Màu sắc địa phương và màu sắc địa phương Nam Bộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 38 - 43)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.7. Màu sắc địa phương và màu sắc địa phương Nam Bộ

Tiếng Việt có nhiều phương ngữ. Cũng như một con người có nhiều dáng vẻ khác nhau, tùy nơi, tùy lúc, tiếng Việt là một ngôn ngữ vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tính thống nhất nằm trong bản chất của ngôn ngữ, cái làm

nên đặc điểm của tiếng Việt với một lịch sử lâu dài, còn mặt biểu hiện khi thì nó là ngôn ngữ văn học trau chuốt và tế nhị, khi thì nó là tiếng địa phương đậm đà màu sắc quê hương của từng vùng. Các tiếng địa phương không hề cản trở quá trình giao tiếp. Phương ngữ học khi nghiên cứu một phương ngữ thì chỉ chú trọng đến những điểm khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân.

Nó nghiên cứu sự khác nhau để tìm cho ra qui luật đi đến sự thống nhất, đây là một yêu cầu có thực trong xã hội hiện tại.

Ngôn ngữ toàn dân là một hiện tượng lịch sử, văn hóa, đó là các hình thức trau chuốt có ý thức của cách nói năng mà ta phải học tập mới có được chứ không phải có tự nhiên, cho nên miêu tả tiếng nói tự nhiên thì dứt khoát là miêu tả một phương ngữ cụ thể.

Khi việc miêu tả chỉ thu hẹp vào ngữ pháp mà thôi thì sự khác nhau giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân thường không có gì quan trọng, trừ một vài từ chỉ trỏ, một vài hư từ có nghĩa là không liên quan đến cấu trúc. Và chính sự thống nhất của mọi phương ngữ về mặt ngữ pháp là đảm bảo cơ bản tính thống nhất của tiếng Việt. Sang đến mặt từ vựng cũng thế. Giữa các phương ngữ không hề có sự khác nhau về cốt lõi của hệ thống từ vựng tức là về cấu tạo từ, vị trí của các yếu tố, các kiểu láy âm, sự khác nhau chỉ thu gọn ở các từ, các biểu hiện bên ngoài của từ vựng học. Có thể nói, then chốt quy định sự phân chia các phương ngữ là ngữ âm chứ không phải là từ vựng.

Đặc điểm đối lập ngôn ngữ toàn dân với phương ngữ đó là ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ toàn dân như một tồn tại khách quan, cụ thể là như một vật mà không cần phải đặt trong một trạng thái đối lập với các đối tượng khác. Trái lại ta nghiên cứu một phương ngữ như một ngôn ngữ, tức không đặt nó đối lập với các phương ngữ khác, không xem nó là một biến thể của ngôn ngữ toàn dân, thì công trình đó dù là miêu tả hay lịch sử cũng không phải là công trình phương ngữ học. Như vậy sự khác nhau giữa định nghĩa

của một phương ngữ với định nghĩa của một ngôn ngữ không phải ở chỗ ngôn ngữ có nhiều người nói hơn phương ngữ mà là ở chỗ ngôn ngữ là một khái niệm độc lập không tồn tại trên sự đối lập, so sánh, còn phương ngữ là một khái niệm xây dựng trên sự đối lập. Chính đặc điểm này quy định phương thức làm việc của nhà phương ngữ học. Tuy nhiên, ngay cả những công trình phương ngữ học nổi tiếng cũng ít khi chú ý đến phương ngữ là một khái niệm xây dựng trên sự đối lập.

Bên cạnh ngôn ngữ được xét đến, có ngôn ngữ toàn dân. Do đó, trong việc nghiên cứu một phương ngữ của tiếng Việt, cách tiếp cận chỉ có thể là cách tiếp cận so sánh đối lập. Ngay dù ta có miêu tả đơn thuần, không nói gì đến lịch sử cả ta cũng phải làm thao tác so sách đối lập, vì phương ngữ học không nghiên cứu phương ngữ như một vật cho nó và tự nó mà như một biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân trong quá trình phát triển.

Phương ngữ là kết quả của một sự biến đổi trong đó bắt đầu có sự chuyển mã ở một khía cạnh nào đấy trong khi hệ thống các mã vẫn gần như nguyên vẹn. Sự ra đời của các phương ngữ trong lòng ngôn ngữ toàn dân là kết quả của những sự tác động:

- Tác động từ bên trong, từ cấu trúc ngôn ngữ: đó là ngôn ngữ thay đổi ở trong hoạt động giao tiếp với tính cách một tập hợp những tập quán nói năng. Đây là mặt ngôn ngữ học của vấn đề.

- Sự tác động của những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ. Trước tiên, sự phân bố tách biệt khác nhau về địa lý.

- Tác động của những yếu tố xã hội: khi nghiên cứu một phương ngữ trong thế so sánh đối lập với các phương ngữ khác cũng như ngôn ngữ toàn dân, cái khó không phải là tìm ra cho được sự khác nhau. Điều đó thuộc về mặt hiện tượng nên rất dễ thấy. Cái khó là tìm cho được bản chất của sự khác nhau này. Nói khác đi, ta phải giải thích được sự khác nhau này do đâu mà có,

nó sẽ gây những ảnh hưởng gì trong phương ngữ đã chọn, nó sẽ mất đi hay sẽ phát triển, nó là tích cực hay tiêu cực đối với lịch sử của ngôn ngữ. Chính điều này đòi hỏi một cách tiếp cận là tìm mối quan hệ giữa mặt biến đổi và mặt bất biến của ngôn ngữ.

Phương ngữ Nam Bộ là một trong 3 vùng ngôn ngữ lớn của tiếng Việt.

Trải dài từ đèo Hải Vân đến cực Nam của Tổ quốc, hầu như không có một biến thể nào khác ngoài phương ngữ Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ gìn giữ bản sắc văn hóa vùng miền, đồng thời góp phần đi đến xây dựng và phát triển một hệ thống ngôn ngữ toàn dân thống nhất.

1.7.2. Màu sắc địa phương Nam Bộ

Trước khi tìm hiểu màu sắc địa phương được biểu hiện trên nhật báo Cần Thơ, chúng tôi nhắc đến lý luận về màu sắc phong cách chức năng của ngôn ngữ báo chí.

Theo thói quen sử dụng của truyền thống, mỗi đơn vị ngôn ngữ thường gắn với một hoặc nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định.

Màu sắc phong cách là giá trị phong cách chức năng của đơn vị ngôn ngữ. Về mặt nguồn gốc nảy sinh thì đó là kết quả của ưu tiên sử dụng theo truyền thống. Về mặt nội dung bổ sung thì nó gợi sự liên tưởng đến phong cách chức năng ngôn ngữ mà đơn vị ngôn ngữ thường được sử dụng. Khái niệm đa phong cách hay đơn phong cách là kết quả được rút ra từ khả năng sử dụng tự do hay hạn chế trong phong cách chức năng ngôn ngữ của đơn vị ngôn ngữ. Đơn vị có màu sắc đa phong cách là đơn vị được dùng tự do, dùng chung cho mọi phong cách chức năng ngôn ngữ. Đơn vị ngôn ngữ có màu sắc đơn phong cách là đơn vị chỉ được dùng hạn chế, dùng riêng cho một phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định. Dựa vào kết quả phân loại phong cách chức năng ngôn ngữ, Cù Đình Tú chia các đơn vị đơn phong cách gồm: đơn vị có màu sắc phong cách khẩu ngữ; đơn vị có màu sắc phong cách gọt giũa;

đơn vị có màu sắc phong cách văn chương.

Tác giả Cù Đình Tú khảo sát đặc điểm tu từ của từ địa phương dựa trên cơ sở phân loại theo quan điểm ngữ pháp học, từ vựng học. Tiếng Viêt có nhiều phương ngữ nên việc sử dụng phương ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí không phải là không có. Từ địa phương được dùng chủ yếu trong phong cách ngôn ngữ tự nhiên ở các địa phương, mang màu sắc phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Qua thực tế sử dụng, có thể thấy được hiệu quả từ việc dùng từ địa phương, đó là dùng từ địa phương để bổ sung cho từ toàn dân trong trường hợp vốn từ toàn dân thiếu phương tiện miêu tả thật trúng đối tượng tác giả định biểu hiện; dùng từ địa phương để nhấn mạnh vào tính chất riêng biệt về khu vực, địa bàn của hiện tượng hoặc nhân vật được miêu tả;

dùng từ địa phương để tạo sự hòa hợp giữa tác giả và nhân vật địa phương.

Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp phục vụ đắc lực cho hoạt động giao tiếp của con người mà còn giúp ta hiểu được các giá trị văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ở đề tài luận văn này, chúng tôi xuất phát từ mục tiêu chung tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí đồng thời hướng đến mục tiêu riêng là tìm hiểu sắc thái địa phương Nam Bộ được biểu hiện trên các văn bản nhật báo Cần Thơ. Đó là hệ thống từ vựng chỉ địa danh, sản vật, các hoạt động văn hóa gắn với đặc trưng vùng miền, đồng thời đó cũng là những lời ăn tiếng nói của người dân địa phương thông qua những lời dẫn trực tiếp, mang hơi hướm của người dân miệt ruộng vườn,…

Trong nhận thức của chúng tôi, màu sắc ngôn ngữ địa phương là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố từ ngữ âm, từ vựng, đến một số mô thức biểu đạt có nét riêng gắn liền với một vùng đất nhất định. Và nét riêng này không được hình thành trên thế đối lập có không mà được biểu hiện bởi độ đậm nhạt. Nói khác, màu sắc phương ngữ được thể hiện cụ thể qua một số sắc thái nổi bật chứ không phải là chỉ có ở trong phương ngữ đó. Điều này là hoàn

toàn phù hợp với tình hình giao tiếp của tiếng Việt- một ngôn ngữ thống nhất ở mức độ cao và thống nhất trong thế đa dạng. Cũng cần nói thêm theo một cách hình dung phổ biến, phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ là rất gần nhau, đặc biệt là ở Nam Bộ hầu như không có sự khác biệt nhiều giữa các tỉnh. Do vậy, những đặc điểm về ngôn ngữ trên báo Cần Thơ có thể là đặc điểm chung cho cả vùng Nam Bộ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)