Cộng đồng cƣ dân Khmer và những giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở trà vinh (Trang 38 - 47)

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH

2.3. Cƣ dân và truyền thống

2.3.2. Truyền thống các cƣ dân sống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

2.3.2.2. Cộng đồng cƣ dân Khmer và những giá trị văn hóa truyền thống

ến cuối thế kỉ XIII-XVI, do sức ép của xã hội phong kiến thời Ăngko đã đẩy những dòng người Khmer nhập cư vào đất Nam Bộ. Theo thói quen họ chủ yếu chỉ tập trung sinh sống trên những giồng đất cao ở cửa sông Hậu và sông Tiền như Sóc Trăng, Trà Vinh… Người Khmer Nam Bộ và người Khmer Campuchia vốn có chung nguồn gốc tộc người, có những nét gần gũi về đặc trưng văn hóa tộc người. Nhưng do sống tách biệt lâu đời, nên người Khmer Nam Bộ có những điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt từ khi các chúa Nguyễn xác nhập Biên Hòa - Gia Định, Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam, người Khmer Nam Bộ đã tách khỏi cộng đồng dân tộc ở Campuchia để

38

trở thành một trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động kinh tế của người Khmer ở Trà Vinh chủ yếu là nông nghiệp.

Người Khmer trồng rau màu trên các giồng cát xung quanh phum, sóc. Phần lớn sản lượng rau màu ở Trà Vinh do người Khmer cung cấp.

Từ xưa, người Khmer đã có kinh nghiệm trồng lúa nước. Họ biết gieo trồng các giống lúa và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng loại đất. Có nhiều biện pháp thủy lợi để tưới tiêu ruộng đất, lợi dụng nước mưa để cấy lúa mùa, dùng gàu giai, gàu sòng tát nước khi bị khô hạn hay tháo nước khi ngập úng. Ở những vùng gần sông rạch và bị nhiễm mặn, phèn, đồng bào còn lợi dụng thủy triều để đưa nước vào ruộng, rồi đắp những đập nhỏ để giữ nước xổ phèn, giữ phù sa hoặc tập trung đào các ao lớn ở các vùng đất giồng, đất cao để lấy nước. Nông cụ lao động hết sức đa dạng như: nọc cấy để cấy lúa ở những nơi đất cứng, cây phảng để phát hoang trước khi cấy, cây vòng hái để gặt lúa. Ngày nay, với việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghề nông của bà con Khmer đã có nhiều thay đổi so với trước, phần lớn các khâu làm đất, thu hoạch... đã được cơ giới hóa, nhiều dụng cụ nhà nông và phương thức canh tác cũ không còn được sử dụng.

Ngoài nghề trồng rau màu, lúa nước, đồng bào Khmer còn, chăn nuôi bò, heo, gà vịt..Trong những năm gần đây, một bộ phận đồng bào Khmer ở các xã vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú có thêm nghề mới đó là nuôi thủy sản mang lại thu nhập khá cao.

Đồng bào Khmer rất khéo tay trong việc thủ công đan đát, dệt chiếu, mộc dân dụng… từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như mây, tre, trúc, lác...

làm thành nhiều đồ gia dụng như rổ, rá, nia, sàng, dụng cụ bắt cá, tép...Sản phẩm đan đát bền, đẹp, phong phú, đa dạng về kiểu dáng, tinh tế trong cách đan cài hoa văn.

Hoạt động mua bán ở nông thôn vùng người Khmer trước đây do người Hoa, người Việt đảm nhận. Gần đây, một số hộ người Khmer mở tiệm tạp hóa, quán giải khát,…trong phum sóc của mình. Hình thức buôn bán này vẫn còn nhỏ lẻ, song cũng cho thấy có sự thay đổi quan niệm trong hoạt động kinh tế của người Khmer.

39

Phần lớn người Khmer định cư trên đất giồng cát, họ sống tập trung thành những thôn xóm nhỏ gọi là “phum”, “sóc”, các phum, sóc thường xen kẽ với làng người Việt hoặc người Hoa.

Trong khoảng 10 năm qua, với việc thực hiện các chương trình, dự án của nhà nước và các tổ chức quốc tế đã làm thay đổi đáng kể đời sống khó khăn của người Khmer, vùng người Khmer sinh sống từng bước được cải thiện.

Tính cộng đồng trong văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer ở Trà Vinh. Người Khmer quan niệm rằng, chỉ có thông qua cộng đồng, con người mới được trở thành người. Hình thức sinh hoạt cộng đồng thể hiện rõ trong văn hóa tín ngưỡng với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

Sắc thái cộng đồng người Khmer được thể hiện trong sinh hoạt lễ hội truyền thống. Lễ hội của người Khmer là dịp để cộng đồng, vui chơi, giải trí, hàn huyên, trò chuyện về công việc đồng áng, nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống và ước mơ về cuộc sống phồn thịnh trong tương lai sau những tháng ngày lao động mệt nhọc.

Thông qua các sinh hoạt lễ hội, bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, tạo nền tảng vững chắc cho giá trị bản sắc văn hóa riêng của người Khmer và tạo ra tính cộng đồng rộng rãi chan hòa giữa người với người.

Chùa của người Khmer là một trung tâm văn hóa, tư tưởng của cộng đồng.

Vai trò của sư sãi nhà chùa đều thấm nhuần nghĩa vụ “tốt đời, đẹp đạo”, lo cho đời sống Phật tử. Vì vậy, rất nhiều sư sãi tích cực trong việc vận động, hướng dẫn làm ăn, khuyên răn đạo đức, hòa giải những mâu thuẫn, bất hòa trong phum, sóc. Do đó, chùa chiền giữ vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi cư dân Khmer, “Người Khmer nếu không có chùa không thành người Khmer”. Chính vì lẽ đó, nhiều cuộc vận động xã hội, vận động cách mạng của Đảng và Nhà nước luôn bắt đầu từ nhà chùa. Bởi đây, ngoài yếu tố tín ngưỡng, tâm linh còn là mối quan hệ kinh tế, gia đình, xã hội.

Tính cộng đồng trong văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh còn thể hiện ở loại hình cư trú phum sóc.Trong quá trình định cư, người Khmer quần tụ và cư trú trong các phum, sóc. Mối quan hệ giữa các thành viên trong phum,

40

sóc là mối quan hệ có tính bình đẳng, tương trợ lẫn nhau.

Tính tự trị trong văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer trong các phum, sóc. Ở đây chúng ta hiểu rằng, tính cộng đồng tạo nên những tập thể khép kín mang tính tự trị. Phum, sóc của đồng bào người Khmer mang tính chất khép kín, biệt lập là một môi trường tốt giúp cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người có sự khác biệt với tộc người khác trên cùng địa bàn cư trú.

Tính nhân văn sâu sắc trong văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer Trà Vinh.

Chùa chiền đối với người Khmer là tài sản chung của cộng đồng. Tất cả thành viên cộng đồng đều luôn một lòng hướng về ngôi chùa, nơi thiêng liêng, nơi để họ thể hiện lòng thành của mình. Họ đem của cải vật chất “cúng dường” để tu sửa chùa, dâng cơm cho các vị sư sãi,…

Nhớ về cội nguồn là đạo lý mà người Khmer luôn răn dạy cho con cháu mình. Họ dâng cơm lên sư sãi, thả đèn cũng là ước mong người quá cố của mình được hưởng phước, có một cuộc sống đầy đủ hơn khi còn sống…

Chùa chiền là trường học đối với người Khme. Ngay từ xa xưa, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng ý thức về giáo dục tri thức, cái đẹp, của người Khmer đã sớm hình thành. Do điều kiện giáo dục của xã hội phù hợp cùng quan niệm tâm linh tôn giáo, họ nhận ra rằng, ngôi chùa là nơi tựu trung giá trị cao đẹp của cuộc sống, của Phật pháp, gắn liền với việc giáo huấn nghiêm túc, không gian giáo dục thanh khiết... Vì lẽ đó, ngôi chùa sớm trở thành một trong những“ngôi trường” quan trọng đầu tiên đảm trách chức năng giáo dục trí tuệ, để có tri thức về vẻ đẹp của: chân - thiện - mỹ. Người Khmer đi tu không phải để thành Phật mà tu để làm người, làm người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức tốt theo quan niệm của họ. Đây là một tư tưởng hết sức nhân văn của cộng đồng người Khmer.

Tính dung hợp và giàu yếu tố tâm linh trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Tron

rất mật thiết. Suốt lịch sử khai phá, quá trình giao lưu, tiếp biến, dung hợp văn hóa

41

diễn ra liên tục tuy đậm nhạt có nơi, có lúc khác nhau. Quá trình này ngày càng được đẩy mạnh khi người Khmer có cơ hội vượt ra ngoài cộng đồng để làm ăn, học tập, sinh hoạt,... cùng các dân tộc khác. Điều này dẫn đến việc người Khmer tiếp thu văn hóa của tộc người Việt, Hoa và ngược lại. Những thay đổi này, ban đầu được cộng đồng người Khmer đón tiếp một cách e ngại và dè dặt, nhưng dần dần được đồng bào Khmer chấp nhận và làm theo.

Tình yêu quê hương đất nước. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước của cộng đồng cư dân Khmer đó là tinh thần quật khởi chống áp bức bất công. Ngay từ buổi đầu, khi các Chúa Nguyễn thiết lập bộ máy nhà nước ở Tây Nam Bộ đã vấp phải sự nổi dậy chống áp bức bất công của đồng bào Khmer mà cụ thể là cuộc nỗi dậy của Xa Xôm cầm đầu nổi dậy chống triều đình ở phủ Lạc Hóa (Trà Vinh) từ bờ sông Hậu sang bờ sông Tiền.[71. tr 3]. Thời kỳ Thực dân Pháp xâm lược, tinh thần đó càng được cộng đồng Khmer Trà Vinh phát huy mạnh mẽ trong các phong trào đấu tranh đấu tranh cách mạng, chống chế độ thuộc địa, phong kiến, phát xít, đòi tự do dân chủ cho nhân dân. Nhiều thanh niên, trí thức Khmer tham gia phong trào quần chúng, tuyên truyền, tham gia công tác canh gác, phá đường,... Trong đó nổi tiếng có anh hùng Sơn Ton, người anh hùng đầu tiên của Nam Bộ được Chủ tích Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu Anh hùng quân đội.

Thời kỳ Mỹ - Diệm, trước chính sách tàn bạo và bất công của Luật 10/59, đồng bào Khmer nổi dậy đấu tranh bảo vệ quyền dân sinh, tự do tín ngưỡng của mình. Từ đó, lực lượng cách mạng trong vùng dân tộc Khmer từng bước phát triển, cơ sở cách mạng ngày càng mở rộng.

Trong hai cuộc kháng chiến chùa chiền dân tộc Khmer trở thành nơi hội họp và nuôi chứa cán bộ của ta. Sư sải trong chùa trở thành những tuyên truyền viên đắc lực đáng tin cậy và là những người lãnh đạo nồng cốt các cuộc biểu tình đòi quyền lợi kinh tế cho cộng đồng.

2.3.2.3. Cộng đồng cƣ dân Hoa và những giá trị văn hóa truyền thống Người Hoa nhập cư vào Việt Nam từ rất lâu đời, trong nhiều bối cảnh lịch sử khác nhau, vào nhiều thời gian khác nhau với quy mô khác nhau và bằng nhiều con

42

đường khác nhau. Nhưng đến thế kỷ XVII, người Hoa (Trung Hoa) mới có mặt ở xứ Đàng Trong cụ thể là vùng đất Nam Bộ. Người Hoa ở Nam Bộ có nguồn gốc từ một số địa phương của Trung Quốc, phần lớn là nông dân, thợ thủ công, chủ yếu là do nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh... đi tìm đất mưu sinh. Bên cạnh đó còn có một số lượng đáng kể là nhóm di thần nhà Minh (Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng xuyên ở miền Đông Nam bộ và Mạc Cửu ở Hà Tiên, Kiên Giang) với mưu đồ “phản Thanh phục Minh”. Nhưng tấm lòng trung quân ái quốc của họ rồi cũng dần phai mờ theo lớp bụi thời gian. Rồi những cuộc di cư lớn nhỏ nối tiếp nhau ra đi rất hiếm khi họ trở về quê cũ.

Những di dân Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân (Hoa Kiều), nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội nhập vào cộng đồng các cư dân Việt và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi người Hoa. Đại bộ phận người Hoa ở Trà Vinh sống tập trung ở thành phố Trà Vinh, các thị trấn, huyện lỵ, thị tứ nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế sản xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Một số ít làm nông, nuôi trồng thủy sản và làm công chức nhà nước, tiểu thủ công nghiệp.

Trong quá trình hội nhập và cộng cư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, người Hoa đã định hình một đời sống văn hóa riêng của mình - Văn hóa Hoa là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa trong mối quan hệ giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em cùng cộng cư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Tính cộng đồng là yếu tố sống còn của người Hoa. Đất nước Trung Hoa với áp lực dân số đông buộc người Hoa phải quyết định ly hương tìm kế sinh nhai.

Chính điều này đã tạo nên một bản năng sống trong huyết quản của cộng đồng người Hoa. Sống trên đất khách quê người bơ vơ, lạc lõng, nếu không nơi nương tựa thì sẽ không thể đương đầu với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và cũng không thể đối đầu với sự hà hiếp của các tộc người khác hoặc cả chế độ cầm quyền.

Tha hương ngộ cố tri (xa xứ gặp người quen) không chỉ là niềm vui, niềm an ủi lớn nhất đối với cộng đồng người Hoa xa xứ mà còn là niềm tin hứa hẹn về sự sống của họ. Nhu cầu cố kết cộng đồng là một nhu cầu vô cùng thiết yếu tạo nên sức mạnh để

43 tồn tại nơi đất khách quê người.

Phẩm chất cần cù, chịu khó, sáng tạo tôn trọng chữ tín. Đa số người Hoa ở Trà Vinh sống bằng nghề kinh doanh mua bán, họ sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ. Họ mở cửa hiệu, đẩy xe hàng, chèo thuyền chở hàng đi buôn bán khắp chốn cùng quê… Kinh doanh buôn bán là kỹ nghệ của người Hoa. Dù làm bất cứ nghề gì, người Hoa đều có ý thức siêng năng, cần cù. ý thức đó luôn được người Hoa chú ý rèn luyện con em mình ngay từ bé. Không phải tình cờ mà người ta thường thấy ở các gia đình người Hoa, bất kể là giàu hay nghèo, thường đưa con đi làm thuê cho gia đình khác. Đó là cách rèn luyện cho con em họ thấy giá trị lao động. Công việc mua bán bắt đầu từ một vài món hàng rất nhỏ, sau đó mới mở rộng ra. Do sớm có kinh nghiệm buôn bán, người Hoa tạo lập được một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước với nhiều mẫu mã hàng hóa thích hợp cho nhiều đối tượng. Một đặc tính nữa đó là giản dị không đua đòi và rất tiết kiệm. Bí quyết kinh doanh của người Hoa là trọng chữ tín. Chữ tín là vốn liếng ban đầu để họ buôn bán. Họ có thể mua hàng, bán hàng mà không phải trả tiền trước, nhưng nhất thiết phải trả đúng hẹn. Một lần mất chữ tín là họ không thể đứng được ở thương trường.

Khi họ hứa bán cho anh một món hàng với giá 5 đồng, ngày mai món hàng đó lên 6 đồng, họ vẫn bán cho anh 5 đồng, người Việt ít khi hành xử như vậy.

Hòa đồng với các cư dân địa phương. Ban đầu, người Hoa tự cho mình là kiều dân sống nhờ trên đất người và bao giờ cũng tự cho mình là khách. Chính tư tưởng này, người Hoa luôn muốn tìm hiểu văn hóa, lối sống của cộng đồng tộc người ở địa phương để chủ động hòa nhập. Giữa người Hoa và người Việt cũng có những nét tương đồng về ý thức hệ Nho giáo truyền thống. Đại bộ phận người Hoa Trà Vinh cũng có nét tương đồng về ý thức tyôn giáo Phật Giáo đối với người Khmer. Chính vì vậy người Hoa cũng dễ dàng tiếp nhận văn hóa cộng đồng các tộc người trên cùng địa bàn cư trú. Trong quá trình sinh sống lâu dài ở địa phương, ngoài việc chăm lo sinh sống, cộng đồng người Hoa đã tham gia các việc sinh hoạt xã hội cùng với người Việt và Khmer. Những sự giao lưu tiếp nhận văn hoá giữa người Hoa và các tộc người đã diễn ra trong đó có cả vấn đề hôn nhân.

44

Người Hoa Trà Vinh có một hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với nhiều, miếu, chùa, trường học, hội quán, nhà thờ tộc họ. Nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật của người Hoa là những bộ phận quan trọng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh Trà Vinh như chùa Phước Minh Cung , miếu thờ Đức Khổng Tử (Tp. Trà Vinh), Chùa ông Bổn ở Cầu Kè là những công trình kiến trúc nghệ thuật cổ độc đáo, một biểu tượng văn hóa đáng tự hào của đồng bào Hoa. Các nơi thờ tự này không chỉ là nơi hành lễ riêng của cộng đồng người Hoa mà còn là nơi thờ tự chung của cả cộng đồng dân cư địa phương.

Tình yêu quê hương đất nước. Một điều đáng quý là trong suốt quá trình định cư lâu dài trên đất nước ta cộng đồng người Hoa luôn xem Trung Quốc là quê hương nhưng Tổ quốc của họ lại chính là Việt Nam. Hãy xem một tâm sự trong diễn đàn về sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan 981 trên thềm lục địa Việt Nam năm 2014 trên báo Điện tử Cần Thơ thì sẽ rõ:

Cần Thơ - 19/05/2014, Tôi cũng là người “Từng Nán” gọi là người Hoa gốc Việt. Thời ông bà tổ tiên thì bên Trung Quốc nhưng đã 3 đời ở Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở Đất Nước Việt Nam đầy yêu thương và hạnh phúc khi được một gia đình ấm cúng. Nếu lỡ có một ngày nào đó mà Quê Hương Đất Nước cần đến chúng tôi cho dù có hy sinh cả tính mạng, chúng tôi cũng một lòng quyết tâm để đấu tranh giành lại chủ quyền lãnh thổ. Vì tổ quốc kính yêu - Vì Bác Hồ Vĩ Đại - Vì Hạnh Phúc của con cháu đời sau nguyện một lòng phấn đấu vì đất nước. Dù ở nơi đâu trên toàn lãnh thổ Việt Nam mong mọi người hãy bình tĩnh và phấn đấu làm việc để củng cố hậu phương vững chắc đồng thời đó cũng là cách chiến đấu và giúp sức cho các chiến sĩ ngoài Biển Đông vững lòng chiến đấu và chấp pháp vì lãnh thổ của chúng ta...."Tôi yêu Việt Nam". Yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng rút giàn khoan HD 981 ra khỏi lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, cộng đồng người Hoa ở Trà Vinh có những đóng góp đáng ghi nhận. Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng ta xem người Hoa là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã vận động người Hoa đoàn kết, kề vai sát cánh cùng nhau chống lại thực dân, đế

Một phần của tài liệu Giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở trà vinh (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)