Chương 4: Những yếu tố tác động đến giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở Trà Vinh: Phân tích cội nguồn lịch sử văn hóa, quá trình cộng cư lâu
1.3. Dân tộc và tộc người
Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1998, nghĩa của từ “dân tộc” bao hàm hai nét nghĩa sau:
Theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có
21
chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hóa và tính cách. Dân tộc Việt Nam, dân tộc Nga,dân tộc Pháp,… Với hai nội hàm nghĩa như trên cho thấy với khái niệm dân tộc ở cấp độ quốc gia (Nation) được dùng để chỉ Dân tộc Việt Nam (tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và Việt kiều ở nước ngoài)
Theo nghĩa hẹp, dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc. Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc. Đoàn kết các dân tộc để cứu nước. Cán bộ người dân tộc,… Với nghĩa này, dân tộc được dùng để chỉ các cộng đồng tộc người cụ thể (Ethnic) như dân tộc Việt (Kinh), dân tộc Chăm, dân tộc Hoa, dân tộc Ba Na, dân tộc Thái,...
Như vậy, dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều tộc người khác nhau liên kết lại, hay nói đúng hơn, dân tộc Việt Nam là khối đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em đang sinh sống hòa hợp, cùng nhau xây dựng, tồn tại, phát triển trong khối thống nhất, đa dạng, đậm đà bản sắc Việt. Các thành phần dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là một bộ phận của khối đại đoàn kết đó.
1.3.2.Tộc người
Theo Phan Hữu Dật: Tộc người là cộng đồng người hình thành trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, cùng có chung những đặc điểm tương đối bền vững về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, ý thức sự thống nhất của mình và làm cho mình khác với các tộc người khác, thông qua tên tự gọi. [14]
Theo nghĩa rộng tộc người là một cộng đồng người hình thành trong lịch sử.
Như vậy yếu tố cộng đồng người phải được xem xét ở góc độ nhân chủng học. Đây là yếu tố nền tảng của việc xác định nguồn gốc tộc người. Căn cứ vào yếu tố này chúng ta có thể xác định được các tộc người được sinh ra từ những bộ phận chủng tộc nào, nguồn gốc tổ tiên của họ ở đâu và nhận biết qua hình thái đặc trưng bên ngoài về vóc dáng, màu da, tóc, mũi, môi,… để xác định chủng tộc đó là chủng tộc nào.
Tộc người theo nghĩa hẹp là: cộng đồng người cùng có chung những đặc
22
điểm tương đối bền vững về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, ý thức sự thống nhất của mình và làm cho mình khác với các tộc người khác, thông qua tên tự gọi.
Xét về yếu tố ngôn ngữ, tộc người có thể được hiểu là một cộng đồng người có chung tiếng mẹ đẻ. Như vậy, tộc người tương đương với nhóm ngôn ngữ như vậy mỗi tộc người có riêng một thứ ngôn ngữ để giao tiếp. Chữ viết, tiếng nói là một tiêu chí quan trọng để xác định thành phần tộc người. Ngôn ngữ là tài sản chung của tộc người, là phương tiện chuyển tải nền văn hoá của tộc người.
Xét về mặt văn hóa, tâm lý, ý thức trong sự thống nhất của cộng đồng tộc người trong bản thân cá nhân tộc người đã làm cho cộng đồng mỗi tộc người có sự khác biệt với các cộng đồng tộc người khác. Mỗi tộc người trong quá trình sinh tồn đều sáng tạo ra cho mình những giá trị riêng để phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội. Trong quá trình lịch sử, giá trị ấy dần trở thành những truyền thống văn hoá riêng cho dân tộc mình, trở thành tập quán, nếp sống, bản sắc độc đáo riêng của mỗi dân tộc. Văn hoá tộc người được hình thành và phát triển trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, chính sự tác động qua lại giữa con người với tự nhiên, tự nhiên với con người, con người với con người trong cộng đồng tộc người là cái gốc của văn hóa tộc người [43, tr.33], điều đó tạo nên sự khác biệt về văn hóa giữa tộc người này với tộc người khác. Chính vì vậy tâm lý, ý thức tự giác tộc người thống nhất hình thành nên giá trị văn hóa của một tộc người đây chính là yếu tố cốt lõi để định danh một tộc người.
Cũng xét về mặt tiêu chí trên để xác định để xác định tộc người còn cho thấy, cùng một tộc người cư trú trên nhiều địa bàn, lãnh thổ khác nhau thì bản sắc văn hóa của tộc người đó cũng có những sự khác biệt. Ví dụ, tộc người Khmer Trà Vinh có những nét văn hóa khác biệt đôi chút với tộc người Khmer An giang; tộc người Khmer Nam bộ có những nét văn hóa khác biệt so với tộc người Khmer Campuchia,…
Từ khái niệm về tộc người được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp cho ta cách hiểu về tộc người như sau:
Tộc người là các khái niệm có tính lịch sử, bởi thế mỗi giai đoạn cụ thể có
23 thể nó sẽ được nhận thức thay đổi khác nhau.
Về nhân chủng học, một tộc người có thể không thuần chủng về chủng tộc do quá trình lai phối giữa chủng tộc này với chủng tộc khác, giữa tộc người này với tộc người khác. Một chủng tộc người cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội phát sinh ra nhiều tộc người khác nhau do chính sự thích nghi tạo nên sự khác biệt về văn hóa tộc người. Một tộc người cư trú trên nhiều địa bàn cư trú khác nhau sẽ có những bản sắc văn hóa khác nhau.
Trên thể giới có khoảng 3000 tộc người (ước tính) và trên 200 quốc gia. Vì thế xét về mặt quốc gia và vùng lãnh thổ, một tộc người có thể cư trú trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Một quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều tộc người cư trú. Ví dụ, tộc người Việt (Việt kiều) hiện cư trú trên nhiều quốc gia trên thế giới..; trong khi đó trên đất chúng ta có rất nhiều tộc người Thái, người Hoa, người Khmer,…
sinh sống.
Về ngôn ngữ - tiếng nói, ngôn ngữ - tiếng nói của một tộc người có thể bị mai một và mất đi, thay vào đó một tộc người có thể vay mượn ngôn ngữ, tiếng nói của một hay nhiều hơn ngôn ngữ, tiếng nói của tộc người khác do nhu cầu giao tiếp mang tính phổ thông chi phối (một bộ phận kiều bào của ta đang sống ở nước ngoài mất dần tiếng mẹ đẻ). Một tộc người đánh mất ngôn ngữ, tiếng nói vô hình chung đánh mất văn hóa tộc người dần dần có thể tộc người này bị đồng hóa và tự thân biến mất và trở thành một tộc người khác không rõ định danh. Trên thực tế đã từng có hiện tượng này mà cụ thể là một số tộc người ở Trung Quốc do bị Hán hóa.
Xét về mặt pháp lý, mỗi một tộc người cư trú trên một quốc gia đều có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội như nhau và có trách nhiệm nghĩa vụ với tư cách là công dân của quốc gia đó.
Xét về ý thức tộc người, ý thức tộc người bao hàm sự tự khẳng định của cộng đồng qua quá trình lịch sử gồm cộng đồng kí ức, cộng đồng hiện tại và cả cộng đồng tương lai với những giá trị chính trị, đạo đức cùng khát vọng về sự phát triển.
Ý thức tộc người vừa hòa nhập tự nhiên vào đời sống tinh thần của cộng đồng vừa có khả năng tạo ra khoảng cách để xác lập đời sống riêng của tộc người. Ý thức tộc
24
người, do vậy, là sản phẩm văn hoá đồng thời là điểm xuất phát của sáng tạo và gìn giữ văn hoá tộc người. Ý thức tộc người là nhân tố trực tiếp làm nên tinh thần, cốt cách của dân tộc. Đây là những yếu tố cơ bản dùng để xác định bản sắc văn hóa của tộc người.
Trong quá trình vận động, các tộc người luôn có ý thức xây dựng, phát triển đồng thời giữ gìn, bảo vệ nhà nước, dân tộc, kinh tế, văn hóa của cộng đồng mình.
Đó cũng chính là quá trình giữ gìn bản sắc của một hoặc nhiều cộng đồng tộc người mà đại thể là tinh thần dân tộc. Thực tế cho thấy, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn tộc danh và ý thức về tộc người. Tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá, dân tộc chứ chưa phải lĩnh vực nhà nước.
Các tộc người được phân bố xen kẽ với nhau trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, tộc người chiếm đa số về số lượng thường giữ vai trò chủ thể của nền văn hóa.
25 CHƯƠNG 2