CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
2.2. Các hoạt động cơ bản nhằm ứng dụng TMĐT
Khi được hỏi về lúc mới bắt đầu ứng dụng TMĐT các doanh nghiệp đều lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu và nên ứng dụng những gí, quy mô hoạt động sẽ thế nào. Theo khảo sát có tới 38 doanh nghiệp vừa và nhỏ đều vấp phải việc không biết bắt đầu từ đâu và quy mô hoạt động sẽ như thế nào, tổng chi phì đầu tư sẽ là bao nhiêu, chi phì duy trí sẽ là bao nhiêu và nên lựa chọn đối tác nào để xây dựng cho mính.
Nhưng theo khảo sát thí ngoài những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cho TMĐT thí các doanh nghiệp đều đã tiến hành các hoạt động cơ bản dựa vào sự tư vấn của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc đựa vào tím kiếm thông tin trên mạng nhằm ứng dụng TMĐT như:
Tìm kiếm thông tin trên internet.
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều cho tằng Internet là kho thông tin vô tận trên đó các doanh nghiệp có thể tím kiếm được các thông tin về đối tác, hàng
33
hóa,… Những máy tím kiếm phổ biến mà các doanh nghiệp hay sử dụng như www.google.com, www.bing.com, www.yahoo.com ngoài ra các doanh nghiệp còn sử dụng các trang web tím kiếm chuyên dụng để tím đối tác như các sàn giao dịch www.ecvn.com, www.ec21.com, www.alibaba.com, www.ebay.com... Hay những trang web chuyên dụng phục vụ cho các lĩnh vực chuyên ngành của doanh nghiệp.
Cũng theo khảo sát thí mức độ sử dụng công cụ tím kiếm để phục vụ cho công việc kinh doanh là thường xuyên.
Ngoài ra các doanh nghiệp còn sử dụng công cụ tím kiếm để phục vụ cho mục đìch nghiên cứu thị trường. Có 12 doanh nghiệp sử dụng các công cụ tím kiếm để tím kiếm các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường.
Xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng
Trong TMĐT ngoài những nhà cung ứng cũ thí các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tím được các nhà cung ứng đầu vào mới với giá rẻ hơn và sản phẩm chất lượng hơn. Theo khảo sát các doanh nghiệp học viên nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cho biết họ duy trí và cải tiến các chuỗi cung ứng hàng năm nhờ ứng dụng TMĐT. Cũng theo khảo sát thí đa phần các doanh nghiệp tím kiếm các nhà cung ứng mới thông qua các sàn giao dịch TMĐT như www.ecvn.com, www.ec21.com, www.alibaba.com, www.vatgia.com… hoặc thông qua công cụ tím kiếm như www.google.com, www.bing.com và www.yahoo.com.
Theo khảo sát thí tất cả các doanh nghiệp lớn đều có phần mềm quản lý chuỗi cung ứng riêng còn trong 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có 27 doanh nghiệp là dùng các công cụ văn phòng đơn giản để quản lý chuỗi cung ứng như Microsoft Excel hay Microsoft Word. Còn lại 13 doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng do các doanh nghiệp trong nước xây dựng như XmanSCM, Prosoft.SCM... Đây là những phần mềm độc lập và chưa được sử dụng phổ biết tại các doanh nghiệp. Khi được hỏi các doanh nghiệp chưa ứng dụng các phần mềm quản lý chuỗi cũng ứng thí các doanh nghiệp đưa ra một số lý do như: chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, không có khả năng tìch hợp thông tin với các hệ thống thông tin khác trong doanh nghiệp, chi phì ứng dụng quá cao… đó là những lý do mà các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng chưa phát triển.
Xây dựng và quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa
Ngoài những kênh cung cấp hàng hóa ra thị trường bằng các kênh truyền thống thí trong TMĐT các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình
34
những kênh cung cấp mới. Theo khảo sát thí đa phần các doanh nghiệp đều ứng dụng TMĐT trong hoạt động này, có tới 44 doanh nghiệp trong số 50 doanh nghiệp được hỏi đều sử dụng các sàn giao dịch điện tử như www.ecvn.com, www.ec21.com, www.alibaba.com, www.vatgia.com… hay các trang rao vặt như www.raovat.com, www.raovat123.com, … để đăng thông tin quảng bá và bán sản phẩm của mính. Có thể nhận thấy các doanh nghiệp đã và đang xây dựng các kênh bán hàng mới nhờ vào TMĐT bao gồm cả các kênh bán buôn như các sàn giao địch và các kênh bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Chi phì tham gia vào các sàn giao dịch tại thời điểm khảo sát tháng 2/2011 là: trên sàn thương mại Vật giá chi phì là 11.880.000 VNĐ/năm đây là sàn thương mại điện tử rất phổ biến ở Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia sẽ có các gian hàng riêng để có thể đưa sản phẩm nên, sàn thương mại điện tử phục vụ cho cả việc bán lẻ và bán buôn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tham gia vào sàn Alibaba- Gói Gold Supplier giá là 64.500.000 VNĐ/ năm chưa VAT, đây là sàn TMĐT phổ biến hoạt động toàn cầu. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tham gia vào các sàn thương mại điện tử miễn phì của Việt Nam như sàn www.ecvn.com hay sàn TMĐT của Hàn Quốc là www.ec21.com.
Lựa chọn, thuê tên miền và các dịch vụ gia tăng
Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi về quyết định lựa chọn tên miền của mính dựa vào yếu tố nào thí có tới 41 doanh nghiệp trong 50 doanh nghiệp được hỏi dựa vào tên viết tắt của doanh nghiệp, có 5 doanh nghiệp dựa vào tên thương hiệu thông thường và có 4 doanh nghiệp lựa chọn riêng theo chủ đề. Trong 4 doanh nghiệp lựa chọn riêng theo chủ đề thí có 1 doanh nghiệp là do tên miền theo tên thương hiệu đã bị người khác đăng ký trước. Các doanh nghiệp được hỏi đều sử dụng các dịch vụ đăng ký tên miền của các nhà cung cấp như FPT, PAVietNam, Matbao, VDC, GLTEC…
Khi được hỏi về việc đăng ký, bảo vệ tên miền thí chỉ có 3 doanh nghiệp trong 50 doanh nghiệp có đăng ký bảo vệ tên miền bằng hính thức đăng ký các tên miền ở các cấp độ khác nhau như tên miền cấp 2 và tên miền cấp 3 (.vn, .com.vn, .org.vn…) và các tên miền có đuôi mở rộng khác nhau như tên miền quốc gia, tên miền quốc tế (.com, .net, .org, .vn, .eu, .us…) hoặc tên miền dễ gây nhầm lẫn. Còn lại các doanh nghiệp khác khi được hỏi về có các hính thức bảo vệ tên miền nào không thí các doanh nghiệp này đều không rõ để bảo vệ tên miền thí cần phải làm gì?
35
Ngoài việc đăng ký tên miền các nhà cung cấp dịch vụ còn cung cấp các dịch vụ gia tăng như đăng ký DNS riêng, dịch vụ chứng nhận bảo mật và an toàn website… nhưng đa phần các doanh nghiệp được hỏi đều chưa biết hoặc biết nhưng chưa ứng dụng bao giờ.
Khởi tạo hoặc xây dựng dịch vụ thƣ điện tử.
Thư điện tử là một công cụ giao tiếp trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Theo khảo sát thí có 37 doanh nghiệp có hệ thống thư điện tử riêng còn lại các doanh nghiệp đều sử dụng thư điện tử do cá nhân tự đăng ký tại mail.yahoo.com, gmail.com, www.hotmail.com... Trong 37 doanh nghiệp thí có tới 29 doanh nghiệp là sử dụng dịch vụ mail của google bằng cách đăng ký google application còn lại 13 doanh nghiệp là có mail server riêng do doanh nghiệp tự xây dựng hoặc thuê server mail.
Chi phì đăng ký mail server sử dụng dịch vụ google application của google là miễn phì cho 50 account phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo khảo sát thí đa phần các doanh nghiệp ứng dụng dịch vụ email này đều đăng ký hoạt động miễn phì cho 50 account. Cũng theo khảo sát các doanh nghiệp thuê mail server giá giao động từ 2 triệu đến 10 triệu/ năm tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Xây dựng website và thuê dịch vụ lưu trữ website.
Trong 50 doanh nghiệp khảo sát thí các doanh nghiệp đều có website riêng với các mức độ ứng dụng khác nhau nhưng đều có các trang giới thiệu về doanh nghiệp. Trong đó có 12 doanh nghiệp có website bán hàng trực tuyến đa phần những doanh nghiệp này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và thuộc diện các công ty vừa và lớn ở Việt Nam còn lại 38 doanh nghiệp ứng dụng website với mục đìch đưa thông tin về sản phẩm, giá sản phẩm nên trên mạng và cho phép đặt hàng qua điện thoại các doanh nghiệp khác chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu về công ty và sản phẩm cũng như cung cấp thông tin và sản phẩm dịch vụ của công ty cung cấp. Khi được hỏi về việc xây dựng website là do doanh nghiệp tự xây dựng hay là thuê đối tác thí có tới 46 doanh nghiệp là thuê đối tác xây dựng website.
Các doanh nghiệp lớn thí thường hay thuê các đối tác như FPT, CMC, Tinh vân, Viet Software, VDC… xây dựng website cho mính. Còn các doanh nghiệp nhỏ với mức đầu tư ìt thí thuê các đối tác nhỏ hơn xây dựng website cho mính như PAVietNam, ESC, UG-Soft, GLTec, … Còn lại những doanh nghiệp tự xây dựng
36
website là các doanh nghiệp vừa và lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại và có đội ngũ tin học riêng cho mính.
Chi phì xây dựng website: website giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm theo khảo sát tại thời điểm tháng 2/2011 tùy vào mức độ phức tạp của ứng dụng mà chi phì giao động trong khoảng 5 triệu đến 10 triệu và website có chức năng đặt hàng và các chức năng quảng cáo nâng cao là từ 20 triệu đến 200 triệu.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần dựa vào người quen làm trong ngành CNTT tư vấn và thuê xây dựng, mỗi doanh nghiệp có mức chi phì xây dựng và ứng dụng khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp đều không biết chi phì thực cho việc xây dựng website là bao nhiêu và đa phần là tham khảo những người đã xây dựng trước đó và các báo giá của các doanh nghiệp phát triển phần mềm trên internet.
Thông qua khảo sát cũng thấy rằng đa phần các doanh nghiệp thương mại vừa và lớn đều có hệ thống server riêng để lưu trữ web. Các doanh nghiệp này thường tự xây dựng đường truyền đến hệ thống server của mính hoặc thuê điểm đặt server tại các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như FPT, VDC, CMC, PAVietNam… Còn lại các doanh nghiệp trong cuộc khảo sát này là đi thuê dịch vụ máy chủ web “web hosting” tại các nhà cung cấp dịch vụ như FPT, PAVietNam, ESC, UG-Soft, GLTec, …
Quản lý và phát triển nội dung trên website.
Hoạt động quản lý và phát triển nội dung trên website là hoạt động vô cùng quan trọng. Web site phục vụ cho việc công khai nội dung trên mạng nên các nội dung cần phải được kiểm duyệt trước khi đăng. Mục đìch thông tin đưa nên mạng là phục vụ cho khách hàng và đối tác. Theo khảo sát thí thấy đa phần doanh nghiệp nhỏ chưa ý thức được việc quản lý và phát triển nội dung trên website. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thí có tời 31 doanh nghiệp không kiểm duyệt nội dung thông tin trước khi đưa nên website, có những doanh nghiệp còn copy từ nhiều nguồn khác nhau trên website để đưa nên website của mính mà không sửa chữa nội dung.
Khi được hỏi về nhân lực quản lý nội dung và website có tới 23 doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cán bộ chuyện trách phát triển nội dung trên website.
Trong số này thí có 15 doanh nghiệp là thuê một công ty cung cấp dịch vụ quản trị websie còn lại các doanh nghiệp sử dụng các cán bộ sẵn có của mính tự quản trị nội dung. Nhưng theo khảo sát thí cũng thấy các doanh nghiệp lớn và những doanh
37
nghiệp thương mại cỡ vừa đều có cán bộ chuyên trách về quản lý và phát triển nội dung trên website.
Khi được hỏi về việc ứng dụng TMĐT như thế nào, các doanh nghiệp có gặp khó khăn gí khi tiến hành các hoạt động trên không thí có tới 23 doanh nghiệp trả lời là lúc đầu chưa biết bắt đầu từ đâu, đa phần các doanh nghiệp đều ứng dụng theo kiểu học hỏi lẫn nhau và đa phần đây là những doanh nghiệp nhỏ không có đội ngũ chuyên viên về CNTT cũng như TMĐT, có một số doanh nghiệp thí đi thuê dịch vụ tư vấn để đảm bảo việc xây dựng hệ thống thống nhất mà an toàn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận xét
Học viên đã chọn một mẫu 50 doanh nghiệp đã ứng dụng TMĐT thí nhận thấy khi mới bắt đầu ứng dụng TMĐT hầu hết các doanh nghiệp đều lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, quy mô hoạt động sẽ như thế nào và mính sẽ phải làm những gí để ứng dụng TMĐT. Các doanh nghiệp này đều cho rằng cần có một tài liệu hướng dẫn chi tiết về việc ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả cũng như ước lượng mức chi phì đầu tư ban dầu để ứng dụng TMĐT.