Mô hình dẫn đề theo cấu trúc 5W + 1H

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 77 - 83)

Chương 2 NGÔN NGỮ NHẬT BÁO CẦN THƠ

2.2.3. Mô hình dẫn đề theo cấu trúc 5W + 1H

Trong quá trình tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản báo chí, các yếu tố trong cấu trúc 5W + 1H là những yếu tố cơ bản. Mỗi văn bản chứa càng nhiều các yếu tố trong cấu trúc trên càng đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, việc xuất hiện đầy đủ hay vắng mặt một hay nhiều yếu tố trong cấu trúc 5W + 1H cũng còn tùy thuộc vào các thể loại báo chí. Còn bên trong các bộ phận cấu thành văn bản báo chí thì tùy thuộc vào chức năng của từng bộ phận.

Khảo sát 1.500 dẫn đề ta được bảng thống kê tỉ lệ các mô hình như sau:

Kiểu mô hình Số liệu Tỉ lệ %

3 yếu tố 277 18,5

4 yếu tố 728 48,5

5 yếu tố 367 24,5

6 yếu tố 128 8,5

Cộng 1.500 100

Qua bảng thống kê ta thấy kiểu mô hình dẫn đề gồm 4 yếu tố có tần số xuất hiện cao nhất. Tiếp đến là mô hình dẫn đề gồm 5 yếu tố, 3 yếu tố và sau cùng là kiểu mô hình chứa đầy đủ các yếu tố. Như các phần diễn giải trên đã nhắc đến độ dài của dẫn đề, mặc dù có độ dài tương đối ngắn nhưng nội dung thông tin được nén chặt. Dẫn đề tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Chính vì vậy, việc xuất hiện nhiều yếu tố thông tin ở phần dẫn đề là điều dễ hiểu. Qua thống kê, kiểu mô hình chứa đầy đủ các yếu tố trong cấu trúc 5W + 1H tương đối thấp ( 8,5%). Theo quan sát nguồn ngữ liệu, hai yếu tố Where và When không xuất hiện thường trực ở dẫn đề. Thông qua ngữ cảnh độc giả có thể đoán định được không gian, thời gian của sự tình. Hoặc có thể hai yếu tố đó được nhắc đến ở phần thân bài báo.

Qua quan sát ngữ liệu, ta thấy có sự nhập nhằng giữa các yếu tố Who, What và Where. Có khi đề là Where mà cũng chính là What.

VD48:

Thành phố Cần Thơ đang nỗ lực đầu tư phát triển để trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL. Trong các tiêu chí phát triển của một đô thị hiện đại, thì hệ thống cây xanh ở khu đô thị, khu dân cư (KDC) cần đảm bảo độ che phủ cũng như cân bằng sinh thái, tạo vẻ mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển hệ thống cây xanh tại các KDC mới ở thành phố lại thiếu đồng bộ…

CT, 18-6-2011 Who ở dẫn đề có thể là “ cái tôi” của phóng viên.

VD49:

Để xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc rất cần sự yêu thương, hòa hợp và vun đắp tình cảm của cả người vợ lẫn người chồng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những cặp đôi hạnh phúc mà chúng tôi đã gặp, thì “bí quyết” lại phụ thuộc phần nhiều ở vai trò của người vợ - người dựng xây tổ ấm bằng chính tình yêu, sự tinh tế và khéo léo dung hòa các mối quan hệ trong gia đình...

CT, 17-6-20111 Đôi khi câu trả lời cho yếu tố Why không được nêu tường minh ra câu chữ; tuy nhiên dựa trên câu chữ ta có thể nhận ra ý nghĩa hàm ngôn của nó.

Dẫn đề chứa 3 yếu tố thường mang tính khái quát, nêu nhận định chung, đôi khi đó cũng là những lí lẽ đời thường, ứng với tất cả mọi người chứ không nhằm chỉ một đối tượng cụ thể nào.

VD50:

Câu nói đó không hẳn đúng trong mọi trường hợp nhưng phần nào được đúc kết từ thực trạng xảy ra ở nhiều gia đình. Chính cuộc sống quá nhàn rỗi, ít lao động, thiếu thông tin, không có mục tiêu phấn đấu đã khiến một số người “nhàn cư” mất phương hướng, từ đó dẫn đến những suy nghĩ,

hành động lệch lạc, sai trái, đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình và những người xung quanh. Tuy điều đơn giản trên luôn được nhiều người từng trải cảnh báo, nhắc nhở, nhưng thực tế có không ít gia đình xào xáo, thậm chí hạnh phúc đổ vỡ vì sự lầm đường lạc lối của một vài thành viên “nhàn cư”...

CT, 03-6-2011 Dẫn đề chứa 4 yếu tố thể hiện tính cân đối của một dẫn đề: nêu những yếu tố nòng cốt của cấu trúc thông tin chuẩn mực. Những yếu tố khuyết sẽ được trình bày ở phần thân bài báo.

VD51:

Qua nắm tình hình, vào tháng 9-2010, Công an quận Cái Răng nhận được thông tin về trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi đại học năm 2010 giả vào Trường Đại học Tây Đô của các thí sinh Cao Thị Nhi (sinh năm 1992, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành) và Huỳnh Hoài Nhân (sinh năm 1991, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Sau khi xác minh, thu thập chứng cứ, Công an quận Cái Răng báo cáo với lãnh đạo Công an thành phố, Thủ trưởng Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra, xác minh làm rõ đường dây làm giả giấy chứng nhận kết quả thi đại học.

CT, 18-6-2011 Dẫn đề chứa đầy đủ các yếu tố thường ở dạng bài có độ dài tương đối lớn như phóng sự, phản ánh,… Ví dụ ở một bài viết về sự kiện pháp luật, tranh chấp đất đai, tác giả muốn trình bày sơ lược vụ việc cho người đọc hiểu.

Phần thân bài báo là việc tường trình lần lượt các chi tiết liên quan đến sự kiện.

VD52:

Hằng năm, khoảng tháng 5 và tháng 6 (âm lịch), nhiều người dân tại các vùng lũ ở ĐBSCL mua cá giống để thả trên chân ruộng lúa nên sức mua nhiều loại cá giống tăng, nhất là các loại cá trắng. Năm nay, do đầu ra và giá nhiều loại cá thịt ở mức cao đã khuyến khích người dân phát triển nuôi cá, làm giá nhiều loại cá giống tăng và nhiều loại hiện đã có dấu hiệu khan hàng

... CT,12-3-2011

Chủ thể Who ở dẫn đề có thể là một người, cũng có thể là một tổ chức, cơ quan, đoàn thể,..

VD53:

Những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Cần Thơ luôn giữ vai trò là lực lượng xung kích trong công tác phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Khi các vụ thiên tai, sự cố xảy ra trên địa bàn, các cơ quan, đơn vị LLVT thành phố đều điều động lực lượng và phương tiện đến ứng cứu, khắc phục kịp thời, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố đánh giá cao.

CT, 21-7-2011 Trong một số bài báo, dẫn đề thiếu yếu tố When hoặc Where, dù vậy người đọc vẫn mặc nhiên hiểu Where hoặc When là gì. Nếu tác giả không nêu Where thì mặc nhiên là trong xã hội ngày nay, tương ứng với mọi người, trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ riêng địa danh hay nơi chốn nào. Còn đối với yếu tố When, thường thì thời gian không xác định chính xác mà dùng những từ chỉ chung chung như hiện nay, gần đây,… Thời gian chính xác là ngày, giờ, tháng, năm,…thường xuất hiện ở các bản tin.

Khi khảo sát dẫn đề theo cấu trúc 5W + 1H ta cũng bắt gặp một số hạt sạn về dấu câu, cách dùng từ ngữ,… Ở trường hợp viết hoa sau dấu 3 chấm với từ

qua đó”, “ từ đó”,… lẽ ra phải viết hoa vì đã hết câu nhưng lại không được viết hoa.

Có trường hợp dẫn đề sử dụng dấu ba chấm không phù hợp.

VD54:

Đã từ lâu, tiệm Thúy Nga (tại số 151/72B) đường Trần Hoàng Na, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã trở thành địa chỉ khá quen thuộc với nhiều chị em. Tiệm không lúc nào vắng khách. Ai tới đây cũng muốn được cô chủ tiệm là chị Nga (tên thật là Võ Thị Cẩm Hồng, sinh năm 1975) giúp làm đẹp...

CT, 11- 7- 2011 Có trường hợp dẫn đề dùng dư từ ngữ.

VD55:

Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Bên cạnh vai trò “nội tướng” trong gia đình, phụ nữ còn tham gia phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình, đóng góp trên nhiều lĩnh vực của xã hội... Tuy nhiên, bên cạnh góc nhìn người phụ nữ hoàn thiện phải “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, một số người quên rằng cũng như nam giới, phụ nữ cần có nhu cầu được rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, học tập để tiến bộ... Bên cạnh nhiều đấng mày râu biết quan tâm chia sẻ việc nhà với vợ thì cũng còn không ít phụ nữ hàng ngày phải gánh vác “hàng núi” công việc có tên, lẫn không tên trong

gia đình, không có được cuộc sống “hạnh phúc” theo đúng nghĩa...

CT,15-7-2011 Có những dẫn đề quá dài nhưng chỉ chứa rất ít yếu tố thông tin. Lẽ ra có thể rút gọn, cô đọng dẫn đề. Phần lý giải dành cho thân bài báo.

Như vậy, dấn đề đóng vai trò là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc văn bản báo chí. Với một ngòi bút chuyên nghiệp, việc đầu tư cho dẫn đề là một công đọan vô cùng quan trọng. Điều đòi hỏi đầu tiên của dẫn đề chính là

yếu tố cô đọng nhưng hàm súc của dẫn đề. Đặc biệt tránh hiện tượng lặp từ, lặp ngữ, lặp ý ở dẫn đề. Bên cạnh đó, sự đồng nhất giữa nội diên và ngoại hàm của đối tượng được nhắc đến ở dẫn đề cũng là một lưu ý cần thiết.

Ngắn gọn là yếu tố hàng đầu của dẫn đề. Dẫn đề đi thẳng vào vấn đề, vừa tạo tính thời sự hấp dẫn của thông tin, vừa lôi cuốn người đọc. Có điều dễ nhận ra là dẫn đề của các tác phẩm báo trên nhật báo Cần Thơ hạn chế sử dụng các phương tiện liên kết bằng từ nối, quan hệ từ. Bên cạnh những dẫn đề thật sự mang bản chất, chức năng của dẫn đề thì người viết còn bắt gặp ở ngữ liệu báo Cần Thơ những dẫn đề giả. Tuy nhiên, khi khảo sát toàn bộ văn bản thì ta dễ nhận ra được sự sáo rỗng trong những kiểu dẫn đề như thế. Có hay chăng những dẫn đề giả này thực hiện chức năng đưa đường, dẫn dắt bạn đọc vào nội dung văn bản báo.

Trong mỗi số báo ra hàng ngày, thư ký tòa soạn lựa chọn những bài đinh, đặc biệt là những bài viết có dẫn đề hay, hấp dẫn đưa ra trang nhất, trang bìa nhằm tạo ấn tượng về mặt hình thức đối với độc giả. Điều này thêm một lần chứng tỏ vai trò quan trọng của dẫn đề đối với cấu trúc văn bản báo trong các thể loại báo chí.

Mặc dù được quy định bởi phong cách ngôn ngữ báo chí nhất định nhưng ngôn ngữ được sử dụng ở dẫn đề nói riêng cũng vô cùng phong phú và hấp dẫn. Bằng sự sáng tạo của ngòi bút phóng viên, nhiều kiểu dẫn đề hấp dẫn được tạo ra. Đó là sự kết hợp của các thủ pháp nghệ thuật, là sự ví von của ngôn từ, cốt làm sao thực hiện được chức năng dẫn dắt, hấp dẫn độc giả. Qua khảo sát dẫn đề, người viết thấy rằng cái tôi của tác giả bài báo đôi khi xuất hiện ở dẫn đề. Cái tôi ở đây như một nhân chứng thuyết phục độ tin cậy của độc giả đối với tác phẩm báo. Trong những loại dẫn đề có xuất hiện cái tôi, ta thường thấy đi kèm là các yếu tố cảm xúc cá nhân của phóng viên về con người, sự vật, hiện tượng,… Đó có thể là sự yêu mến, xúc động, hay sự giận

dữ, lời trách cứ, lên án,… tất cả đều nhằm hướng đến làm tăng giá trị tác động cho vấn đề được nói đến.

Trong nhiều trường hợp khảo sát bản thân dẫn đề cũng như toàn bộ văn bản báo, người viết luận văn nhận ra dẫn đề cũng chính là phần kết của văn bản. Như vậy, trong trường hợp này tác giả bài viết đã sử dụng kết cấu liên hoàn trong cấu trúc văn bản báo.

Có một điều đáng lưu ý ở dẫn đề trên nhật báo Cần Thơ, ở các bài viết về gương nhân vật điển hình, thường bắt chước kiểu mào đầu giống hệt nhau.

Không thể phủ nhận trong nhiều trường hợp kiểu dẫn đề đi thẳng vào khắc họa nhân vật dễ tạo ấn tượng tích cực cho độc giả. Tuy nhiên sự lặp đi lặp lại của một kiểu cấu trúc dẫn đề làm người đọc nhàm chán là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)