Một só biểu thức diễn đạt

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 112 - 115)

Chương 2 NGÔN NGỮ NHẬT BÁO CẦN THƠ

2.5. Màu sắc địa phương Nam Bộ

2.5.7. Một só biểu thức diễn đạt

Biểu thức diễn đạt được hiểu là một ngữ đoạn mà xét từng yếu tố không có yếu tố nào là mang dấu ấn địa phương nhưng trong tương tác với ngữ cảnh thì chúng ta cảm nhận được cách nói địa phương. Sau đây là một vài nhận xét về sự thể hiện cá tính của người Nam Bộ trên báo Cần Thơ.

VD85:

Mới tờ mờ sáng mà tiếng đục đá đã vang lên trên các bãi xẻ đá dọc theo con đường nhựa từ thị trấn Hòn Đất chạy vào núi Hòn Sóc. Những người phu đá da đen cháy vì phơi nắng gió lâu ngày cắm cúi căng dây làm chuẩn đưa búa đập lên những cây đục bằng thép. Theo từng nhát búa, cây đục cắm sâu vào những thớ đá xanh, chậm rãi tách phiến đá to đùng ra thành từng thanh dài theo kích thước đã định sẵn.

CT,22-4-2011 VD86:

Những người thợ đá ở Hòn Sóc, dụng cụ hành nghề chỉ là vài chiếc đục lớn nhỏ bằng thép và chiếc búa, nón vải, chân trần, lâu lâu mới thấy một người mang được đôi găng tay bảo hộ lao động. Mỗi nhát đục chạm vào phiến đá, vụn đá bắn ra xung quanh rào rào, nhưng chẳng thấy phu đá nào mang kính bảo vệ mắt. “Ở đây, chuyện đập búa vào tay, đá vụn văng vào mắt xảy ra như cơm bữa, riết rồi thợ nào cũng quen”, ông Châu Kha nói.

CT,22-4-2011

VD87:

Theo ông Nguyễn Quốc Đoàn, từ trước đến nay khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng, phu đá bị thương tật nặng hoặc mạng vong, nếu các chủ mỏ đá, bãi đá có thông báo thì UBND xã mới biết. “Nếu chủ mỏ ém nhẹm tai nạn để tự thỏa thuận bồi thường với nạn nhân thì UBND xã và các cơ quan hữu trách cũng mù tịt. Những tai nạn nhỏ như đá bắn vào mắt, đập búa giập tay, chân, đá lăn đè gây thương tích xảy ra hà rằm... nhưng UBND xã vô phương thống kê vì không ai báo cáo”, ông Đoàn nói.

CT,22-4-2011 Ý chí vượt khó vươn lên thoát nghèo, thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn là một trong những nét tính cách điển hình của người dân Nam Bộ. Rất nhiều hình ảnh con người miền Tây Nam Bộ được ngợi ca khi từ trong gian khó họ trăn trở tìm phương thức vực dậy cuộc sống gia đình và thậm chí cả một vùng quê. Nghề nuôi cá tra, nghề dệt thảm lục bình, nghề trồng lúa một tép, nghề trồng dưa hấu thỏi vàng,… tất cả những nghề đó đều được phát triển và đem lại lợi nhuận đáng kể cho người dân vốn dĩ có hai bàn tay trắng. Những thành công của những cá nhân điển hình phần nào chứng minh cho chúng ta thấy người miền Tây chất phác thật thà là vậy nhưng khi gặp hoàn cảnh nghiệt ngã cũng dùng hết sức mình vượt qua khốn khó, chinh phục thử thách.

Khi nhắc đến tính cách người Nam Bộ là người ta nghĩ ngay đến nét tính cách đầu đội trời chân đạp đất, cương trực thẳng thắn, chí nghĩa chí tình,…

Nét đẹp trong tính cách Nam Bộ đã được ngợi ca rất nhiều và từng đi vào sách sử hay trong những bài thơ, câu hát. Trên nhật báo Cần Thơ, ta cũng dễ dàng bắt gặp những nét tính cách đẹp đẽ ấy. Như có lần luận văn đã từng đề cập đến, những bài viết về gương điển hình có tần số xuất hiện cao. Những nhân vật được nêu gương là những con người chân chất hiền lành, thuộc nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau nhưng có điểm chung là đều xuất phát từ

cái tâm nhân ái mà hết lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là một lão nông hiến đất làm đường, xây cầu; đó cũng có thể là một chị y tá ở trạm y tế đi quyên góp tiền mua xe cứu thương; hay đó là một cụ bà đã mấy mươi năm hiến máu cứu người; v.v

Quả nhiên, trong Tiếng Việt, ngôn ngữ nào cũng dùng so sánh nhưng cách so sánh rất phổ biến: như cơm bữa, như nước rong, như nước đứng, như nước nhảy, rõ ràng là dễ tạo cách cảm nhận về một vùng sông nước.

VD88:

Những người phu xẻ đá ở Hòn Sóc nói, vì không có ruộng đất nên họ phải đeo theo nghề đá, tiền công hiện nay rẻ như bèo.

CT, 24-4-2012 VD89:

Mỗi nhát đục chạm vào phiến đá, vụn đá bắn ra xung quanh rào rào, nhưng chẳng thấy phu đá nào mang kính bảo vệ mắt. “Ở đây, chuyện đập búa vào tay, đá vụn văng vào mắt xảy ra như cơm bữa, riết rồi thợ nào cũng quen”, ông Châu Kha nói.

CT, 24-4-2012 Cũng cần lưu ý, cách diễn đạt khuếch tán nghĩa theo hướng mở rộng hoặc giảm thiểu là đặc điểm chung của tiếng Việt. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện của các biểu thức này trong tiếng Nam Bộ là rất cao. Thí dụ như đỏ lét, đỏ lòm, đỏ hổi, xanh mét, tái nhợt, đen thui,…Rõ ràng là các biểu thức này có sức miêu tả rất lớn, đặc biệt trong các phóng sự và ghi nhanh.

VD90:

Những người phu đá da đen cháy vì phơi nắng gió lâu ngày cắm cúi căng dây làm chuẩn đưa búa đập lên những cây đục bằng thép.

CT,22-4-2012

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)