Chương 2 NGÔN NGỮ NHẬT BÁO CẦN THƠ
2.1.1. Cấu tạo của tiêu đề
Luận văn khảo sát 1.500 tiêu đề văn bản tin tức địa phương TP Cần Thơ và ĐBSCL, cho thấy tỉ lệ là 99,5% tiêu đề có xuất hiện động từ. Đây là lớp từ chỉ hoạt động, diễn biến của chủ thể hoặc sự kiện được đề cập. Trong 1.500 tiêu đề chỉ có 8 trường hợp không xuất hiện động từ ở tiêu đề.
Đặc biệt, khi khảo sát 1.500 tiêu đề văn bản tin, luận văn phát hiện một cấu trúc khá độc đáo của tiêu đề thuộc thể loại tin ở nhật báo Cần Thơ, chiếm tỉ lệ 1.100/1.500 tiêu đề (73,33%). Đó là kiểu tiêu đề được cấu tạo bắt đầu bằng một động từ hay một cụm động từ phối hợp với các yếu tố còn lại của cấu trúc thông tin theo mô hình 5W + 1H. Các yếu tố còn lại đó có thể là con người, những thông tin lý giải nguyên nhân, kết quả, thời gian, địa điểm của chủ thể hoặc sự kiện được nói đến. Mô hình:
TĐ = Động từ + Chủ thể, sự kiện
VD1:
Triển lãm sách mừng Quốc khánh 2-9
CT, 14-8-2012 VD2:
Khánh thành đưa vào sử dụngcông trình nâng cấp mở rộng đường Lê Bình
CT, 8-6-2012 Lớp từ ngữ sử dụng ở kiểu tiêu đề này thường là lớp từ đa phong cách, mang sắc thái trung hòa. Bên cạnh đó, chúng ta thường bắt gặp trên nhật báo Cần Thơ lớp từ ngữ chính trị- xã hội, mang tính thời đại, như: tăng cường, tập trung, đẩy mạnh, toàn diện, nâng cao, giám sát, thực hiện, tổ chức, phát triển, bổ nhiệm, hưởng ứng, xây dựng, kế hoạch, .v.v…
VD3:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu
CT, 12- 2-2012
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, luận văn còn phát hiện bên cạnh tỉ lệ lớn cấu trúc tiêu đề bắt đầu bằng động từ, cụm động từ, thì tiêu đề trên văn bản tin tức của nhật báo Cần Thơ còn được bắt đầu bằng tính từ, cụm tính từ nhằm nhấn mạnh đặc trưng, tính chất của chủ thể, sự kiện được đề cập. Kết quả khảo sát cho thấy một tỉ lệ khiêm tốn là 33/1.500 ( 2,2%) nhưng điều thú vị là những kiểu tiêu đề cấu tạo bằng tính từ, cụm tính từ thường sử dụng lớp từ đơn phong cách với nhiều sắc thái đa dạng thể hiện sự trang trọng hoặc phủ định, phê phán, bình giá. Kiểu tiêu đề này nhằm nhấn mạnh đến giá trị thẩm mỹ thông qua yếu tố cảm xúc chủ quan của tác giả, gây ấn tượng mạnh đối với độc giả khi tiếp xúc với yếu tố đầu tiên của văn bản báo chí, đó là tiêu đề.
VD4:
Cố ýgây thương tích lãnh 4,5 năm tù
CT, 14-6-2011 VD5:
TP Cần Thơ: Long trọng tổ chức lễ giao nhận quân, tiễn 900 thanh niên nhập ngũ
CT, 8-4-2012 Xét các ví dụ tiếp theo sau đây:
VD6:
Khánh thành giai đoạn 1 khu nghỉ dưỡng sinh thái Tây Đô
CT, 12-7-2012 VD7:
Binhanfishco trả 90 tỉ đồng tiền nợ cá cho nông dân
CT, 5-6-2012 VD8:
Phát thưởng và trao học bổng cho 146 học sinh- sinh viên
CT, 16-7-2012
Trong 2 ví dụ đầu, khu nghỉ dưỡng sinh thái Tây Đô, Binhanfishco thuộc loại danh từ chung riêng, còn ở ví dụ sau học sinh- sinh viên thuộc loại danh từ chung. Qua khảo sát có thể thấy lớp danh từ xuất hiện trong cấu trúc tiêu đề văn bản tin trên nhật báo Cần Thơ thường trùng với yếu tố Who và What trong mô hình 5W + 1H của báo chí.
Tiêu đề văn bản tin tức trên nhật báo Cần Thơ thường được bắt đầu bằng động từ hay tính từ nên kiểu tiêu đề có cấu tạo là một cụm động từ, cụm danh từ hay cụm tính từ cũng phổ biến. Khảo sát 1.500 tiêu đề văn bản tin tức, kết quả có 735/1.500 (chiếm tỉ lệ 49%) có cấu tạo là cụm động từ, danh từ, tính từ.
VD9:
Trốn không thoát
CT, 26-8-2012 VD10:
Khởi tố tổng giám đốc công ty trốn thuế
CT, 18-6-2012 Tiêu đề trên là một kiểu tiêu đề có cấu tạo là cụm động từ.
Còn khi khảo sát ở các thể loại phỏng vấn, phóng sự, bài phản ánh, gương điển hình, với 1.500 tiêu đề văn bản được khảo sát, kết quả là 967/1.500 tiêu đề (64,5%) được cấu tạo là cụm động từ, cụm danh từ và cụm tính từ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát tiêu đề trên văn bản tin tức. Chúng ta nhận thấy rằng, ở thể loại tin tức, xu hướng hiện nay là thể hiện phần lớn các yếu tố 5W + 1H ở tiêu đề, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng của độc giả.
Bên cạnh kiểu cấu trúc tiêu đề là cụm động từ, danh từ, tính từ, tiêu đề văn bản tin tức trên nhật báo Cần Thơ cũng có kiểu cấu tạo là câu trần thuật.
Liên quan đến vấn đề này, chúng ta đi vào khảo sát các kiểu câu ở tiêu đề.
2.1.1.2. Câu Xét VD11:
Đối tượng đánh bạc ra đầu thú
CT, 5-7-2011 VD12:
Đất sử dụng ổn định, vì sao bị tranh chấp...
CT, 2-6-2011 Ví dụ thứ nhất ở tiểu mục này chính là câu đơn, ví dụ tiếp sau đó chính là câu ghép.
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện nên đòi hỏi tính cô đọng, ngắn gọn, hàm súc. Do vậy, ngôn ngữ sử dụng ở tiêu đề cũng không nằm ngoài đặc trưng của phong cách. Khảo sát 1.500 tiêu đề văn bản tin ở nhật báo Cần Thơ, cho kết quả thống kê các kiểu câu xét theo cấu tạo như sau: có 570 ngữ và 930 câu, trong đó, có 642 câu đơn và số còn lại là 42 câu ghép.
Kiểu câu Số lượng Tỉ lệ %
Câu đơn 642 69
Câu ghép 288 31
Tổng số 930 100
Có thể thấy, bên cạnh các kiểu cấu tạo là một ngữ cố định, cụm động từ, cụm danh từ và cụm tính từ thì kiểu câu xét về mặt cấu tạo ở tiêu đề chủ yếu là câu đơn. Điều này cũng dễ lý giải, vì ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải ngắn gọn, đơn giản, đồng thời phải thực hiện được vai trò điểm chỉ báo thông tin của tiêu đề. Những tiêu đề có cấu tạo là câu ghép thường bắt gặp ở những thể loại bài phản ánh, phóng sự, điều tra. Ở văn bản tin tức, tiêu đề hiếm khi có cấu tạo phức tạp, do đặc trưng của thể loại quy định, đó là thể loại báo chí ít hàm chứa yếu tố chủ quan của người viết mà chỉ thuần trình bày những sự kiện khách quan. Do đó, kiểu câu đơn với mục đích trần thuật được chuộng sử dụng ở thể loại tin tức.
Còn xem xét cấu tạo câu ở tiêu đề xét theo mục đích nói, luận văn thấy rằng các kiểu câu sử dụng ở tiêu đề của các văn bản báo chí rất đa dạng, với nhiều kiểu câu khác nhau như câu trần thuật, câu phủ định, câu cầu khiến, câu cảm thán. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở các tiêu đề văn bản của thể loại tin tức so với các thể loại báo chí khác. Có nghĩa là, ở tiêu đề văn bản tin tức, chúng ta nhận thấy hầu hết tiêu đề có cấu tạo là câu trần thuật, mang sắc thái khách quan, sử dụng lớp từ đa phong cách. Ngược lại, ở các văn bản báo chí thuộc các thể loại như bài phản ánh, phỏng vấn, gương điển hình, phóng sự, chúng ta nhận thấy có sự phong phú, đa dạng trong cách đặt tiêu đề. Bên cạnh những cấu tạo tiêu đề là ngữ cố định, như cụm động từ, tính từ, tiêu đề ở các thể loại này thường xuyên sử dụng các kiểu câu nghi vấn, câu phủ định, câu cảm thán, vừa tạo giá trị tác động, vừa tạo giá trị thẩm mỹ cho độc giả.
VD13:
Bao giờ"Xóm đèn dầu" có điện, nước sạch sử dụng ?
CT, 14-3-2011 VD14:
Lắng nghe để hiểu học trò hơn !
CT, 12-5-2011 VD15:
Đâu phải nghèo là trở thành tội phạm!
CT, 5-3-2012 Trên đây là các kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán, câu phủ định được sử dụng ở tiêu đề. Thông qua các tiêu đề này, chúng ta nhận thấy yếu tố chủ quan của tác giả thông qua những từ ngữ biểu cảm, nhằm tạo tác động mạnh mẽ đến bạn đọc.
Bên cạnh việc xem xét cấu tạo của tiêu đề, luận văn nhận thấy số từ có một vai trò rất quan trọng. Khảo sát 1.500 tiêu đề văn bản tin, chúng tôi nhận
thấy tần suất của số từ xuất hiện ở tiêu đề cũng là trường hợp phổ biến, với kết quả thống kê là 653/1.500 ( tỉ lệ 43,5%). Số từ phân bố ở nhiều vị trí trong cấu trúc của tiêu đề thuộc thể loại tin tức nói riêng. Số từ bao gồm nhiều ý nghĩa như: số từ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng con người, số từ chỉ giá trị của sự vật, hiện tượng cụ thể, hoặc số từ chỉ số thứ tự. Tùy theo những cảnh huống khác nhau, số từ được chọn lựa để đặt ở tiêu đề, trước hết thể hiện sự nhấn mạnh đến một nội dung được biểu hiện cụ thể qua con số. Thông qua cách sử dụng số từ ở tiêu đề, bạn đọc dễ dàng tri nhận con số hơn chữ viết, do đó thông tin cần truyền đạt đạt hiệu quả.
VD16:
Xử phạt hành chính 23,8 triệu đồng đối với các trường hợp bạo lực gia đình
CT,11-5-2011 VD17:
2050 lao động có việc làm
CT, 6-8-2011 Đối với trường hợp ở ví dụ thứ nhất trong tiểu mục này, số tiền 23,8 triệu đồng là yếu tố đầu tiên đập vào mắt người đọc, tạo giá trị tác động mạnh mẽ đối với mọi người nói chung và những người có liên quan, đặc biệt là những người chuyên hành hung, bạo lực với người thân trong gia đình và những người là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ở ví dụ thứ hai, con số 2050 lao động được đưa lên làm tiêu đề là một thông tin đáng mừng về tình hình lao động của địa phương, bởi lẽ trong xã hội hiện đại, vấn đề việc làm là một vấn đề khó khăn đối với nhiều người.
Ngoài ra, luận văn khảo sát 1.500 tiêu đề văn bản tin trên nhật báo Cần Thơ, kết quả thống kê cho thấy sự phân bố đa dạng của dấu câu xuất hiện ở
tiêu đề. Chúng tôi nhận thấy có đầy đủ các loại dấu câu xuất hiện ở tiêu đề, gồm dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu hai chấm, v.v…
Chúng ta xét các ví dụ sau:
VD18:
Lao đao vì… sâu biển
CT, 11-6- 2012 VD19:
“ Khát nước sạch” ở miệt rừng U Minh
CT, 8-4-2012 VD20:
Lòng vị tha!...
CT, 24-5-2012 VD21:
Nghĩa vợ chồng…
CT, 12-3-2012
VD22:
Xăm mình- Vui ít, khổ nhiều
CT, 26-12-2011 VD23:
Cà Mau: Bất cẩn, 1 người bị điện giật bỏng nặng
CT, 15-4-2012 VD24:
Bao giờ “ Xóm đèn dầu” có điện, nước sạch sử dụng?
CT, 16-5-2012
Dấu câu tham gia vào cấu tạo tiêu đề góp phần nhấn mạnh ý nghĩa bổ sung bên cạnh ý nghĩa cơ bản của thông tin. Việc sử dụng dấu câu ở tiêu đề hoàn toàn phụ thuộc vào dụng ý chủ quan của tác giả bài báo.