CHƢONG 3 BIỂU HIỆN GIAO THOA VĂN HÓA VẬT THỂ GIỮA NGƯỜI KINH,
3.1.1. Kiến trúc nhà ở của người Việt
Người Việt ban đầu cư trú trên vùng đất này khi dựng nhà ở vẫn luôn duy trì theo tập quán từ quê gốc nhưng dần theo thời gian khi tạo dựng ngôi nhà những lưu dân người Việt Trà Vinh có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái ở địa bàn cư trú.
Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, giao thông bộ gặp nhiều khó khăn, trong buổi đầu khai hoang lập ấp, những lưu dân nơi đây thường chuộng lập làng, lập chợ, dựng nhà, xây đình gần nơi bến sông để thuận tiện cho việc đi lại, mua bán, đánh bắt thủy sản, sử dụng nguồn nước ngọt để sinh hoạt,…
Người Việt ở Trà Vinh thường chọn đất giồng, gò cao để cất nhà nền đất theo truyền thống. Với cư dân sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, mua bán hàng hóa trên sông nước thì việc lựa chọn hình thức nhà thuyền, nhà bè, nhà sàn.
Đối với người Việt ngôi nhà không chỉ là tổ ấm, để ứng phó với thời tiết nóng lạnh, mưa, nắng, gió, bão mà ngôi nhà còn là yếu tố quan trọng để ổn định cuộc sống “an cư mới lạc nghiệp”; Ngôi nhà không chỉ là chỗ ở mà còn là sinh phần của một đời người, nó quyết định sự thịnh suy, nghèo hèn của gia đình. Và cho dù thịnh suy hay nghèo hèn con người bao giờ cùng phải có được ngôi nhà, cho dù chỉ có thể là ước mơ đối với một ai đó nhưng lại là ước mơ lớn nhất đời người.
Khí hậu quyết định kiến trúc nhà ở của người Việt ở Tây Nam bộ là kiến trúc
47
mở. Để ứng phó với môi trường tự nhiên nóng ẩm, nhiều nắng, ít gió bão đối với cư dân Tây Nam bộ một ngôi nhà lý tưởng bao giờ cũng hướng đến hai tiêu chí “nhà cao, cửa rộng”. Tiêu chí cao hướng đến hai nhu cầu: Sàn cao, nền cao để đón gió mát. Tiêu chí rộng hướng đến cửa rộng nhưng không yêu cầu cao vừa đón được gió vừa tránh được cái nắng xiên khoai.
Ngoài yếu tố phong thủy, người Việt ở Tây Nam bộ nói chung ở Trà Vinh nói riêng chuộng hướng nhà theo hướng đông nam. Hướng này này là hướng lý tưởng vừa tránh được ánh nắng trực diện vừa tránh được mưa lùa theo hướng tây nam (mưa nồm). Tuy nhiên quyết định hướng nhà, nơi cất nhà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác cho phù hợp với hoàn cảnh sống trong quan niệm của người Việt như “Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền.
Đối với nhà ở dân gian của người bình dân, vật liệu xây dựng nhà ở là những vật liệu có sẵn ở địa phương. Đại bộ phận vùng đất Trà Vinh là vùng nước lợ, ngập mặn đây là môi trường thích hợp cho các loại cây sú, vẹt, đước, bần, tràm, dừa nước…sinh sống. Người dân ở đây đã tận dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để xây dựng cho ngôi nhà của mình. Trà Vinh lại là vùng đất ít bão tố, nhiều kênh rạch, phương tiện giao thông thủy rất quan trọng vì thế người dân phải dồn sức chăm chút cho ghe xuồng, vườn tược nên nhà ở khá tạm bợ. Một ít cây làm cột, làm kèo, một ít lá dừa nước vừa lợp mái, vừa dùng làm vách là đã có một ngôi nhà ấm cúng.
Đặc biệt, cây dừa nước – nguyên vật liệu để làm nên ngôi nhà lá, là một thứ cây rất gần gũi và thân thương đối với nông dân nơi đây. Lá cây dừa nước dùng để lợp nhà khá bền, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân.
Kết cấu nhà ở bình dân bằng khung gỗ, tre đơn giản nhưng khá chắc chắn.
Hình thức kiến trúc nhà nền đất bình dân có hai loại là nhà chôn cột và nhà kê tán.
Nhà chôn cột ít tốn kém, chỉ là nền đất, cột tre, gỗ cây mù u, tràm, đước,…
Tuy nhiên đối với nhà chôn cột bằng chất liệu gỗ trong địa hình thường xuyên ngập nước nên chóng mục và dễ bị mối mọt. Nhà chôn cột thường là nhà ở của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc những là căn chòi lá giữa đồng để che mưa che
48
nắng cho người nông dân nghỉ ngơi trong công việc đồng án mệt nhọc. Nhà chôn cột cất theo kết cấu nhà cột giữa (nhà nọc ngựa hay còn gọi là rội).
Nhà kê tán thường là nhà xuyên trính (nhà rường), cột nhà được kê trên những tảng đá xanh để tránh ngập nước và mối, mọt. Cột nhà thường được làm bằng gỗ mù u, keo lá tràm, khá hơn có thể dùng các loại gỗ đắt tiền như thao lao (bằng lăng) hoặc căm xe có nguồn gốc từ miền Đông Nam Bộ. Nhà kê tán ở Trà Vinh có hai loại là nhà cột giữa và nhà xuyên trính.
Nhà cột giữa có một hàng cột cái còn gọi là cột hàng nhất (gồm 4 cột cái) chia đôi không gian nhà theo chiều dọc. Hàng cột cái này được nối kết nhau bằng một cây “đòn chạy” xiên luồn qua 4 lỗ mộng của 4 cột. Bốn cột cái chống thẳng trực tiếp lên đòn dông. Ngoài hàng cột nhất còn có hai hàng cột nhì và hai hàng cột ba ở phía trước và phía sau hàng cột nhất. Như vậy đối với nhà cột giữa tổng cộng có đến năm hàng cột chính và gồm hai mươi cột, đôi khi người ta còn nối thêm một hàng cột hiên ở phía trước. Nhược điểm của nhà này là vị trí các cột giữa choáng không gian trung tâm nhà gây bất tiện trong việc bố trí nội thất. Với kết cấu như vậy bộ khung này sẽ tương đối yếu nếu chịu tác động của gió theo lực ngang. Ưu điểm của bộ khung nhà này khá đơn giản, dễ thi công và tương đối chắc chắn thích hợp với trình độ kỹ thuật thời xa xưa.
Nhà xuyên trính có hai hàng cột cái (cột hàng nhất) bố trí phía trước và phía sau đòn dông tạo một khoảng trống không gian giữa nhà theo chiều dọc và chiều ngang, kế đến hai hàng cột hàng nhì và hai hàng ba phía trước, phía sau và thông thường có hàng cột hiên trước nhà. Như vậy nhà xuyên trính có sáu hàng cột chính và một hàng cột hiên. Từng cặp cột cái tiền, hậu được nối liền với nhau bằng một đoạn gỗ xiên ngang gọi là trính, các cột cái hàng trước cũng như các cột cái hàng sau nối nhau bằng những đoạn gỗ gọi là xuyên qua các lỗ mộng và được khóa chặt bằng các niêm gỗ. Một trụ gỗ được gắn ở mặt trên giữa cây trính và chống thẳng lên tới điểm giao nhau của hai đoạn kèo cuối (giống như đường cao của tam giác cân) ngay dưới đoạn đòn dông được gọi là cây đội (cây chổng). Cây đội thường có hình dáng như một cái hồ lô rượu hay hình dáng cái chày và được đặt trên một cái đế gỗ
49
hay còn gọi là cái cối. Kết cấu xuyên trính làm cho bộ khung nhà cứng cáp, chắc chắn và tạo không gian giữa nhà rộng thoáng. Nhưng kết cấu này rõ ràng đòi hỏi một kỹ thuật thi công phức tạp tinh vi, dụng cụ tốt, một đội thợ có tay nghề cao.
Nhà chữ đinh là kiểu nhà phổ biến nhất ở Trà Vinh. Nhà chữ đinh bao gồm một nhà trên và một nhà dưới. Đặc điểm phân bố nhà chữ đinh gồm một căn ngang và một căn dọc liền vách (nhà trên là căn ngang, nhà dưới là căn dọc) vì vậy hai đòn đông giữa nhà trên và nhà dưới xếp thẳng theo góc vuông tạo hình chữ “T”. Gọi là nhà chữ đinh vì hình dạng bố trí ngôi nhà giống hình chữ đinh “J” của Hán tự.
Ngoài ra còn có một biến thể của nhà chữ đinh không liền vách, giữa nhà trên và nhà dưới nối nhau bằng hành lang có mái che gọi là nhà cầu. Giữa nhà trên và nhà dưới có một khoảng sân trống dùng để một hàng lu trữ nước mưa để sử dụng trong sinh hoạt. Nhà chữ đinh được xây bằng gạch, lợp ngói, hoặc tôn. Có khi được xây cất bằng gỗ, lợp lá, vách ván, hoặc bằng lá dừa nước.
Nhà chữ đinh rộng rãi, thoáng mát nên tiện bố trí bàn ghế khi có đám tiệc.
Nhà chữ đinh thường có dãy hàng ba phía trước, nên nắng không bị chói, mưa không tạt vào bên trong. Thông thường, nhà trên được xây cất với kích thước to hơn và vật liệu tốt hơn nhà dưới, vì nhà trên được quan niệm quan trọng hơn, có chức năng là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên, nơi dành để tiếp khách quý. Nhà dưới dùng để cho việc sinh hoạt trong gia đình. Một căn nhà chữ đinh theo kiểu xưa là ba gian hai chái, còn hiện nay nó được xây dựng phổ biến là ba gian không có chái hiên. Bên trong nhà trên thường được bố trí bàn thờ đặt ở gian giữa và các gian hai bên. Trước bàn thờ, bên phải và bên trái là nơi đặt đi-văng hoặc một bộ phản gỗ (bộ ván ngựa).
Trước bàn thờ gian giữa là nơi đặt chiếc bàn có chân hình chữ U, với hai hàng ghế hai bên. Nếu nhà khá giả thì có thêm tủ búp-phê (tủ chè) đựng ly, tách, chén và trưng bày các vật dụng thẩm mỹ khác. Nhà chữ đinh là loại nhà phổ biến của tầng lớp trung nông ở các huyện Càng Long, Cầu Kè - Trà Vinh.
Nhà nối đọi, kiểu nhà này cũng phổ biến nhất là ở huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành nơi có số đông đồng bào Khmer sinh sống. Nó còn được gọi là nhà xếp đọi, nhà chữ nhị “=” (theo Hán tự). Đây là loại nhà gồm hai căn ba gian nối
50
tiếp song song nhau; nhà trước gọi là nhà trên, nhà sau gọi là nhà dưới, hai đòn dông nhà trên và nhà dươi song song nhau và có cùng chiều dài. Giữa hai nhà có máng xối để hứng nước mưa.
Thông thường, chiều sâu nhà dưới hẹp hơn nhà trên, muốn vào nhà dưới thì phải đi qua cửa nhà trên. Nhà nối đọi có sân trong là kiểu nhà mà phần nhà dưới được tách cách nhà trên độ ba, bốn mét nối với nhau bằng một nhà cầu. Sân trong vừa để lấy ánh sáng cho nhà dưới, vừa là chỗ để dãy lu chứa nước mưa. Mặt sân thường được lát gạch tàu và thấp hơn mặt sàn nhà trên, nhà dưới khoảng 30 - 40 cm để tránh nước nước mưa tràn vào. Ngoài ra còn có một biến thể của nhà nối đọi đó là nhà nối đọi nối dài phần chiều ngang của nhà dưới (chiều ngang nhà dưới dài hơn phần chiều ngang của nhà trên tạo thành hình chữ “L”, nhưng chiều dọc lại ngắn hớn nhà trên). Ở phần ló ra của nhà dưới người ta trổ cửa sổ hoặc cửa cái để lấy ánh sáng cho nhà dưới. Nếu ở đây trổ cửa cái thì từ cửa đó sẽ có một lối đi riêng dọc theo hông nhà trên ra thẳng cửa ngõ. Nhà nối đọi cất theo kiểu này rất tiện lợi cho việc vào nhà dưới mà không phải vào nhà trên, nhất là việc làm chỗ để xe gắn máy, kho chứa, nông cụ, nông cụ, bếp núc, nhà ăn,… vừa giữ được vệ sinh và sự tôn nghiêm nơi thờ tổ tiên ở nhà trên.
Mặt bằng bố cục nhà ở dân gian của người Việt ở Trà Vinh thể hiện ở tính cộng đồng. Mọi sinh hoạt chung đều tập vào một nhà nên người Việt ít chia ra nhiều phòng nhỏ như người phương Tây. Nhà trên là nơi thờ cúng gia tiên thường gọi là thờ cửu huyền thất tổ, Đối với gia đình khá giả, thì mỗi gian đều có tủ thờ, bàn độc, trên vách, cột đều có hoành phi câu đối phủ vàng, tranh... trên đầu tủ thờ bày trí đồ thờ tự quý giá, như lư đồng, chân đèn, bộ chò, bát hương... trước bàn thờ ở gian giữa là bộ trường kỷ, đầu ngoài trường kỷ là bộ ghế nghi, trên đó có mấy chiếc bình cổ hay vài cổ vật quý giá khác. Hai bên trường kỷ là hai bộ đi-văng hoặc hai bộ ngựa (phản) bằng gỗ quý, trước bộ phản là bàn tròn. Nhà trên là nơi tiếp khách và cũng là nơi nghỉ ngơi của các thành viên nam giới trong gia đình. Nhà trên luôn luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc của toàn bộ ngôi nhà. Cũng vì tầm quan trọng của nhà trên như vậy, nên chủ nhà tập trung tài lực vào việc xây
51
dựng cũng như việc trang trí cho ngôi nhà trên. Nhà dưới là nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình như nấu nướng, cơm nước và đồng thời cũng là nơi chứa nông sản và nông cụ.
Với những gia đình khá giả, ngôi nhà truyền thống, thường thì tam, tứ đại đồng đường. Ngôi nhà được xây dựng rất bề thế, vững chãi, công phu có thể tồn tại vững chắc trên một trăm năm và được truyền từ đời này sang đời khác. Đặc biệt trong các ngôi nhà cổ ở Trà Vinh còn lưu giữ lại những tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa với những hình ảnh của nhành mai, trái đào, trái lựu, chim, sóc, rồng, phượng, sư tử,…trên các đầu kèo, xuyên, trính, trướng liễn, hoành phi, trang thờ,… nghệ thuật điêu khắc đã nhập hồn vào những chi tiết kiến trúc, góp phần quyết định cho vẻ đẹp của không gian tôn nghiêm nhà trên. Vì vậy nhiều nhà cổ không chỉ đơn thuần là nơi ở và sinh hoạt hàng ngày mà còn là những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, xứng đáng để được thưởng ngoạn.
Với gia đình có nếp sống trung bình, gian giữa là nơi đặt bàn thờ, phía trước là bộ ghế dài, hai bên là bộ ván ngựa, thường làm nơi ngủ cho người già (đàn ông).
Phía trước hàng ba đặt bàn tròn là nơi tiếp khách uống trà hàng ngày của gia chủ.
Phía sau bàn thờ là buồng, nơi để đồ đạc có giá trị.
Với gia đình nghèo, nhà một gian một chái, đồ đạc bày biện đơn giản; một bộ ván ngựa, một cái bàn gỗ tạp với vài chiếc ghế đẩu, vừa là nơi ăn cơm, tiếp khách, một tủ nhỏ đựng thức ăn, bếp núc, cùng với lu hủ đựng mắm muối... và một cái võng ở góc nhà. Trong gia đình khá giả, nhà dưới được ngăn thành nhiều buồng làm chỗ ngủ, sinh hoạt cho đàn bà, con gái. Bàn ăn, bàn ngủ với tủ chứa ly tách, chén bát (đồ kiểu, đồ sứ). Bếp ở đây không phải là cà ràng, ông táo (ông đầu rao) để trệt trên nền nhà như nhà nghèo, mà đặt trên nền cao vừa tầm nấu nướng, có nơi máng nồi đồng, chảo...”
Việc dựng nhà đối với ngườiViệt là một trong ba việc hệ trọng nhất của đời người (dựng nhà, cưới vợ, tậu trâu) nên việc làm một ngôi nhà hết sức được người Việt quan tâm. Bắt đầu từ mời thầy địa lý xem hướng đất, xem ngày lành tháng tốt,
52
so tuổi, đến việc chọn các vật liệu có tính bền vững để làm nhà. Vì vậy, có thể nói ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức và tín ngưỡng. Ở Trà Vinh các nguyên vật liệu để xây dựng một ngôi nhà có giá trị thẩm và trường tồn thường không có sẵn ở địa phương mà phải mua từ nơi khác như Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận,… thậm chí có khi phải sang Nam Vang (Phnông Pênh - Campuchia) và nhập khẩu từ các nước khác chủ yếu là Trung Quốc và Pháp.
Nhìn chung, Nhà ở của người dân gian truyền thống của người Việt ở Trà Vinh xưa khá phong phú và đa dạng. Ngôi nhà vừa là nơi để ở vừa là nơi để thờ cúng gia tiên, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng thời ngôi nhà còn thể hiện được tính đoàn kết trong cộng đồng, tính hiếu khách của người Nam bộ qua việc cổng rào luôn rộng mở để đón khách và không có lũy tre làng bao bọc như các vùng miền khác.
Những nếp nhà dân gian truyền thống đã gắn bó với cư dân Việt xứ này từ rất lâu đời và nhất là những căn nhà lá ba gian hết sức quen thuộc, gần gũi, đơn sơ, mộc mạc và giản dị như chính con người ở xứ này, nó một ký ức không thể phai nhòa trong tâm trí của những người con xa xứ.
Kiên trúc đình chùa của người Việt ở Trà Vinh
Địa hình vùng đất Trà Vinh là vùng ngập mặn cho nên các loại danh mộc hầu như không có vì vậy gỗ dùng cho đình chùa ở Trà Vinh được mua về chủ yếu từ miền Đông Nam Bộ, chi phí vận chuyển xa nên giá thành cao. Trong buổi đầu khai hoang mở đất còn rất khó khăn nên việc gia công chăm chút và chạm trổ không được chú ý đến. Thứ đến Nam bộ là vùng đất ít bão tố nên bộ khung sườn gỗ dùng trong kiến trúc đình chùa ở đây cũng thanh mảnh hơn so với Bắc Bộ.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử quần thể kiến trúc đình ở Trà Vinh đã mai một rất nhiều, thứ đến hình thức sinh hoạt cộng đồng đã có nhiều hình thức khác thay thế cho nên đến nay đình ở Trà Vinh còn sót không nhiều.
Đình ở Trà Vinh mang hình thức kiến trúc chung của mái đình ở Nam Bộ.
Nhưng quần thể kiến trúc đình ở Trà Vinh cũng không bề thế như ở các tỉnh thành khác. Kiến trúc đình gồm nhiều nhà vuông có 4 cột cái rất to. Nhà vuông là một loại