chức năng giao tiếp lý trí và chức năng tác động. Chức năng giao tiếp lý trí được hiểu cụ thể là thông báo, chức năng tác động là gây ra những biến đổi có ảnh hưởng tới nguyện vọng, nhu cầu của người nghe, người đọc.

Theo quan điểm của Hữu Đạt, phong cách ngôn ngữ báo chí có nhiều chức năng gắn liền với đặc điểm ngôn ngữ báo như: chức năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, v.v… Sau đây, chúng ta lần lượt xem xét các chức năng đó:

a. Chức năng thông báo: Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người càng lớn, báo chí trở thành một công cụ đắc lực khắc phục tình trạng đói thông tin của con người.

Như vậy, nói tới đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí trước hết phải đề cập đến chức năng thông báo. Đó là chức năng đầu tiên của ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc phản

ánh thông tin nhằm đưa đến những thông tin lành mạnh, có ích giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết và phát triển theo khuynh hướng toàn diện. Khi thực hiện chức năng thông báo, ngôn ngữ tham gia giao tiếp phải mang tính lý trí, gạt ra ngoài những cảm xúc cá nhân.

b. Chức năng hướng dẫn dư luận: Chức năng hướng dẫn và tác động luôn luôn đi kèm với chức năng thông báo. Ngôn ngữ báo chí luôn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ to lớn là hướng dẫn dư luận và tác động đến dư luận làm cho người đọc hiểu được bản chất của sự thật, để phân biệt rõ đâu là chân lý, đâu là ngụy biện. Từ đó, giúp bạn đọc định hướng rõ ràng, ủng hộ hay phản đối vấn đề mà báo chí đặt ra.

c. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng: Sự thu hút của ngôn ngữ báo chí tạo ra khả năng tập hợp và tổ chức quần chúng rất lớn. Có thể nói, trong những điều kiện lịch sử nhất định, báo chí đã góp phần tạo ra những sức mạnh tinh thần to lớn đến mức chuyển hóa thành sức mạnh vật chất. Khi thực hiện chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, ngôn ngữ báo thiên về cách dùng các câu mệnh lệnh, kêu gọi.

d. Tính chiến đấu mạnh mẽ: Đúng như Lê nin khẳng định, mỗi tờ báo thường là đại diện cho tiếng nói của các nhóm người hay các tập đoàn người.

Trên thực tế, không phải lúc nào quyền lợi của các tập đoàn người trong xã hội cũng thống nhất với nhau. Khi đó báo chí hoạt động với tư cách là công cụ đắc lực, trực tiếp nhất phục vụ cho cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị của giai cấp mình.

Tính chiến đấu của báo chí được hình thành từ những cách lập luận đanh thép, từ các phương pháp sử dụng từ ngữ nhằm châm biếm, công kích, tiến tới phủ định đối phương.

Nhiều người cho rằng, chỉ trong xã hội có giai cấp ngôn ngữ báo chí mới có tính chiến đấu. Không phải như vậy, tính chiến đấu của ngôn ngữ báo

chí vẫn luôn là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đây chính là cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân giữa các luồng tư tưởng đối lập nhau:

đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và lạc hậu, giữa tích cực và tiêu cực. Tính chiến đấu của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

e. Tính thẩm mỹ và giáo dục: Báo chí muốn trở thành món ăn tinh thần thực sự của đông đảo bạn đọc thì ngôn ngữ của nó phải được chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngôn từ, đảm bảo nguyên tắc về thẩm mỹ. Người viết phải biết lựa chọn từ ngữ và tìm tòi những kiểu kết hợp từ làm sao cho sáng tạo, vừa đạt được mục đích của mình vừa giữ được tính thẩm mỹ.

Thực hiện được tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ báo chí đồng nghĩa với việc đã thực hiện được tính giáo dục của báo chí. Tuy nhiên, tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí thường không hiện lên bề mặt của văn bản mà ẩn chìm sau những lớp ngôn ngữ, thực chất là ý nghĩa loại suy từ nghĩa thông báo và nghĩa tác động.

f. Tính hấp dẫn và thuyết phục: Đây là một trong các yếu tố quyết định sự sinh tồn của báo chí. Về nội dung, ngôn ngữ báo chí phải luôn luôn mới, đa dạng và phong phú. Trong đó, yêu cầu đưa tin nhanh, xác thực, cập nhật và phản ánh được nhiều hướng dư luận khác nhau. Về mặt hình thức, ngôn ngữ được sử dụng phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc. Do đó, sự hấp dẫn về mặt hình thức của bài báo phải bao gồm một tổng thể hình thức: từ cách trình bày đến các hình ảnh phụ họa, các biện pháp sử dụng ngôn ngữ, trong đó có việc lựa chọn từ ngữ. Chẳng hạn là việc sử dụng từ độc đáo; kiến tạo những kết hợp từ độc đáo, bất ngờ; sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách sáng tạo và có hiệu quả; sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ dân tộc.

Theo Hoàng Trọng Phiến (1998), những hiện tượng bất thường trong sử dụng ngôn ngữ có thể được xem như biện pháp hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí, tuy nhiên, đó là những hiện tượng mang tính sáng tạo và có mục đích, đồng thời phải tính đến những thói quen và cách tri giác của người bản ngữ.

g. Tính ngắn gọn và biểu cảm: Nói tới ngôn ngữ báo chí là nói tới đặc điểm phong cách mang tính ngắn gọn; tuy nhiên, ít nhiều gắn với cảm xúc chủ quan. Ta thấy, ở loại văn bản tin được xem là ít có yếu tố biểu cảm nhất của phong cách báo chí thì mỗi bản tin đều bao gồm 2 nét nghĩa là: phần tin lý trí, là phần tin chính mang nội dung phản ánh hiện thực; phần tin bổ sung là phần tin biểu cảm thái độ, quan điểm của người viết. Tính ngắn gọn của báo là yêu cầu mang tính tất yếu xuất phát từ chức năng cơ bản của báo chí là thông tin nhanh. Đặc điểm này thể hiện ở việc sử dụng các cấu trúc cú pháp ít thành phần, ở việc ít mở rộng các thành phần định ngữ trong câu, rất ít khi gặp các loại câu trùng điệp, nhiều tầng lớp.

Đồng thời, ngôn ngữ trong phong cách báo chí phải có tính biểu cảm.

Đặc trưng này xuất hiện đáp ứng các chức năng của báo chí là chức năng tác động, tổ chức và tập hợp quần chúng. Bởi vì báo chí cuối cùng vẫn phải tác động vào lòng người, tạo nên niềm tin và hy vọng ở người đọc.

Tùy theo quan điểm của các tác giả mà chức năng này hay chức năng kia của phong cách ngôn ngữ báo chí được xem là đặc trưng nổi trội. Nhưng có thể nói rằng, xuất phát từ những đặc trưng nêu trên mà ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm khác biệt so với các phong cách chức năng ngôn ngữ khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)